TPHCM: Chỉ số tia UV đạt mức cao, người dân cần làm gì?
Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt là chỉ số tia UV (tia cực tím) cao sẽ gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
TPHCM: Chỉ số tia UV đạt mức cao, người dân cần làm gì?. Ảnh: Hữu Huy
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chỉ số tia cực tím (UV) ngày 7.9 ở mức 9 vào thời điểm 12 giờ trưa. Đây là chỉ số UV được cảnh báo là nguy cơ gây hại rất cao, người dân cần hạn chế ra ngoài vào buổi trưa.
Theo dự báo, hai ngày tiếp theo 8.9 và 9.9 chỉ số UV tại TPHCM sẽ đạt đến mức 9 và 8.
Được biết, chỉ số tia UV từ 6 đến dưới 8 được cảnh báo là nguy cơ gây hại cao, từ 8-10 nguy cơ gây hại rất cao.
Chỉ số tia cực tím được cảnh báo là nguy cơ gây hại rất cao. Ảnh: Hữu Huy
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV dao động từ 0-2 được xem là thấp, từ 8-10 là rất cao, có thể gây bỏng da trong 25 phút tiếp xúc. Chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.
BSCK2. Nguyễn Thị Thanh Thùy – Trưởng Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cảnh báo, những người tiếp xúc quá mức với ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, da bị bỏng, khô, sạm, tạo nếp nhăn, lão hóa nhanh. Nếu tiếp xúc kéo dài, tích lũy có thể gây ung thư da.
Video đang HOT
Vì vậy, người dân cần đảm bảo chế độ bù đủ nước, uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Thời tiết nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi, da không được cấp ẩm thường xuyên là nguyên nhân khiến da xấu đi. “Một lưu ý khác là thời tiết oi bức, nhiệt độ cao khiến nhiều người khó chịu nên liên tục tắm. Điều này là không nên bởi tắm nhiều khiến da khô. Chỉ nên tắm 1-2 lần/ngày, hạn chế tắm nước quá lạnh hay nóng làm hại làn da” – BS. Thuỳ nói.
Ánh nắng mặt trời có thể gây kích thích các hắc tố melanin dưới da tăng cao, khiến da bị sạm đen và lão hóa trầm trọng. Tốt hơn hết, bạn nên dùng kem chống nắng đúng cách, kết hợp cùng việc đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng để bảo vệ làn da.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da khỏi những tác hại xấu từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời như lão hóa, đen sạm, rám, tàn nhang, ung thư da. Điều lưu ý là dùng kem chống nắng hàng ngày buộc phải tẩy trang đúng cách, nếu chỉ rửa mặt sẽ không làm sạch được da.
Bí quyết để không mất sức khi chạy bộ trong mùa hè nóng nực
Sự nóng nực của thời tiết dễ khiến bạn lười biếng chạy bộ, gián đoạn kế hoạch giữ gìn vóc dáng và rèn luyện sức khỏe. Dưới đây là một số bí quyết giúp việc chạy bộ trong mùa hè trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Việc chạy bộ trong mùa hè không hề dễ dàng. Nắng gắt có thể khiến quãng đường bạn chạy thêm khó khăn, cơ thể bị mất nước, mất nhiệt thậm chí là tử vong vì sốc nhiệt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tập chạy một cách đều đặn và an toàn, kể trong tiết trời nắng nóng nếu làm theo những bí quyết dưới đây.
1. Chạy vào sáng sớm hoặc chiều tối
Chạy bộ vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối muộn có thể giúp bạn tránh được cái nóng khắc nghiệt. Vào mùa hè trời sẽ sáng rất nhanh, vì vậy hãy dậy sớm để tận hưởng không khí trong lành, bình yên. Bên cạnh đó buổi sáng sớm vẫn còn cảm giác mát dịu từ đêm hôm trước, bạn sẽ thấy việc chạy bộ còn dễ chịu hơn cả khi ngồi trong nhà.
Nếu bạn không thể dậy sớm, nên tranh thủ chạy khi trời xẩm tối. Vào lúc này bạn có thể vừa chạy vừa được ngắm hoàng hôn mà không lo tia tử ngoại làm ảnh hưởng đến da.
