TP.HCM: Cầu Bình Triệu 1 kẹt cứng vì thu phí
Hôm nay (1/8), TP.HCM bắt đầu thu phí ô tô qua cầu Bình Triệu 1 (phía quận Thủ Đức) đối với xe lưu thông từ trung tâm TP.HCM ra quốc lộ 13.
Trước đó, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định cho phép Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) tổ chức thu phí sử dụng đường bộ tại trạm thu phí đầu cầu Bình Triệu 1 (cầu cũ), vị trí lắp đặt trạm thu phí phía quận Thủ Đức đối với phương tiện lưu thông từ hướng trung tâm TP.HCM ra quốc lộ 13.
Theo ghi nhận, sáng nay, tình trạng kẹt xe nghiêm trọng đã diễn ra nơi đây. Anh Trần Thanh Sang, một người lưu thông qua đây cho biết: “Tôi từ quận Bình Thạnh qua Thủ Đức bị kẹt nửa giờ rồi, không biết khi nào mới qua được khu vực này”. Cùng tâm trạng trên anh Lưu Văn Việt chia sẻ: “Hôm nay tôi biết là ngày đầu thu phí nên đã đi sớm hơn mọi ngày nhưng vẫn bị kẹt xe”.
Đến 8h30 sáng cùng ngày, hàng trăm ô tô vẫn xếp hàng dài trên làn đường dành cho xe ô tô chờ qua trạm thu phí cầu Bình Triệu 1.
Xe ô tô xếp hàng dài chờ nộp phí qua cầu Bình Triệu 1, sáng nay (1/8)
Theo biểu thu phí được niêm yết, mức thu phí xe qua cầu Bình Triệu 1 được quy định như sau: dưới 12 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn: 10.000 đồng/lượt (800.000 đồng/quý); xe từ 12 – 30 chỗ, xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn: 15.000 đồng/lượt (1,2 triệu đồng/quý); xe từ 31 chỗ trở lên, xe từ 4 tấn đến dưới 10 tấn: 22.000 đồng/lượt (1,8 triệu đồng/quý); xe tải từ 10 tấn đến 18 tấn, xe container 20 feet: 40.000 đồng/lượt (3,2 triệu đồng/quý); xe tải trên 18 tấn và xe container 40 feet: 80.000 đồng/lượt (6,5 triệu đồng/quý).
Theo Trần Quỳnh (Khampha.vn)
Video đang HOT
Hà Nội lúng túng thu phí đường đối với xe máy
Theo quy định, từ ngày 21/7, Hà Nội sẽ tổ chức thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy.
Hà Nội chưa thể thu phí đường xe máy. (Ảnh minh họa).
Mới chỉ... đếm xe
Sau khi được HĐND thông qua, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy bắt đầu từ ngày 21/7. Việc thu phí đường xe máy được giao cho UBND cấp phường, xã thực hiện.
Tuy nhiên, tại các phường xã trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hiện nay, hầu hết các đơn vị đều chưa thể tổ chức triển khai thu phí.
Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Tây Tựu (huyện Từ Liêm) cho hay, hiện xã đang giao các lực lượng như công an xã, dân phòng đi kê khai cụ thể số lượng xe máy của từng hộ gia đình.
Ước tính, số lượng xe máy cần phải thu phí bảo trì của phường Tây Tựu cũng lên tới vài nghìn chiếc. Sau khi có con số, xã sẽ lên phương án tổ chức thu.
Tuy nhiên, ông Việt cho rằng, việc thu phí hiện nay phần lớn trông chờ vào sự tự nguyện, đồng thuận của người dân, bởi không có chế tài bắt buộc người sử dụng xe máy phải đóng phí.
Cũng theo một số cán bộ xã, thị trấn ngoại thành Hà Nội, hiện tại, trên địa bàn vẫn chưa tiến hành thu phí đường xe máy. Tổ dân phố chỉ thống kê con số phương tiện và chờ hướng dẫn, chỉ đạo chủ trương thu của cấp trên.
"Khi nào có quyết định thu và hướng dẫn thu phí từ UBND huyện thì xã mới tính đến phương án thu", cán bộ một xã thuộc huyện Từ Liêm bày tỏ.
Tương tự, bà Phạm Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm) cũng cho biết: Thực tế hiện nay không ít tổ trưởng tổ dân phố đã chỉ ra những khó khăn trong quá trình thực hiện việc thu phí.
Cụ thể, tổ trưởng tổ dân phố không thể gõ cửa từng nhà, bởi họ không phải là cán bộ công quyền, nên không chịu trách nhiệm việc thu phí...
Khó thu phí xe không chính chủ
Bà Hương cũng đánh giá, hiện nay nhiều xã, phường trên địa bàn Hà Nội mới chỉ thống kê số lượng xe và có thể thực hiện thu với xe máy chính chủ. Trong khi, xe không chính chủ hiện nay vẫn bỏ ngỏ.
"Hiện trên địa bàn phường có khoảng 450 xe máy không chính chủ. Căn cứ vào đâu để thu phí loại xe này? Cơ sở nào để tổ trưởng dân phố đấu tranh với chủ sở hữu phương tiện xe máy không chính chủ?", bà Hương đặt ra câu hỏi.
Theo ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, hiện nay quận có khoảng 57.000 xe máy, trong đó khoảng 30% là xe máy không chính chủ. Quận đã chỉ đạo các phường làm điều tra về số lượng xe của các hộ, qua đó nắm được từng gia đình có bao nhiêu xe được sử dụng.
"Giai đoạn đầu việc thu phí sẽ khó khăn, vất vả vì cán bộ phường phải đến từng nhà điều tra, kê khai số xe...", ông Hoa nói.
Ông Hoa cũng chỉ ra những vấn đề các phường, xã còn đang băn khoăn trong việc thu quỹ bảo trì đường bộ. Trong đó nêu rõ, cơ quan chức năng cần làm rõ và hướng dẫn thêm đối với trường hợp người điều khiển phương tiện mất giấy tờ, hoặc mất đăng ký, thì sẽ căn cứ vào đâu để thu.
Đối với số tiền 10% trích lại cho cấp phường (20% đối với cấp xã) từ tổng số tiền thu lại trong phương án thu phí đường bộ chưa biết được sử dụng thế nào, theo ông Hoa việc này phải có hướng dẫn rõ ràng thì địa phương mới mong minh bạch và kiểm soát được.
"Cũng cần phải nói rõ làm thế nào để kiểm soát xe nào nộp phí, xe nào chưa? Nếu không có chế tài rõ ràng thì quy định sẽ không thực hiện được như đã đề ra", ông Hoa băn khoăn.
Để việc thu phí và kiểm soát các chủ phương tiện đã nộp phí được minh bạch, dễ dàng, ông Hoa kiến nghị, ngành giao thông nên nghiên cứu việc sử dụng tem chứng nhận (chịu được nắng, mưa) khi chủ phương tiện đã nộp phí để dán lên xe máy, tại một vị trí nhất định.
Theo xahoi
Hà Nội hướng dẫn thu phí đường bộ xe máy UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện việc phát, kê khai, thu Tờ khai nộp phí của chủ phương tiện. Ngày 26/7, UBND TP Hà Nội chính thức ban hành hướng dẫn thu nộp, quản lý phí đường bộ đối với xe máy trên địa bàn thành phố. Đây là văn bản đang được các xã, phường chờ đợi để triển khai...