TP.HCM cần tới khoảng gần 18 tỷ USD để triển khai các dự án giao thông lớn
Những năm gần đây, chi cho đầu tư xây dựng hệ thống giao thông luôn là một trong những khoản chi lớn nhất của TPHCM.
Theo báo cáo mới đây của Sở Giao thông vận tải TPHCM: thành phố hiện có 32 công trình giao thông cấp bách chờ… có kinh phí để thực hiện.
Sở GTVT cho biết, đây là những công trình theo kế hoạch phải thực hiện ngay từ nay đến 2020 để giải quyết một số điểm nóng về giao thông. Đó là các dự án: Đường trên cao số 1 (quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh) cần khoảng 17.500 tỷ đồng; đường trên cao số 5 (quận 12, Thủ Đức) cần khoảng 15.405 tỷ đồng; đường trên cao từ Sân bay Tân Sơn Nhất đến đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh) cần khoảng 3.288 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một số đoạn tuyến trên đường vành đai 2: Đường nối từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh); đường nối từ cầu Phú Hữu đến nút giao thông Bình Thái – Xa lộ Hà Nội (quận 9); và đường nối từ Bình Thái đến nút giao thông Gò Dưa (quận 9, Thủ Đức).
Chưa kể, một số dự án vận tải khác đang cần vốn đầu tư là Trung tâm điều hành giao thông thông minh (toàn thành phố) cần 6.000 tỷ đồng; tuyến buýt nhanh – BRT số 4 dọc theo trục đường Phạm Văn Đồng cần 1.635 tỷ đồng, việc đổi mới toàn bộ xe buýt cũ kỹ cần hàng trăm tỷ đồng…
Video đang HOT
Một số dự án khác cũng được đề xuất đầu tư, hoàn thành như: cầu vượt bộ hành trên đường Hoàng Minh Giám (Công viên Gia Định); cải tạo, mở rộng đường Hoàng Minh Giám (quận Tân Bình); xây dựng tuyến đường ven rạch Lăng (đoạn từ khu tái định cư đến đường Chu Văn An, qua Học viện Cán bộ TP (quận Bình Thạnh); xây dựng đường chui dưới cầu Bình Triệu (quận Thủ Đức);
Xây mới cầu Rạch Gia trên đường An Phú Tây (huyện Bình Chánh); xây cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Tri Phương với đường Võ Văn Kiệt (quận 5)…
Tổng vốn đầu tư các dự án nói trên theo Sở GTVT TP.HCM ước tính khoảng 400.000 tỉ đồng (tương đương khoảng gần 18 tỷ USD).
Cũng theo Sở GTVT, TP.HCM đang rất thiếu đường. Theo chuẩn, được xác định trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt năm 2010, 1km đất đô thị phải có 10km đường nhưng hiện nay thành phố chỉ có 1,98km đường/km đất đô thị, chưa được 20%. Với tốc độ này phải cần 167 năm nữa TP.HCM mới đạt chuẩn giao thông đô thị.
Trong năm nay, thành phố sẽ hoàn thành nhiều dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn, như: nút giao thông Mỹ Thủy như cầu Kỳ Hà 3, xây dựng cầu vượt trên đường Vành đai 2 và hầm chui rẽ trái Vành đai 2 đi cảng Cát Lái (quận 2), với tổng mức đầu tư trên 837 tỉ đồng. Dự án này đã được TP.HCM đầu tư từ năm 2016.
Tiếp đó là dự án xây dựng tuyến đường nối từ nút giao thông cầu Bà Chiêm đến KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), tổng mức đầu tư gần 412 tỉ đồng. Dự án đường D1 – kết nối Trường Đại học Sài Gòn với đường Nguyễn Văn Linh và khu dân cư Him Lam (quận 7) – tổng vốn đầu tư gần 290 tỉ đồng.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
TPHCM thành lập trung tâm quản lý giao thông công cộng đầu tiên của cả nước
TPHCM là địa phương đầu tiên thành lập mô hình thống nhất một đầu mối quản lý giao thông công cộng như các thành phố hiện đại trên thế giới. Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP sẽ quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống xe buýt, xe buýt nhanh, xe taxi, buýt đường thủy...
Ngày 26/1, Sở Giao thông vận tải TPHCM đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm quản lý giao thông công cộng trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.
Ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở GTVT TPHCM - cho biết, hệ thống vận tải hành khách công cộng trong tương lai của thành phố sẽ có quy mô lớn hơn hiện nay, cac phương thưc như metro, tramway, monorail, BRT (xe buýt nhanh), xe buýt, taxi các tuyến xe điện, buýt đường sông...
TPHCM mới đưa vào khai thác trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành với nhiều tính năng hiện đại, thân thiện môi trường
Trong giai đoạn trước mắt (từ nay đến năm 2022), hệ thống giao thông công cộng thành phố tiếp tục phát triển và bắt đầu tiếp nhận các mô hình dịch vụ mới (xe buýt nhanh, tuyến metro số 1), Trung tâm quản lý giao thông công cộng sẽ đảm nhận công tác quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống xe buýt, xe buýt nhanh, xe taxi, buýt đường thủy...
Từ năm 2023, khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản hoàn thiện theo quy hoạch, tuyến số 1 được khai thác, giao thông công cộng thành phố sẽ đảm nhận từ 20%-30% nhu cầu đi lại của người dân.
"Khi đó, Trung tâm quản lý giao thông công cộng sẽ được nâng cấp và trực thuộc UBND TPHCM, bổ sung chức năng nhiệm vụ, trở thành một cơ quan quản lý nhà nước thống nhất một đầu mối quản lý giao thông công cộng, phù hợp với mô hình quản lý giao thông công cộng của các thành phố hiện đại trên thế giới", ông Cường nói.
Năm 2017 đánh dấu cột mốc quan trọng khi số người sử dụng phương tiện giao thông công cộng tăng so với năm 2016, đồng thời chấm dứt chuỗi nhiều năm liền sụt giảm lượng hành khách.
Quốc Anh
Theo Dantri
Cần 5 tỷ USD xây tuyến đường sắt nối TPHCM với thủ phủ miền Tây Sau 5 năm nghiên cứu, dự án đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ được xác định cần 5 tỷ USD (khoảng 112.000 tỷ đồng) để đầu tư. Tuyến dài 139km, đi qua 5 tỉnh thành, kết nối TPHCM với thủ phủ miền Tây Nam bộ. Viện khoa học và công nghệ Phương Nam cho biết, sau 5 năm nghiên cứu,...