2. Vỗ nước vào các điểm có mạch đập
Đây là mẹo được các vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp áp dụng. Bạn có thể mang theo một chai nước lạnh để vỗ vào các điểm có mạch đập như cổ tay, mắt cá chân, cổ khi chạy bộ trong mùa hè. Cũng giống như lý thuyết khi xịt nước hoa, đây là các điểm mà cơ thể tỏa nhiệt nhiều nhất. Khi vỗ nước bạn sẽ thấy cơ thể rất nhanh mát, giúp cơ thể thấy đỡ mệt hơn để tiếp tục quãng đường chạy bộ.
3. Chống nắng cẩn thận
Nếu bạn vẫn muốn chạy bộ khi trời nắng, hãy sử dụng các biện pháp chống nắng cẩn thận. Đầu tư mua các loại mũ, quần shorts và áo phông được may bằng chất liệu có khả năng chống tia tử ngoại. Thoa kem chống nắng với chỉ số SPF và PA đầy đủ, nên sử dụng loại kháng nước để tránh mồ hôi làm trôi lượng kem trên người.
Lưu ý chọn mũ thật rộng để có thể che nắng cho đầu và mặt. Việc này giúp bạn không bị chói mắt và có thể cảm thấy mát hơn gấp nhiều lần.
4. Mặc quần áo rộng rãi, sáng màu
Quần áo bó sát nhìn có vẻ chuyên nghiệp và năng động hơn. Nhưng khi chạy bộ trong mùa hè, hãy ưu tiên mặc những bộ đồ tập rộng rãi để khí huyết dễ lưu thông. Đồng thời chúng cũng khiến bạn cảm thấy mát mẻ hơn khi vận động và không bí mồ hôi. Trang phục sáng màu như trắng, vàng, xanh lá cây nhạt sẽ phản xạ ánh nắng mặt trời giúp dễ chịu và thoải mái hơn.
5. Uống nhiều nước hoặc đồ uống tăng lực
Trước khi chạy bộ, hãy đảm bảo uống đủ nước. Bạn cũng nên mang theo một chai nước khi chạy, hoặc mua nước uống khi nghỉ giải lao. Nếu chạy cự li dài, uống nhiều nước hoặc bổ sung bằng các loại nước có bổ sung chất điện giải sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi sau khi đã toát nhiều mồ hôi.
6. Chạy theo nhóm
Tâm lý đám đông sẽ có hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình luyện tập. Bạn sẽ có nhiều hứng thú để chạy bộ, cảm thấy vui vẻ hơn. Hãy tham gia các hoạt động phong trào như chạy bộ làm từ thiện, chạy bộ trong các lễ hội, các cuộc thi chạy việt dã... để tăng thêm hứng khởi.
7. Kết hợp đi dã ngoại
Một ngày cuối tuần đi tới các địa điểm du lịch ngoại ô cũng giúp tăng hứng khởi luyện tập. Hãy tới những nơi có bãi biển hoặc hồ nước, có rừng cây hoặc công viên nhiều bóng râm. Việc chạy bộ lúc này sẽ giống như một hoạt động thư giãn hơn là tập thể thao, bạn sẽ đỡ thấy lười biếng hơn.
Đồng thời việc được hít thở không khí trong lành sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần một cách hiệu quả.
8. Chú ý lắng nghe các dấu hiệu cơ thể
Nếu cơ thể bắt đầu thở dốc hay mệt mỏi hơn bình thường, hãy chạy chậm lại, hoặc chạy chậm hơn so với tốc độ thông thường ở quãng đường còn lại. Trong những ngày nắng nóng, cơ thể sẽ phải hoạt động nhiều hơn, tốn nhiều năng lượng hơn nên dấu hiệu này không đáng lo ngại.
Việc chạy bộ ngày hè không nên quá chú trọng vào tốc độ hay độ dài quãng đường, mà chỉ cần chạy đủ một khoảng thời gian nhất định là được. Nếu bạn thấy chóng mặt, hãy dừng lại và thở đều, tranh thủ uống nước và nghỉ ngơi một chút.
7 vấn đề sức khỏe mùa nắng nóng và cách phòng chống Thời tiết cả nước đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn không có biện pháp phòng chống. Cháy nắng: Cháy nắng, hay bỏng nắng, khiến da đỏ rộp, đau rát và chạm vào thì thấy nóng. Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ tiếp xúc với tia UV mà...