TP.HCM chi hơn 96.000 tỷ đồng chống ùn tắc, giao thông có đỡ khổ?
Bài toán nan giải mà TP.HCM đi tìm “đáp án” trong nhiều năm qua bất thành, đó là giảm ùn tắc giao thông. Với vô số giải pháp, kế sách huy động từ kỹ sư, chuyên gia, nhà nghiên cứu, viện khoa học đầu ngành về giao thông… nhiều công trình giảm thiểu ùn tắc được xây dựng. Số tiền “rải đường” mà thành phố bỏ ra không nhỏ, nhưng hiệu quả gần như dậm chân tại chỗ.
Những công trình “rùa bò”
Một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông ngày một nghiêm trọng là việc chậm tiến độ của chính các công trình được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ giảm được vấn nạn này.
Điển hình nhất, gây khó khăn cho việc lưu thông và sinh hoạt, cuộc sống của người dân là dự án các tuyến đường sắt đô thị (metro).
Dự án metro 1 thi công “ì ạch” ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân (đoạn đường Lê Lợi bị rào chắn).
Một người dân nhà ở đường Lê Lợi (ngay trước công trình metro đang bị chắn để thi công) bức xúc cho hay: “Đã nhiều năm cả dãy phố Lê Lợi bị chắn đường khiến các hộ kinh doanh không thể buôn bán gì được. Đành rằng chủ trương của nhà nước xây dựng đường sá phục vụ người dân đi lại thuận tiện, nhưng dự án thi công quá chậm khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng. Họp lên họp xuống, chúng tôi chỉ có một câu hỏi là bao giờ dự án hoàn thành để đường sá thông thoáng mà lãnh đạo khất lần từ năm nọ tới năm kia. Giờ chúng tôi cũng chán không muốn hỏi nữa”.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết: Theo quy hoạch, TP.HCM có 8 tuyến metro. Hiện 3 tuyến đã được triển khai thực hiện là tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương) và tuyến số 5 (cầu Sài Gòn – bến xe Cần Giuộc mới).
Theo kế hoạch, tuyến metro số 1 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2017, nhưng hiện tại chưa được 60% khối lượng công trình. Tuyến số 2 được phê duyệt năm 2010, dự kiến đưa vào vận hành năm 2020. Tuy nhiên thực tế rất khó để năm 2020 cả 2 tuyến cán đích. Riêng tuyến metro số 1 vừa được UBND TP đưa vào danh mục “Công trình cấp bách thực hiện hoàn thành giai đoạn 2018 – 2020″ kèm theo Quyết định 4341 về giảm ùn tắc giao thông… vừa được ban hành. Tuyến số 2 đã có văn bản báo cáo giải trình và xin chậm tiến độ hoàn thành tới năm 2024, chậm 4 năm so với kế hoạch.
Khó khăn cho tuyến metro số 5, dự kiến đưa vào khai thác năm 2025 nhưng giai đoạn 2b (từ bến xe Cần Giuộc mới đến Trường Đại học Y Dược) đến nay chưa có nhà tài trợ, chưa xác định được nguồn vốn đầu tư nên dự án vẫn còn… nằm trên giấy.
Sau mỗi cơn mưa nhiều khu dân cư, tuyến phố ngập sâu.
Bên cạnh đó, TP.HCM còn hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ. Điển hình như dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài do Tập đoàn GS E&C (Hàn Quốc) đầu tư được triển khai từ năm 2008. Theo kế hoạch dự án này phải hoàn thành năm 2012 nhưng đến nay mới đạt trên 91% phần đường và hơn 81% hào kỹ thuật.
Tuyến đường vành đai 2 có chiều dài 64km, là tuyến đường quan trọng của TP nhưng hiện vẫn còn 8km ở phía quận 9, quận Thủ Đức và 6km ở phía quận 8, huyện Bình Chánh chưa xong.
