TPHCM: Chiến lược dập dịch Covid-19 khi giãn cách xã hội toàn thành phố
Thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn thành phố là cơ hội để ngành y tế không chế và đẩy lùi dịch Covid-19, các giải pháp chiến lược đã sẵn sàng cho “cuộc chiến”.
Số ca mắc Covid-19 đang tăng nhanh
Tính hết ngày 7/7, trên địa bàn TPHCM có 8.470 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố. Đặc biệt, hơn một tuần qua trung bình mỗi ngày thành phố phát hiện 500 – 600 trường hợp nhiễm mới.
Số ca bệnh trong cộng đồng tăng nhanh hàng ngày, nhất là các trường hợp có triệu chứng đi khám tại cơ sở y tế, điều đó cho thấy tác nhân gây bệnh có khả năng hiện diện khắp nơi trong thành phố.
Số ca bệnh vẫn đang tăng nhanh bất chấp nỗ lực phòng chống của ngành y tế (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Trước tình hình trên, phương án giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 15 ngày (kể từ ngày 9/7) sẽ được thực thi với mục tiêu chặn đứng các chuỗi lây nhiễm, đưa thành phố trở lại giai đoạn bình thường mới để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế xã hội. Ngành y tế đã có những phương án với kỳ vọng sẽ sớm khống chế được dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách.
Tận dụng ưu điểm của xét nghiệm nhanh kháng nguyên
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM thời gian 15 ngày giãn cách xã hội sắp tới, công tác điều tra, truy vết khoanh vùng dập dịch vẫn là mũi tấn công quan trọng để cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Hoạt động này đã được tổ chức lại theo hướng tăng cường nhân sự phụ trách điều tra, truy vết tại các quận huyện.
Toàn thành phố sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 bắt đầu từ ngày 9/7 (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Ngành y tế sẽ thực hiện điều tra nhanh các mốc dịch tễ của F0, nhanh chóng lập danh sách, truy vết các F1, chuyển cách ly tập trung F1 thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm mẫu đơn RT-PCR. Phương pháp xét nghiệm kháng nguyên nhanh sẽ cho kết quả trong vòng 30 phút, tạo điều kiện thuận lợi cho những quyết định can thiệp nhanh không cần chờ kết quả xét nghiệm PCR như trước đây.
Phương pháp test nhanh sẽ đi đầu để tận dụng ưu điểm phát hiện sớm ca bệnh chỉ điểm (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Ở khu vực phong tỏa, khu vực đánh giá có khả năng lây nhiễm cao liên quan đến bệnh nhân, xét nghiệm kháng nguyên nhanh sẽ được triển khai bên cạnh xét nghiệm RT-PCR. Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện nhanh các trường hợp nghi nhiễm và xử lý nhanh trường hợp nghi nhiễm, hạn chế tiếp tục lây nhiễm cho những người xung quanh.
Xét nghiệm tầm soát có trọng tâm, phù hợp với năng lực xét nghiệm
Qua thông tin điều tra, truy vết, ngành y tế thành phố sẽ lập bản đồ dịch tễ các ổ dịch, phân loại vùng nguy cơ tại các địa bàn quận, huyện để lên phương án tổ chức việc lấy mẫu xét nghiệm tầm soát đúng trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí.
Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm có sự cân đối số lượng xét nghiệm để phù hợp với tổng công suất xét nghiệm của các phòng xét nghiệm, đảm bảo việc trả kết quả nhanh, chính xác.
Người dân cần bình tĩnh thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội và chủ động bảo vệ sức khỏe (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Video đang HOT
Ngành y tế sẽ ưu tiên thời gian trả kết quả của các F1, mẫu trong khu cách ly, khu phong tỏa theo đúng quy định để phục vụ cho công tác khoanh vùng, dập dịch, đánh giá nguy cơ. Theo Sở Y tế, hiện nay khả năng lấy mẫu của thành phố là 1,3 triệu mẫu/ngày. Công suất xét nghiệm là 400.000 mẫu/ngày.
TPHCM đang phối hợp với doanh nghiệp để tăng cường thêm năng suất xét nghiệm với mục tiêu 1 triệu mẫu mỗi ngày trong thời gian tới. Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm phải đảm bảo giãn cách khi thực hiện.
