TP.HCM cần tăng cường sàng lọc tại cơ sở y tế khi số F0 mới vẫn cao
Với số lượng người đến khám, chữa bệnh tăng cao sau ngày TP.HCM mở cửa, chuyên gia cho rằng các cơ sở y tế cần tích cực sàng lọc, tránh xảy ra bùng phát ổ dịch.
TP.HCM đang dần mở cửa theo Chỉ thị 18. Không chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh được nối lại, các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh cũng bắt đầu tiếp nhận lượng lớn người bệnh.
Trao đổi với Zing , bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho rằng từ sự việc lây nhiễm phức tạp ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, công tác sàng lọc rất quan trọng đối với cơ sở y tế.
“Các bệnh viện ở TP.HCM cũng sắp đón nhận lại lượng bệnh nhân lớn. Trong bối cảnh thích ứng an toàn với Covid-19, việc sàng lọc cần thận trọng hơn”, ông nói.
Hồi chuông cảnh báo từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, điểm dịch mới xuất hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) là bài học điển hình trong công tác sàng lọc, xét nghiệm định kỳ cho người bệnh, thân nhân trong cơ sở y tế.
“Sự cố lây nhiễm chéo ở bệnh viện này là hồi chuông cảnh báo cho các cơ sở y tế. Đặc biệt là trong giai đoạn thành phố mở cửa, các hoạt động được nới lỏng, nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên, bản thân người dân cần tuân thủ nghiêm 5K, phòng tránh lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng”, PGS Hùng nói.
Lực lượng y tế tổ chức hai điểm lấy mẫu cho người dân sinh sống xung quanh khu vực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: Việt Linh.
Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cũng cảnh báo rằng dịch bệnh vẫn hiện hữu trong cộng đồng, do đó, chỉ cần một bước lơ là, điểm dịch có thể bùng phát phức tạp và khó kiểm soát. Đặc biệt là tại các bệnh viện lớn.
Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cần nhanh chóng truy vết và rà soát tất cả người liên quan để sớm khoanh vùng, xét nghiệm toàn bộ người có nguy cơ.
“Đây là bài học cho tất cả cơ sở y tế, không chỉ Hà Nội mà TP.HCM trong giai đoạn mở cửa cũng đặc biệt lưu tâm. Nguy cơ hiện nay với các bệnh viện ở thành phố đã giảm hơn so với giai đoạn đầu, tuy nhiên, F0 ở mới hàng ngày vẫn cao, TP.HCM cần tăng cường sàng lọc tại cơ sở y tế”, bác sĩ Khanh nói.
Chuyên gia này cho biết theo quy định của Sở Y tế TP.HCM, các bệnh viện trên địa bàn đều tổ chức sàng lọc ngay tại cổng và phân luồng nhiễm khuẩn riêng.
Tất cả khách đến bao gồm thân nhân, người bệnh được test nhanh, bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú phải có xét nghiệm rRT-PCR khẳng định. Trong thời gian điều trị, bệnh viện cũng thường xuyên tổ chức xét nghiệm định kỳ để sàng lọc nguy cơ.
“Trong bối cảnh dịch ở TP.HCM, việc phát hiện ca dương trong bệnh viện có thể là tình huống bình thường, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhất là tại các khoa, phòng bệnh nặng, công tác sàng lọc Covid-19 cần tiếp tục thực hiện nghiêm, tuyệt đối không để xảy ra sơ hở”, ông nói thêm.
Bệnh viện ở TP.HCM bắt đầu đông đúc
Trao đổi với Zing , bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), cho biết từ sau khi TP.HCM mở cửa đến nay, số lượng người đến khám, chữa bệnh tại đơn vị này đang dần tăng 10-20%.
Theo bác sĩ Khanh, số lượng này hiện vẫn chưa nhiều so với giai đoạn trước, tuy nhiên, dự kiến, thời gian tới sẽ tăng lên đáng kể.
“Công tác sàng lọc và phân luồng tại bệnh viện luôn được chúng tôi ưu tiên triển khai nghiêm ngặt từ trước đến nay, đảm bảo không bỏ sót ca bệnh”, bác sĩ Khanh nói.
Nhân viên y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người dân đến khám, chữa bệnh. Ảnh: Duy Hiệu.
Hiện tại, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đang duy trì mô hình “bệnh viện tách đôi” để duy trì công tác khám chữa bệnh ngoài Covid-19. Dự kiến khoảng 1-2 tuần tới, đơn vị này chuyển công năng về đúng khám, chữa bệnh thông thường.
