TPHCM cần hơn 8,1 triệu liều vắc xin tiêm cho người dân từ nay đến cuối năm
TPHCM cần hơn 8,1 triệu liều vắc xin để hoàn thành mục tiêu tiêm phòng Covid-19 cho 7,2 triệu người dân từ nay đến cuối năm.
Theo kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 vừa được ban hành, TPHCM tập trung ưu tiên tiêm cho người cao tuổi; người có bệnh lý nền; thai phụ từ 13 tuần tuổi trở lên và bà mẹ đang cho con bú, lực lượng tuyến đầu chống dịch (những người chưa tiêm).
Đến 30/9, số người được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên 65 tuổi, người có bệnh nền tại TPHCM là 638.786.
Ngoài ra, TPHCM cũng ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế, gồm: nhà đầu tư, doanh nghiệp, công nhân trong và ngoài các khu công nghiệp, người lao động thuộc nhóm cung cấp dịch vụ và hàng hóa thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông…
Dựa trên yêu cầu bao phủ vắc xin cho người dân và quy định của Bộ Y tế về tiêm mũi 2 vắc xin, TPHCM xây dựng lộ trình đến cuối năm, chia 4 giai đoạn.
Giai đoạn một (từ 29/8 đến 15/9), tổng số lượng vắc xin cần sử dụng là hơn 2,7 triệu liều. Trong đó, tiêm mũi một cho khoảng 680.000 người, đạt tỷ lệ bao phủ 90% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi một. Cùng với đó, tiêm nhắc mũi 2 cho người đã tiêm mũi một đủ thời gian theo từng loại vắc xin, với khoảng gần 2,1 triệu người.
Cụ thể, 733.000 người cần tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer; 485.000 người tiêm vắc xin Moderna; 31.000 người tiêm Pfizer; 840.000 người tiêm vắc xin Vero Cell (tiêm tập trung trong thời gian từ ngày 6/9 đến 10/9).
Giai đoạn 2 (từ 16/9 đến 30/9), tổng số lượng vắc xin cần sử dụng là gần 1,4 triệu liều. Theo kế hoạch, TPHCM bao phủ mũi một cho 10% còn lại của người từ 18 tuổi trở lên (khoảng 720.000 người).
Video đang HOT
Tiêm nhắc mũi 2 cho những người đã tiêm mũi một đủ thời gian theo từng loại vắc xin (khoảng 656.900 người), bao gồm: 500.000 người cần tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer; 18.200 người tiêm Moderna; 700 người tiêm Pfizer; 138.000 người tiêm vắc xin Vero Cell.
TPHCM cần 8.145.900 liều vắc xin để tiêm cho người dân từ nay đến cuối năm (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Giai đoạn 3 (từ 1/10 đến 15/10), TPHCM sẽ tiêm nhắc mũi 2 cho 2,6 triệu người đã tiêm mũi một đủ thời gian bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer.
Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến 31/12) ngành y tế sẽ tiêm nhắc mũi 2 cho 1,4 triệu người đã tiêm mũi một đủ thời gian theo loại vắc xin phù hợp (trong giai đoạn từ 29/8 đến 30/9).
Tổng số lượng vắc xin cần sử dụng đến cuối năm khoảng hơn 8,1 triệu liều, trong đó, sử dụng cho mũi một khoảng 1,4 triệu liều, sử dụng cho mũi 2 là khoảng hơn 6,7 triệu liều.
Theo báo cáo mới nhất của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 30/8 là hơn 6,1 triệu. Trong đó, tổng số mũi một là gần 5,8 triệu, mũi 2 là hơn 337.000; số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là gần 640.000.
Đà Lạt lần đầu tiên có đèn xanh đèn đỏ: 6 nơi kẹt xe nặng nhất sẽ được lắp
Sở GT-VT Lâm Đồng đề xuất lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại 6 vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, dịp cuối tuần và mùa du lịch.
Vào mùa du lịch Đà Lạt thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông . LÂM VIÊN
Ngày 11.3, ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GT-VT Lâm Đồng cho biết đơn vị này đang lập đề án để thông qua MTTQVN tỉnh lấy ý kiến của các tổ chức, đoàn thể và người dân TP. Đà Lạt về việc lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại 6 điểm có mật độ giao thông cao, thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông cục bộ tại phố núi Đà Lạt.