Nâng khả năng cách ly lên 30.000 giường, điều trị 20.000 giường
Hiện thành phố đang từng bước mở rộng khu cách ly tập trung với công suất 30.000 giường, thực hiện các phương án cách ly theo quy định để hạn chế lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung. Ngành y tế thành phố đã đề xuất cách ly tập trung F1 trong vòng 14 ngày và theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày tiếp theo.
TPHCM đang chủ động nâng cao số giường bệnh phục vụ cách ly và điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bên cạnh đó, giải pháp cách ly F1 tại nhà theo tiêu chí của Bộ Y tế và điều kiện thực tiễn nhưng phải đảm bảo việc tự cách ly này là an toàn không làm lây lan tiếp tục mầm bệnh ra cộng đồng đang được xúc tiến. Sở Thông tin Truyền thông cũng đã đề xuất các giải pháp bằng công nghệ thông tin để quản lý người thực hiện cách ly tại nhà.
Nguồn nhân lực y tế đã sẵn sàng đáp ứng cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra do dịch Covid-19.
Sở Y tế đang triển khai kế hoạch điều trị 15.000 ca bệnh theo 3 cấp gồm: không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, cấp có triệu chứng và cấp điều trị bệnh nhân nặng.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, kế hoạch điều trị 20.000 giường đã được tính đến. Hiện thành phố đã tiếp nhận và điều phối 500 bác sĩ (có 80 bác sĩ chuyên về hồi sức) và 1.500 điều dưỡng, kỹ thuật viên từ các bệnh viện trung ương, bộ, ngành đóng trên địa bàn thành phố hỗ trợ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19.
'TP.HCM đã tự tin nhưng tình hình chuyển biến quá nhanh'
Chuyên gia kinh tế cho rằng việc giãn cách theo cấp độ cao hơn ở TP.HCM là cần thiết ngay từ đầu. Nhưng suốt một tháng, thành phố đã cố gắng thỏa mãn nhiều mục tiêu khác nhau.
Trong tuần đầu tháng 7, TP.HCM chứng kiến số ca mới mắc Covid-19 tiếp tục gia tăng với tốc độ kỷ lục 400-700 ca/ngày.
Con số bệnh nhân tăng không ngừng đã khiến lãnh đạo thành phố phải quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Như thông điệp trước đó của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông nhận định việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất. Nhưng khi cần thiết và nhất là trong lúc này, tính mạng và sức khỏe của nhân dân phải trên hết, trước hết.
Thế khó của TP.HCM
Khi chính quyền TP.HCM quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 toàn thành phố, người dân đồng lòng cùng với nỗi băn khoăn: "Vì sao không áp dụng Chỉ thị này sớm hơn, ngay khi ổ dịch ở Gò Vấp bùng phát? Nếu trong tháng 6 áp dụng phong tỏa một cách quyết liệt, dịch bệnh có thể đã không kéo dài đến tháng 7".
TP.HCM đã có sự tự tin về khả năng của mình trong việc kiểm soát dịch bệnh. Sau đó tình hình chuyển biến khá nhanh. Thạc sĩ Lê Thành Nhân
Thạc sĩ Lê Thành Nhân, nghiên cứu sinh tiến sĩ, giảng viên khoa Kinh tế của Đại học Kinh tế TP.HCM, cho rằng thời gian qua TP.HCM đã áp dụng lệnh phong tỏa một cách ít cực đoan và thận trọng. Điều này có nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân đầu tiên là do TP.HCM giữ nhiệm vụ rất quan trọng của một trung tâm kinh tế. TP.HCM mà ngừng các hoạt động thì giống như người lao động chính trong gia đình phải nghỉ việc, sẽ khó khăn cho cả gia đình.
Thạc sĩ Lê Thành Nhân. Ảnh: U eh.edu.vn.
"Thành phố phải hài hòa nhiều mục tiêu khác nhau. Nếu từ đầu tháng 6, TP.HCM áp dụng biện pháp giãn cách cứng rắn nhất và ngay lập tức thì tôi nghĩ sẽ gặp rất nhiều ý kiến phản đối, trong đó có các doanh nghiệp", ông Nhân chia sẻ.
Nguyên nhân thứ 2, ông Nhân cho rằng lúc đầu TP.HCM có sự tự tin về khả năng kiểm soát dịch bệnh. Sau đó tình hình chuyển biến khá nhanh và khó kiểm soát.
Sau một tháng giãn cách theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 10 nhưng không kiểm soát được dịch bệnh, TP.HCM nhận được sự hỗ trợ từ Trung ương. Đây là cơ sở để chính quyền hành động quyết đoán hơn so với trước đó.
"Khi TP.HCM áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16, 15 ngày tới là thời gian quan trọng, người dân rất kỳ vọng vào hành động của chính quyền TP", ông Nhân nói.
Chuẩn bị tâm thế
Suốt một tháng cố gắng không áp dụng Chỉ thị 16 toàn thành phố để giảm thiệt hại cho nền kinh tế, rốt cuộc lãnh đạo TP.HCM vẫn không tránh được quyết định khó khăn này.
Với một quyết định cứng rắn nhằm ưu tiên bảo vệ sức khỏe cho người dân, giờ là lúc thành phố phải ước lượng xem kinh tế sẽ bị ảnh hưởng thế nào.
"Tôi tin đa số (90%) người dân TP.HCM vẫn ổn khi thực hiện lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân có điều kiện sống thấp nhất trong xã hội sẽ gặp khó khăn. Vấn đề là nhóm 10% này sẽ tiếp cận được những nguồn lực hỗ trợ như thế nào. Đó là vấn đề mà trước mắt chính quyền nên quan tâm", thạc sĩ Lê Thành Nhân chia sẻ.
Người thu nhập thấp xếp hàng chờ phát cơm từ thiện trong đợt dịch Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: Ngọc Tân.
Ông Nhân đánh giá cao thông điệp của Chính phủ với mong muốn mọi người thông cảm, đồng lòng chống dịch nếu phải phong tỏa diện rộng. "Các doanh nghiệp ở TP.HCM sẽ đồng lòng, ủng hộ Chính phủ, và họ phải tính toán việc cắt giảm quy mô sản xuất, cố vượt qua khó khăn 1-2 tuần", chuyên gia kinh tế vi mô nhận định.
Ảnh hưởng Covid-19 tới TP.HCM sẽ từ từ lan rộng đến cả những tỉnh không có dịch. TS Châu Thanh Vũ
Trao đổi với Zing , tiến sĩ kinh tế Châu Thanh Vũ, Đại học Harvard (Mỹ), nhận định người dân TP.HCM vừa là nhà cung ứng sản phẩm, vừa là người tiêu thụ của nền kinh tế các tỉnh khác. Do đó, ảnh hưởng Covid-19 tới TP.HCM sẽ từ từ lan rộng đến cả những tỉnh không có dịch.
Ngoài ra, TP.HCM là nguồn đóng góp cho ngân sách rất lớn. Việc thành phố bị ảnh hưởng về lâu dài làm giảm ngân sách quốc gia, ảnh hưởng đến các tỉnh thành vốn dựa vào sự phân bổ ngân sách Trung ương.
TS Châu Thanh Vũ cho rằng biện pháp giãn cách xã hội rõ ràng sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế. Theo đó, người dân chủ động ở nhà sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường, đặc biệt là ở các nhóm ngành dịch vụ.
Tiến sĩ kinh tế Châu Thanh Vũ. Ảnh: NVCC.
Khi thu nhập của người lao động và chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng, họ sẽ cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng và đầu tư của các nhóm ngành khác.
Điều này khiến cú sốc kinh tế do Covid-19 lan rộng ra các ngành khác trong nền kinh tế. Thực tế, trong nền kinh tế, chi tiêu của nhóm người này là nguồn thu nhập của nhóm người khác.
Về mặt tài chính, nếu nhiều doanh nghiệp phá sản, hệ thống ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng vì nợ xấu, ảnh hưởng đến nguồn cung tín dụng trong thời gian mà doanh nghiệp cần vay nợ nhất.
Nếu không đủ tiền trả lương cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng, tiền lãi suất, các doanh nghiệp sẽ buộc phải đóng cửa và phá sản. Việc xây dựng lại các mối quan hệ kinh tế (ví dụ như tìm lại ngân hàng sẵn sàng cho vay vốn khởi nghiệp, hay người lao động tìm lại công việc phù hợp) có thể mất thời gian dài.
Giải pháp giảm thiểu tác động
Chuyên gia kinh tế Châu Thanh Vũ nhận định chính quyền TP.HCM và Chính phủ có thể áp dụng thêm một số chính sách để giảm tác động của dịch bệnh đến người dân, doanh nghiệp.
