TPHCM: Cảnh báo khẩn sau vụ chìm tàu
Chiều 3/8, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà đã ban hành chỉ đạo khẩn của UBND TP về cảnh báo hoàn lưu của Bão số 5 gây biển động mạnh và khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó.
Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP, dù các phương tiện thông tin liên tục thông báo về cơn bão số 5 nhưng vẫn có một số tàu thuyền không theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến của bão và gió mùa Tây Nam hoạt động cường độ mạnh gây sóng to, giông gió và biển động mạnh nên đã xảy ra 2 vụ chìm tàu.
Trong đợt ảnh hưởng bão số 5 vừa qua, trên địa bàn TP ngoài vụ chìm tàu H29 vào đêm 2/8 gây hậu quả nghiêm trọng (hiện đã tìm được xác 2 người và 7 người còn mất tích) còn có 1 vụ chìm tàu thu mua hải sản gây nhiều thiệt hại về tài sản.
Các nạn nhân trong vụ chìm tàu H29 đang được cấp cứu tại bệnh viện Cần Giờ
Do đó, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị thành phố, UBND 24 quận – huyện triển khai thực hiện nghiêm túc phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn TP; Theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của cơn bão số 5 và gió mùa Tây Nam đang hoạt động cường độ mạnh trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông.
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được giao nhiệm vụ kiên quyết không cho các tàu chở khách du lịch tham gia hoạt động trên sông, biển mà không đảm bảo an toàn trong điều kiện thời tiết nguy hiểm, sóng to, gió lớn và kiểm tra chặt chẽ các biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách trên tàu khi đang hoạt động.
TP cũng chỉ đạo Bộ Tư lệnh TP, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP và các lực lượng khác phối hợp với UBND các quận – huyện duy trì sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn – cứu hộ trên biển, sông, rạch.
Theo Văn phòng UBND huyện Cần Giờ, trong ngày 3/8, khi tiếp nhận tin báo chìm tàu khách H29, thành phố đã kịp thời chỉ đạo thành lập Sở Chỉ huy Tiền phương đặt tại trụ sở UBND huyện Cần Giờ do Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP chỉ huy để tiếp tục thực hiện tốt công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Các cơ quan chức năng của TP vẫn đang tiếp tục triển khai mở rộng địa bàn tìm kiếm xung quanh khu vực xảy ra tai nạn. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Sư đoàn 370 đã điều động 2 trực thăng để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn.
Hiện Sở Chỉ huy Tiền phương đã tổ chức thông báo đến Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão, Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Biên phòng các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến tre, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2 và Cảnh sát Biển Vùng 3, UBND các xã – thị trấn thuộc huyện Cần Giờ biết thông tin trên để thông báo rộng rãi đến người dân và các tàu đánh bắt thủy sản để nhờ hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân còn mất tích.
Tính đến thời điểm này, 21 nạn nhân được cứu thoát đã hồi phục sức khỏe tốt. Đến trưa 3/8, khi tàu SAR413 kéo tàu H29 bị chìm về đến Vũng Tàu đã phát hiện xác của bà Nông Thị Thiên (sinh năm 1979, phụ bếp) bên trong tàu. Hiện xác bà Thiên đã được đưa về bệnh viện Lê Lợi (Vũng Tàu) để khâm liệm. Đến 16h40 tiếp tục tìm thấy xác nạn nhân thứ 2 là Can Hoàng Phương Khanh. Hiện vẫn còn 7 người mất tích, khả năng sống sót là rất thấp.
Tùng Nguyên
Video đang HOT
Theo Dantri
Vang mãi bản anh hùng ca Khe Sanh
Những ngày tháng 7, người dân huyện Hướng Hóa, Quảng Trị lại sôi nổi không khí kỷ niệm chiến thắng Khe Sanh. Chiến thắng Khe Sanh 45 năm về trước đã đập tan một ý đồ ngông cuồng và ngoan cố của giặc Mỹ tại chiến trường Đường 9 - Quảng Trị...
Cách đây 45 năm, quân dân ta đã đoàn kết một lòng và đã giành chiến thắng vang dội trong chiến dịch đường 9, phá vỡ tuyến hàng rào điện tử của địch ở Tà Cơn - một căn cứ quân sự trọng yếu, góp phần đập tan âm mưu mở rộng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ - Ngụy. Những địa danh như đường 9 - Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, căn cứ Làng Vây...đã đi vào lịch sử như một khúc tráng ca chói lọi.
Treo cờ hoa, băng rôn nhân kỷ niệm giải phóng Khe Sanh
Vùng đất "chết" hồi sinh
Từ đường 9, chúng tôi rẽ theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây khoảng 3 km để đến Sân bay Tà Cơn. Trong chiến tranh, nơi đây từng là căn cứ điểm quân sự trọng yếu của Mỹ - Ngụy ở Khe Sanh. Ấy vậy, cũng chính nơi này quân ta đã đập tan âm mưu leo thang chiến tranh của Mỹ - Ngụy, phá vỡ tuyến phòng ngự được xây dựng kiên cố, hiện đại bậc nhất miền Trung, được ví như "Điện Biên Phủ thứ 2" ở Việt Nam để buộc địch phải rút quân, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn.