Bác sĩ Trần Văn Sóng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, cho biết trong ngày đầu TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội, số lượng bệnh nhân đến tăng rõ so với thời gian trước.
“Thời gian dài thành phố giãn cách xã hội khiến việc khám, chữa bệnh và nhận thuốc của người dân bị trì hoãn. Khi việc đi lại dễ dàng hơn, dự kiến, bệnh viện tiếp nhận lượng bệnh nhân gia tăng trong những ngày tới”, bác sĩ Sóng cho biết.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết từ khi xảy ra đợt bùng phát dịch liên quan điểm nhóm tôn giáo, hầu hết cơ sở y tế tại thành phố đều “tách đôi” và phân vùng nguy cơ ngay trong bệnh viện.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, vùng đỏ là khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Vùng vàng là khu điều trị bệnh nhân có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 14 ngày trở lại.
Vùng xanh là khu vực điều trị cho người bệnh có xét nghiệm âm tính sau 14 ngày. Tuy vậy, bệnh viện vẫn duy trì cách 7 ngày sẽ xét nghiệm lại.
“Vẫn có trường hợp dương tính được phát hiện trong bệnh viện. Song trước đó họ đều đã được kiểm soát nghiêm ngặt nên không xảy ra lây nhiễm”, bác sĩ Khanh nói.
Nhân viên y tế Bệnh viện Quân y 175 nhắc nhở việc đảm bảo giãn cách trong thời gian người dân chờ xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), cho biết từ ngày 1/10, việc tiếp nhận người đến khám, chữa bệnh, cấp cứu tại bệnh viện sẽ trở lại bình thường trong điều kiện duy trì các biện pháp phòng, chống dịch.
“Mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho bệnh viện và người bệnh. Do đó, bệnh viện duy trì công tác kiểm soát chặt chẽ người ra vào, phân luồng, sàng lọc bệnh nhân và sàng lọc đối với chính cán bộ, nhân viên các khu vực nguy cơ tại bệnh viện”, lãnh đạo Bệnh viện Quân y 175 nói.
Để giảm áp lực tại tuyến sàng lọc và hạn chế tập trung đông người, giảm tiếp xúc trực tiếp và thời gian chờ, TS.BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết đơn vị này triển khai đăng ký trực tuyến trước khi vào khám bệnh. Người bệnh có thể đăng ký khám bệnh tại website hoặc tải app của bệnh viện để đặt lịch trước.
F0 đã âm tính với nCoV có thể rơi vào cơn bão cytokine không? Bác sĩ Trương Hữu Khanh lý giải cơn bão cytokine là diễn biến không mới trong các bệnh truyền nhiễm.
Ngày đầu tiên TP.HCM áp dụng Chỉ thị 18: Đường phố trở lại cảnh đông nghịt xe
Ngày 1.10, TP.HCM nới lỏng giãn cách, áp dụng Chỉ thị 18, bỏ giấy đi đường, người dân chỉ cần đáp ứng một số điều kiện là có thể ra đường đi lại bình thường. Nhiều tuyến đường đông đúc, xe cộ trở lại.
Xe đông đen trên đường Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý sáng 1.10. Ảnh ĐỘC LẬP
Sau 4 tháng với nhiều đợt giãn cách xã hội, hôm nay 1.10, người dân TP.HCM chỉ cần đã tiêm 1 mũi vắc xin sau 14 ngày, 2 mũi hoặc là F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày có thể đi lại bình thường trong khu vực nội thành. Ngay từ sáng, CSGT đã thực hiện tuần tra kiểm soát kết hợp điều tiết giao thông vì lượng xe ra đường đông hơn thời gian trước đó.
Theo ghi nhận, từ sáng, các tuyến đường Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng, Nguyễn Văn Đậu, Lê Quang Định (Q.Bình Thạnh); Hoàng Văn Thụ, Cộng Hòa, Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình); đường Phan Đăng Lưu, Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận)... đông đúc, xe cộ qua lại nhộn nhịp.
CSGT vất vả điều tiết xe dưới nắng nóng . Ảnh ĐỘC LẬP
Cầu vượt vòng xoay Lăng Cha Cả sáng 1.10 . Ảnh ĐỘC LẬP
Xe cấp cứu giữa dòng xe đường Trường Chinh . Ảnh ĐỘC LẬP
Đến 10 giờ sáng, đường Trường Chinh (đoạn giao lộ Tân Kỳ Tân Quý) vẫn tấp nập xe ô tô tải và xe máy, các xe chạy san sát nhau, CSGT phải liên tục điều tiết, xả đèn đỏ để tránh ùn tắc cục bộ. Vì sao người dân lại ra đường đông như vậy?