ùn tắc giao thông là nỗi ám ảnh của người dân Đà Lạt trong mùa du lịch cao điểm . ẢNH: LÂM VIÊN
Theo ông Hiệp, trước mắt bước đầu Sở GT-VT đề xuất 6 điểm thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông cục bộ vào giờ cao điểm, dịp cuối tuần và mùa du lịch khiến người dân và du khách bức xúc. Sau này nếu phát huy hiệu quả sẽ lắp đặt đèn xanh đèn đỏ đại trà tại các nút giao thông trên địa bàn TP. Đà Lạt.
Với vòng xoay Kim Cúc (trước Đài PTTH Lâm Đồng), có địa hình dốc phức tạp, Sở GT-VT đang nghiên cứu phương án làm hầm chui từ đường 3 tháng 4 qua đường Hồ Tùng Mậu xuyên qua đường Trần Hưng Đạo.
Vòng xoay Kim Cúc được nghiên cứu làm hầm chui từ đường 3 tháng 4 qua đường Hồ Tùng Mậu để hạn chế ùn tắc giao thông . ẢNH: LÂM VIÊN
Thực tế hiện nay trên điạ bàn TP.Đà Lạt có những "điểm nóng" kẹt xe như: Ngã tư Phan Chu Trinh, Ngã năm Đại học, vòng xoay 3 tháng 2, ngã tư Bà Triệu- Trần Phú, vòng xoay cầu Ông Đạo...
Trước đó, ngày 9.3, Chủ tỉnh UBND tỉnh Lâm Đồng có thông báo số 61/TB-UBND chỉ đạo Sở GT-VT nghiên cứu việc lắp đặt đèn xanh đèn đỏ ở một số điểm có mật độ giao thông cao tại TP.Đà Lạt, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 3.2021. Theo đó, việc lắp đèn tín hiệu giao thông phải gắn với xây dựng phát triển đô thị thông minh, hiện đại, đảm bảo đồng bộ hóa và phù hợp với phương án mở rộng, cải tạo các nút giao thông, phần luồng và các giải pháp khác để hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Đà Lạt.
Ngã tư Phan Chu Trinh "điểm nóng" ùn tắc giao thông tại TP. Đà Lạt . ẢNH: LÂM VIÊN
Như Thanh Niên đã phản ánh, đầu năm 2021, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở GTVT Lâm Đồng chủ trì tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Đà Lạt đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục đích cuộc thi nhằm chọn ra đề xuất nổi trội, tầm nhìn xa cho giao thông TP.Đà Lạt; trong đó đề ra các nhóm giải pháp chống ùn tắc giao thông, khai thác giá trị hiệu quả quỹ đất dành cho hạ tầng kỹ thuật của thành phố.
Nút giao thông 3 tháng 2- Hải Thượng được đề xuất lắp đèn xanh đèn đỏ để điều tiết giao thông . ẢNH: LÂM VIÊN
Theo ông Trương Hữu Hiệp, Đà Lạt là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Lâm Đồng, là thành phố du lịch có lượng du khách tăng khoảng 10%/năm; năm 2019 Đà Lạt đón trên 6,3 triệu du khách. Mỗi dịp hè, lễ, tết và những ngày cuối tuần, du khách đến Đà Lạt tăng đột biến. Mặt khác, kinh tế ngày càng phát triển nên phương tiện giao thông trên địa bàn gia tăng từng năm. Thế nhưng cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, khoa học dẫn đến việc thường xuyên ùn tắc giao thông tại các nút giao thông, cũng như các tuyến đường chính trong khu vực trung tâm.
Do đó, Đà Lạt cần một giải pháp lâu dài để từng bước cải thiện, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông; trước mắt Sở GT-VT lập đề án lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại 6 vị trí thường xuyên ùn tắc để điều tiết giao thông.
Dỡ phong toả nơi có bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở huyện Cẩm Giàng 0h ngày 10/3, khu dân cư thương mại Lai Cách, huyện Cẩm Giàng được dỡ phong tỏa, kết thúc 38 ngày cách ly y tế. Đây là khu dân cư có ca mắc Covid-19 đầu tiên của huyện Cẩm Giàng được ghi nhận, ngày 1/2. Do đó, toàn bộ 120 hộ với 289 nhân khẩu bị phong tỏa, cách ly y tế. Chiều...