Một số loại bom Mỹ - Ngụy sử dụng trong chiến dịch đường 9
Du khách đến tham quan Sân bay Tà Cơn
Đến Tà Cơn, Khe Sanh, người ta như sống lại một thời kỳ oanh liệt, hào hùng, nơi được ví như là "mảnh đất chết" ở phía Tây Quảng Trị. Sau chiến tranh, người dân Khe Sanh, Hướng Hóa đã bắt tay vào xây dựng lại quê hương. Mỗi tấc đất, mỗi gốc cây là biết bao xương máu của những người con đất Việt đã ngã xuống vì nghĩa lớn. Trải qua biết bao sự hy sinh và chết chóc, Khe Sanh bây giờ là một vùng đất đai trù phú, bạt ngàn cà phê.
Ông Lê Xuân Huấn, một người dân từ mảnh đất Quảng Bình xa xôi lên đây lập nghiệp nói: "Hồi nớ tôi cùng vợ, con lên đây khai khẩn đất đai làm ăn, mảnh đất này vẫn còn là nơi hoang hóa, cỏ dại mọc um tùm, mỗi tấc đất là biết bao bom, đạn của của kẻ thù rải xuống vẫn còn nguyên ngòi nổ. Qua một thời gian dài cải tạo, ban đầu thì trồng màu để vừa ổn định cuộc sống, vừa có lương thực để chăn nuôi, nâng cao thu nhập, nhưng quần quật mãi cũng không đủ ăn. Về sau thực hiện chủ trương trồng cây cà phê, hiệu quả mang lại cao hơn hẳn. Nhờ có cây cà phê mà vợ chồng tôi đã xây được nhà, sắm được xe để có phương tiện đi lại và phục vụ sản xuất". Không riêng gì ông Huấn mà biết bao người dân Hướng Hóa, Quảng Trị cũng đã có cuộc sống khấm khá nhờ cây cà phê.
Ngày nay, mảnh đất này đã thực sự "thay da, đổi thịt", có rừng cà phê xanh ngút ngàn, nhà cao tầng mọc lên san sát. Đặc biệt, huyện Hướng Hóa có Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, nơi giao lưu thương mại tiềm năng của cả miền Trung, cửa ngõ quan trọng thông thương với các nước bạn Lào, Thái Lan. Tuyến đường 9 xưa kia là nơi vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược...phục vụ chiến tranh thì nay lại trở thành con đường huyết mạch vận chuyển hàng hóa của hành lang kinh tế Đông - Tây.
Hướng Hóa cũng là huyện lỵ duy nhất của tỉnh Quảng Trị có 2 thị trấn: Lao Bảo và Khe Sanh. Với bàn tay tác động của con người, trong tương lai gần vùng đất này sẽ trở nên giàu có.
Sống lại quá khứ hào hùng
Những ngày này, người dân huyện Hướng Hóa đang sục sôi kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa. Nhiều hoạt động kỷ niệm đã được Ban tổ chức chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Trong số đó, chương trình "Khe Sanh 1968 - Sức mạnh Việt Nam" đang được ê kíp của Đài truyền hình Việt Nam dàn dựng khá công phu và sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 vào tối 7/7, nhằm tái hiện lại một thời kỳ oanh liệt.
Nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại Mỹ - Ngụy sử dụng vào chiến dịch
Cùng hệ thống hầm hào, công sự
Bên cạnh đó, hàng vạn Cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch giải phóng Khe Sanh, Hướng Hóa hiện đang sống và làm việc trên khắp mọi miền đất nước cũng trở về đây dâng những nén nhang tưởng nhớ đến đồng đội của mình đã ngã xuống.
Bảo tàng chiến thắng đường 9 - Khe Sanh tại Sân bay Tà Cơn, nơi sẽ diễn ra lễ kỷ niệm trọng đại này cũng đang được các nghệ nhân hoàn tất khâu cuối cùng của việc tôn tạo để khách đến dự lễ có cơ hội tham quan, tìm hiểu về quá khứ.
Quân giải phóng liên tục phản công (Ảnh Tư liệu)
Quân Mỹ tháo chạy sau thất bại (Ảnh Tư liệu)
Nhắc đến Khe Sanh, người ta không thể quên được chiến tích 170 ngày đêm vây lấn Khe Sanh, Quân đội Việt Nam đã đánh thắng Quân đoàn III TQLC và Sư đoàn Không Kỵ số 1 Mỹ, diệt 11.900 quân Mĩ và Việt Nam Cộng hòa (trong đó có hơn 10 ngàn lính Mỹ), phá hủy 197 máy bay, 78 xe tăng, xe thiết giáp, 46 khẩu pháo, 50 kho đạn, giải phóng một địa bàn rộng lớn phía tây tỉnh Quảng Trị với 1 vạn dân, phá vỡ một mảng tuyến phòng ngự thép.
Chiếc máy bay bị quân ta bắn rơi
Du khách thăm Bảo tàng chiến thắng đường 9 tại Tà Cơn
Biểu tượng chiến thắng ở căn cứ Làng Vây
Thắng lợi của chiến dịch này đã đập tan một ý đồ ngông cuồng và ngoan cố của giặc Mỹ tại chiến trường Đường 9 - Quảng Trị, buộc chúng phải chịu thất thủ tại Khe Sanh. Sau chiến tích này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen: "...thắng lợi Khe Sanh tỏ rõ mưu lược và sức mạnh vô địch của quân, dân và cán bộ ta, góp phần vào thắng lợi to lớn của toàn miền Nam... mở đường cho những thắng lợi to lớn hơn nữa...".
Theo Dantri
Giám đốc Đài truyền hình Thái Bình bị đình chỉ công tác Do không thực hiện tròn nhiệm vụ được giao trong việc phát tin về dự báo và thông tin phòng chống ảnh hưởng cơn bão số 2 vừa qua, Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Thái Bình đã bị UBND tỉnh ra Quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày. Nguồn tin từ UBND tỉnh Thái Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh...