TP.HCM: Chi tiền tỷ dỡ thuỷ đài ‘khủng’ tránh gây nguy hiểm cho dân
Thủy đài với mảng bê tông khổng lồ mang hình chiếc phễu nằm cạnh khu dân cư đông người. Sắp tới đây 7 thủy đài sẽ được tháo dỡ theo chủ trương của UBND TP.HCM. Người dân lo ngại việc này có thể gây nguy hiểm đến họ, tuy nhiên cơ quan chức năng đang tính toán các phương án an toàn.
Ngày 12.6, trao đổi với Dân Việt, ông Trần Quang Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty cấp nước Sài Gòn ( Sawaco) cho biết, UBND TP.HCM vừa mới giao cho Sawaco tháo dỡ 7 thủy đài trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Sawaco được giao công việc này, để đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho người dân, phương án tháo dỡ sẽ được trình lên Sở GTVT và Sở Xây dựng để thẩm tra.
Thủy đài trên đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận sát nách nhà dân. Ảnh: T.Tuấn
Theo ông Minh, phương án nổ mìn để tháo dỡ nhanh chóng không được tính tới vì lo ngại ảnh hưởng người dân sống xung quanh, các công trình lân cận. Thay vào đó, đơn vị thi công sẽ cho khoảng 20 công nhân leo lên đỉnh “đốn hạ” từng phần của thủy đài.
Dự kiến phải mất tới gần 3 tháng mới tháo dỡ xong một thủy đài. Công nhân chủ yếu dùng búa, khoan cắt từng mảng bê tông rồi hạ xuống phía bên trong trụ thủy đài. Ước tính chi phí phá dỡ một thủy đài gần 500 triệu đồng, tùy từng cái lớn nhỏ.
Lường trước việc tháo dỡ sẽ gặp khó khăn, UBND TP.HCM yêu cầu làm thí điểm trước một cái, sau khi thấy khả thi, rút kinh nghiệm thì tiếp tục với các thủy đài còn lại. Sawaco và đơn vị thi công dự tính tháo chiếc thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh đầu tiên.
Video đang HOT
Phá bỏ cả mảng bê tông khổng lồ này phải mất gần 3 tháng. Ảnh: T.Tuấn
“Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 8 thủy đài, công ty cấp nước Sài Gòn xin UBND cho giữ lại duy nhất một thủy đài được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Thủy đài này được xây vào những năm 1930, có kiến trúc vững chắc, là hình ảnh quen thuộc trong tâm trí của người dân Sài Gòn”, ông Minh nói.
Thủy đài từ thời Pháp thuộc được giữ lại làm biểu tượng. Ảnh: T.Tuấn
Sau khi “đốn hạ” thủy đài xong, phần diện tích đất trống được dùng để xây dựng trạm bơm tăng áp, nhằm tăng áp lực nước cho khu dân cư và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Theo tìm hiểu, 7 thủy đài bị phá được xây dựng từ những năm trước 1975. Qua thời gian, các thủy đài có biểu hiện xuống cấp, người dân lo mảng bê tông sẽ đổ ập xuống nhà của họ.
Công ty cấp nước Sài Gòn trước đây cũng từng có ý định cải tạo, sửa chữa lại các thủy đài để chứa nước. Tuy nhiên, chuyên gia khảo sát thấy kết cấu thủy đài không bền vững, “dự án” không thực hiện.
Theo Danviet
Không có chuyện UBND TP.HCM chỉ đạo vụ đường ống Trung Quốc?
Lãnh đạo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) cho biết thông tin "tố" đơn vị này dùng ống cấp nước nguy hại từ Trung Quốc là không có cơ sở, đồng thời chưa nhận được bất cứ chỉ đạo nào từ UBND TP.HCM.
Trao đổi với Dân Việt chiều 24.5, đại diện Sawaco bác thông tin UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở GTVT, Sở Y tế TP.HCM cùng Sawaco làm rõ việc sử dụng các loại ống gang nguồn gốc từ Trung Quốc đe dọa đến chất lượng nước sạch, theo đơn thư của ông Trương Văn Hải (nguyên cán bộ Sawaco) được một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải mấy ngày qua. Sawaco khẳng định thông tin tố đơn vị này sử dụng đường ống Trung Quốc nguy hại là không có cơ sở bởi từ trước đến nay tại đơn vị này không có cán bộ, công nhân viên tên Trương Văn Hải từng làm việc.
Sawaco khẳng định việc sử dụng đường ống cấp nước từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất ít
Về trường hợp sử dụng đường ống cấp nước có xuất xứ từ Trung Quốc, Sawaco khẳng định khối lượng ống gang từ các công ty Trung Quốc chiếm tỷ trọng gần 5% trên toàn mạng lưới cấp nước do Sawaco quản lý. Mạng lưới cấp nước của Sawaco có tổng chiều dài đường ống khoảng 7.700km và có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như: Việt Nam, Mỹ, Nhật, Úc, Pháp, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc...
Việc nghiệm thu ống gang tại Sawaco dựa trên các tiêu chuẩn: ISO 2531 (TCVN 10177:2013), ISO 4179 (TCVN 10178:2013) và ISO 8179. Đây là tiêu chuẩn ống gang được tất cả các nước trên thế giới áp dụng. Đường ống phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế thì mới được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Nguồn gốc của các đường ống cũng được đơn vị này kiểm tra rất kỹ từ kiểm tra ngoại quan hàng hóa; các thông số kỹ thuật của hàng hóa; áp lực đường ống và cắt mẫu theo quy định để kiểm định (thường do Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thực hiện).
Các công nhân đang lắp đặt đồng hồ nước cho người dân
Đại diện Sawaco cho biết thêm, sau khi lắp đặt, đường ống phải được làm sạch vệ sinh, súc xả sạch, khử trùng bằng dung dịch Chlorine, sau đó lấy mẫu kiểm tra lượng Chlorine dư, kiểm nghiệm các thành phần hóa học theo đúng quy định. Việc lấy mẫu và kiểm tra được thực hiện bởi đơn vị độc lập có chức năng như Trung Tâm y tế dự phòng thành phố, Viện y tế công cộng TP.HCM... Đường ống chỉ được đưa vào vận hành khi đáp ứng tất cả các điều kiện kiểm tra nêu trên.
Trươc đo, môt sô phương tiên thông tin đai chung đưa tin ông Trương Văn Hai, nguyên la can bô cua Sawaco co văn ban gưi Thanh uy, UBND TP.HCM cho răng Sawaco sư dung đương ông câp nươc Trung Quôc. Đương ông nay co kha năng gây anh hương đên chât lương nươc. Điêu đang lo ngai la chât liêu lam đương ông gang deo nay co nguôn gôc tư phê phâm, san phâm bom min va vu khi hêt han sư dung. Trươc thông tin nay, UBND TP.HCM đa chi đao cac cơ quan chưc năng lam ro viêc sư dung đương ông nay co anh hương đên chât lương nươc hay không.
Theo Danviet
Ông Đinh La Thăng yêu cầu giảm giá nước sạch ở TP HCM Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, tỷ lê thât thoat nươc gân 30% la qua nhiều, tinh phân nay vao gia nươc buộc ngươi dân phai tra tiên cao hơn la "không thê châp nhân". Làm việc với Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) sáng 11/2, nghe báo cáo tỷ lệ thất thoát nước tại TP HCM hơn 28%, Bi...