Trả lời Thanh Niên , lãnh đạo đội CSGT - TT Công an Q.Gò Vấp cho biết, lượng xe lưu thông trên đường ngày hôm nay đông hơn những ngày trước đó nhưng chưa xảy ra tình trạng ùn ứ. Từ 18 giờ ngày 30.9, Công an Q.Gò Vấp thành lập 16 tổ tuần tra lưu động, ngoài ra mỗi phường cũng có thêm 1 tổ đi tuần tra lưu động trên địa bàn.
Dòng xe trên đường Hoàng Văn Thụ (đoạn gần trụ sở Công an Q.Tân Bình) . Ảnh ĐỘC LẬP
Ngã tư Bảy Hiền tấp nập xe cộ . Ảnh ĐỘC LẬP
"Hầu hết người dân ra đường đều có thẻ xanh nên trên tinh thần lực lượng nhắc nhở là chính. Các lỗi vi phạm về giao thông, không đeo khẩu trang CSGT vẫn lập biên bản xử phạt bình thường", lãnh đạo CSGT - TT Công an Q.Gò Vấp nói.
Lãnh đạo Đội CSGT - TT Công an Q.7 cũng cho hay, trong sáng 1.10, CSGT kiểm tra khoảng 10 trường hợp thì có tới 7 - 8 trường hợp là người dân đi tiêm vắc xin mũi 2. Giải thích thêm về vấn đề này, vị CSGT cho biết, Q.7 đang đẩy mạnh tiêm vắc xin, hơn nữa TP.HCM cũng "mở quyền" cho người tiêm vắc xin và hiện đi tiêm chỉ cần mang CMND là tiêm được tại Q.7 nên người dân đi tiêm đông.
Mũi tàu Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi . Ảnh ĐỘC LẬP
"Người dân được lưu thông bình thường, chỉ cần đáp ứng yêu cầu đã tiêm mũi 1 vắc xin sau 14 ngày, 2 mũi hoặc là F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày thì đi thăm người thân, đi lấy đồ, đi đâu cũng được", lãnh đạo CSGT - TT Công an Q.7 giải thích.
CSGT Q.7 có 5 tổ công tác, mỗi phường 3 tổ, tổng cộng khoảng 100 người liên tục tuần tra lưu động trên mặt đường để xử lý các trường hợp chưa tiêm vắc xin mà ra đường. Sáng nay, tổ công tác CSGT chỉ xử phạt 1 trường hợp vừa chạy xe vừa kéo khẩu trang xuống hút thuốc. Còn các lỗi vi phạm về giao thông vẫn xử phạt theo Nghị định 100.
Người dân chỉ cần đáp ứng các điều kiện về vắc xin và tuân thủ 5K là có thể đi lại . Ảnh ĐỘC LẬP
Đường phố TP.HCM sáng ngày 1.10 với đủ loại phương tiện . Ảnh ĐỘC LẬP
Cũng trong sáng nay, CSGT - TT Công an Q.Tân Bình phải túc trực tại giao lộ Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý để điều hòa giao thông, xả đèn đỏ tránh ùn ứ cục bộ vì lượng xe quá đông, nhiều người đã lại leo lề để chờ đèn đỏ.
"Hiện nay xe tải luồng xanh vẫn đang được đi 24/24 giờ, trong khi đó, trước khi giãn cách xã hội, xe tải chỉ được đi trong khung giờ từ 9 giờ - 16 giờ và từ 20 giờ - 6 giờ sáng hôm sau. Hôm nay xe luồng xanh vẫn đi luôn vào giờ cao điểm cùng xe máy nên đường phố TP.HCM một số nơi đông đúc", vị CSGT nhận xét.
Thượng tá Nguyễn Đình Dương, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cũng cho biết, CSGT TP có các tổ tuần tra kiểm soát trên địa bàn đảm trách để thực hiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi TP nới lỏng giãn cách, lượng xe lưu thông trên đường gia tăng trở lại.
Shipper tại TP.HCM được miễn phí xét nghiệm nhanh Covid-19 Từ hôm nay (30.8), shipper tại TP.HCM được hoạt động trở lại nhưng phải đáp ứng rất nhiều quy định phòng, chống dịch Lực lượng shipper tại vùng đỏ sẽ phải xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày. ẢNH: CTV Theo nguồn tin từ Thanh Niên, Ban Giám đốc Sở Công thương đã đồng ý chủ trương miễn phí xét nghiệm nhanh Covid-19 cho lực...