TP.HCM chăm sóc người lang thang thế nào?
Người lang thang, ăn xin mà lực lượng chức năng TP.HCM phát hiện qua tuần tra, rà soát sẽ được lấy mẫu xét nghiệm, sau đó đưa về các cơ sở để chăm sóc.
Tập trung người lang thang, cơ nhỡ để chăm sóc trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội là nội dung được ông Phạm Đức Hải, người phát ngôn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, thông tin tại họp báo chiều 24/8.
Ông Hải cho biết để thực hiện nghiêm biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch, thành phố quyết định tập trung quản lý, chăm sóc người lang thang, không có nơi cư trú ổn định. Phòng an sinh xã hội phối hợp với quân sự, công an, lập hồ sơ người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng, sau đó, tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho nhóm nêu trên.
Nếu âm tính thì trung tâm bảo trợ xã hội sẽ tiếp nhận; còn kết quả dương tính thì khu cách ly, điều trị của UBND quận, huyện, TP sẽ tiếp nhận.
Ông Phạm Đức Hải, người phát ngôn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM. Ảnh: Thu Hằng.
Video đang HOT
Với đối tượng lang thang có sử dụng ma túy, có kết quả xét nghiệm dương tính mà không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì được chuyển vào trung tâm cách ly tập trung F0 ở Bình Triệu, nặng thì chuyển vào Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Ngày 24/8, lực lượng chức năng đã tiếp nhận 100 trường hợp. Lũy kế từ tháng 7 tới nay là 205 người. Ông Nguyễn Bảo Cường, Trưởng phòng Lao động – Tiền lương (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội), cho biết thành phố không đặt chỉ tiêu về việc tập trung bao nhiêu người ăn xin, lang thang mà sẽ tổ chức cao điểm, tuần tra, kiểm soát. Nếu phát hiện được người ăn xin, lang thang thì sẽ đưa vào cơ sở để chăm sóc.
Từ 23/8 đến hết 6/9, TP.HCM thực hiện Chỉ thị 11 về tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội theo Nghị quyết 86 của Chính phủ. Phương châm là “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch”.
TP.HCM tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển…). Thành phố chuẩn bị 2 triệu túi an sinh, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn. Toàn bộ các hộ dân trong “vùng đỏ” được xét nghiệm kháng nguyên nhanh mẫu đơn và phải hoàn thành trong 25/8.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ bổ sung 10 nhóm đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng và đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội đã rà soát đối tượng, tổng hợp và có tờ trình UBND TP Hà Nội về việc bổ sung chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng chưa quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Lao động tại Hà Nội nhận hỗ trợ tại bộ phận một cửa.
Theo rà soát của Sở LĐTBXH Hà Nội, dự kiến có khoảng trên 324.000 đối tượng được hỗ trợ chính sách đặc thù của TP Hà Nội, với tổng kinh phí dự kiến hơn 345 tỷ đồng.
Cụ thể, 10 nhóm đối tượng bổ sung được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù của TP Hà Nội, bao gồm:
- Hỗ trợ hộ nghèo;
- Hỗ trợ hộ cận nghèo;
- Hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng;
- Hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đã được tiếp nhận vào trung tâm bảo trợ xã hội nhưng đang sống tại gia đình, chưa vào lại trung tâm do ảnh hưởng của dịch;
- Hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19;
- Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh (có ký hợp đồng lao động với người lao động và có đóng bảo hiểm xã hội) chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động nhưng phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và không thuộc đối tượng được quy định tại chương IV Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
- Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động nhưng phải chấm dứt hợp đồng lao động và không thuộc đối tượng được quy định tại chương VI Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch Covid-19.
- Hỗ trợ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (có trụ sở chính tại Hà Nội và do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch COVID-19.
Một F0 tại TP.HCM không dám về nhà sau khi dương tính với nCoV Với kết quả xét nghiệm nCoV dương tính, nữ công nhân vẫn được yêu cầu về cách ly tại nhà. Điều này khiến chị bối rối. 1h sáng 9/7, chị N.T.N.P., 38 tuổi, công nhân tại Công ty TNHH Amway, khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM, một mình ôm chiếc túi xách nhỏ với vài bộ quần áo, trên người vẫn...