Thứ nhất, cần tăng bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là đảm bảo thu nhập xuyên suốt thời gian nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19, chứ không phải hỗ trợ một lần như hiện nay theo Nghị quyết 68/NQ-CP.
Thứ 2, Chính phủ cần hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tránh phá sản bằng nguồn vốn phi lợi nhuận. Số tiền hỗ trợ nên được dành cho các mục đích trả lương người lao động, trả tiền thuê mặt bằng và trả lãi nợ ngân hàng.
"Hiện nay, chỉ mới có chính sách cho vay với lãi suất thấp (hoặc 0%) để doanh nghiệp trả cho người lao động bị dừng việc. Chính phủ nên mở rộng các khoản cho vay ưu đãi này", ông Vũ nêu ý kiến.
Nhiều cửa hàng dịch vụ tại TP.HCM phải đóng cửa vì ảnh hưởng dịch bệnh. Ảnh: Chí Hùng.
Tuy nhiên, việc Chính phủ cho vay chỉ giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về thanh khoản (có tiền để chi tiêu hiện tại). Nếu dự kiến tác động Covid-19 kéo dài, doanh nghiệp có khả năng vẫn muốn đóng cửa và sa thải người lao động.
Cần tăng bảo hiểm thất nghiệp chứ không phải hỗ trợ một lần như hiện nay. TS Châu Thanh Vũ
Do đó, TS Châu Thanh Vũ cho rằng Chính phủ nên cân nhắc hỗ trợ không hoàn lại, đặc biệt là những nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19, thay vì cho vay.
Bên cạnh chính sách hỗ trợ tài chính, việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công để tạo thêm công việc trong lĩnh vực xây dựng cũng đang được Chính phủ coi trọng. Trong một cuộc khủng hoảng kinh tế mà đầu tư tư nhân giảm mạnh thì Nhà nước cần dùng đầu tư công để bù đắp vào tổng cầu của thị trường.
Tuy nhiên, TS Châu Thanh Vũ cho rằng việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công có thể không phải là chính sách phù hợp nhất lúc này. Ông nhận định việc giải ngân một dự án hạ tầng sẽ không tốt bằng trực tiếp dùng số tiền đó để hỗ trợ doanh nghiệp tại TP.HCM.
"Điều này cũng nói lên việc Chính phủ nên cân nhắc giảm tỷ lệ đóng góp ngân sách Trung ương của TP.HCM trong thời gian dịch bệnh", chuyên gia của Đại học Harvard chia sẻ.
Chuẩn bị gì cho nền kinh tế hậu đại dịch?
Một cách tự nhiên thì người lao động sẽ muốn kiếm các ngành nghề khác khi ngành nghề hiện tại của họ bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Nhìn chung thì việc chuyển nghề này sẽ là tạm thời, và tôi dự kiến phần lớn mọi người quay lại công việc cũ khi Covid-19 kết thúc.
Tuy nhiên, cũng phải nói Covid là một cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ví dụ như ngành giáo dục lúc đầu bị "ép buộc" phải chuyển sang dạy học online do dịch, nhưng giờ lại phát hiện ra những lợi ích của việc học từ xa.
Các doanh nghiệp cũng nhận thấy lợi ích của việc không đòi hỏi nhân viên phải đi làm tại trụ sở 5 ngày mỗi tuần, mà có thể để nhân viên làm ở nhà (work from home).
Cũng như các cuộc khủng hoảng khác, Covid-19 có thể sẽ đào thải vĩnh viễn những doanh nghiệp, ngành nghề với công nghệ cũ, thiếu cạnh tranh. Hiện giờ còn quá sớm để tuyên bố ngành nào sẽ "hot" trong nền kinh tế hậu Covid-19, nhưng có thể hình dung đó là các nhóm ngành có thể số hoá, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp của con người. TS Châu Thanh Vũ
Xe chở hàng, xe đưa rước công nhân ra vào TP.HCM thế nào khi thực hiện chỉ thị 16? Tối 7-7, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có phương án tổ chức giao thông cho các phương tiện lưu thông trong vùng Đông Nam Bộ trong thời gian TP.HCM giãn cách xã hội từ 0h ngày 9-7. Xe chở hàng hóa, xe đưa rước sẽ được cấp mã QR - Ảnh: THU DUNG Theo đó, các xe tải phục vụ vận...