Tương tự, dự án BOT chiều dài chỉ 2,7km (nối đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương) được khởi công vào tháng 10.2015, vốn đầu tư lên đến 1.557 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 20 tháng, nhưng đã ba năm trôi qua, dự án chỉ mới triển khai thi công ở từng phân đoạn…
Có thể kể ra nhiều dự án giao thông đường bộ khác “ì ạch” tiến độ như: Dự án nâng cấp mở rộng đường Phạm Văn Bạch (quận Tân Bình, Gò Vấp) có tổng mức đầu tư 680 tỷ, thời gian thi công, hoàn thành 2008 – 2019; công trình cầu Phước Lộc (huyện Nhà Bè), thời gian thi công, vận hành 2008 – 2018 nhưng đến nay mới chỉ đạt 50% khối lượng công trình, hiện máy móc phải “đắp chiếu” vì tạm dừng thi công…
“Chỉ là bài toán chống đỡ”
Đó là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Trưởng ban pháp chế Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Mặc dù là liệu pháp tình thế, là “chống đỡ” nhưng theo ông Hanh thực trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM là “căn bệnh” đã diễn ra lâu nay, phải chữa, không chữa không được.
Khi được hỏi liệu TP.HCM quyết định chi 96.000 tỷ cho giải quyết vấn đề giảm ùn tắc giao thông, TNGT thì liệu có thành công, có giải quyết được hay không, ông Hanh khẳng định: “Giải quyết làm sao được bài toán ùn tắc giao thông, đây chỉ mang tính chống đỡ. Là thành phố đầu tàu về kinh kế, TP.HCM vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất, thì việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống giao thông sẽ không đồng bộ với tỷ lệ dân số ngày càng bùng nổ của thành phố”.
Có thể thấy, sau nhiều năm chi cả nghìn tỷ đồng để giải quyết vấn nạn ùn tắc và tai nạn giao thông, đến nay TP.HCM vẫn “loay hoay” với bài toán nan giải này. Các giải pháp chống kẹt xe ở TP đều mang tính chắp vá, tình thế, hiệu quả chưa đạt, không những không giảm mà kẹt xe, tắc đường ngày một trầm trọng.
Thêm nữa, từ những công trình chậm tiến độ, quy hoạch, giải pháp, triển khai thực hiện chắp vá… còn khiến nhiều khu dân cư, tuyến phố bị ngập sâu trong nước mỗi khi mưa xuống, khiến đời sống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng.
Trước thực trạng trên, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã ký ban hành Quyết định số 4341 /QĐ-UBND TP về kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2018 – 2020 với tổng nguồn vốn là 96.159 tỷ đồng.
Giao thông thành phố ùn tắc ngày một nghiêm trọng, nhất là vào giờ cao điểm.
Ban hành kèm theo Quyết định là “Danh mục công trình cấp bách thực hiện hoàn thành giai đoạn 2018 – 2020″ với kinh phí thực hiện các dự án lên tới 84.645 tỷ đồng.
Cùng với đó, hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp được UBND TP chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện, trong đó vẫn chú trọng hoàn thành các hạng mục, công trình giao thông trọng điểm; đầu tư đổi mới loại hình dịch vụ xe buýt như đầu tư phương tiện, bổ sung lộ trình, đầu tư hạ tầng trạm, nhà chờ, lắp đạt thiết bị công nghệ cao trên xe cũng như ở các trạm chờ, xây dựng các điểm trông giữ phương tiện… tạo thuận lợi cho hành khách nhằm khuyến khích, thu hút ngày càng nhiều người tham gia phương tiện công cộng…
Theo Danviet
Ý tưởng cáp treo vượt sông Hồng như thế nào?
Tuyên cap treo dai hơn 5 km dự kiến có năng lưc vân chuyên 7.000 khach/giơ. Tâp đoan nươc ngoai ky vong công trình se giam un tăc giao thông Ha Nôi.
Theo Hưu Nhân - Văn Chương (Zing)
Đề án thu phí ô tô vào trung tâm thành phố quá sơ sài! Nhiều đại biểu tại hội nghị phản biện về dự thảo Đề án thu phí xe ô tô lưu thông vào trung tâm thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông, do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức ngày 12.12 đã có nhận định như vậy. Góp ý về đề án trên, LS Trương Thị Hòa nhận định, với đề...