TPHCM cần chia nhỏ các điểm tiêm theo giờ
Trước tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại TPHCM còn chậm so với yêu cầu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, do đây là lần đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm chủng trên quy mô lớn nên chắc chắn chưa thể thuận lợi ngay được.
Hiện, TPHCM đã có những thay đổi trong cách thức thực hiện, quy trình và tổ chức điểm tiêm.
TPHCM phải chia nhỏ các điểm tiêm, tiêm theo giờ, không để tụ tập quá đông người trong một thời điểm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo, TPHCM phải chia nhỏ các điểm tiêm, tiêm theo giờ, không để tụ tập quá đông người trong một thời điểm. Việc tụ tập sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm tại điểm tiêm đó.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương khác khi tổ chức chiến dịch phải chia khung giờ để tiêm, đồng thời phải chia nhỏ điểm tiêm để bảo đảm giãn cách xã hội và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, tránh lây nhiễm dịch bệnh tại khu vực này.
Video đang HOT
Với sự thay đổi này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long hy vọng trong thời gian ngắn nữa, TPHCM sẽ bảo đảm tốc độ tiêm theo yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhận định, thời gian qua tình hình dịch COVID-19 tại phía Nam, đặc biệt tại các địa phương như TPHCM, Bình Dương và một số tỉnh khác khiến Bộ Y tế rất lo ngại.
Đối với TPHCM, có thể tiếp tục xuất hiện những ca lây nhiễm tại cộng đồng nhưng không phát hiện được nguồn lây vì dịch đã đi qua một số chu kỳ lây nhiễm nên việc việc tìm ra nguồn lây rất khó khăn.
Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm vào các khu công nghiệp rất lớn. TPHCM và Bình Dương có mật độ công nhân lao động lớn, trong khi điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt tại nơi lưu trú rất chật hẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm COVID-19 tại khu vực này. Vì vậy, Bộ Y tế đã đặt trọng tâm trong phòng chống dịch tại khu vực này, nhất là ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận có khu công nghiệp, tăng cường tất cả các biện pháp phòng, chống dịch tại khu công nghiệp.
“ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã ban hành những hướng dẫn chi tiết về phòng chống lây nhiễm tại khu vực này. Các địa phương phải áp dụng theo hướng dẫn này “, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đồng thời, các địa phương phải triển khai quyết liệt hơn các biện pháp về xét nghiệm và phải xét nghiệm trên từng quy mô phù hợp. Bộ Y tế đã có hướng dẫn khu vực nào cần xét nghiệm toàn dân, khu vực nào chỉ xét nghiệm những đối tượng nguy cơ… Đây là mấu chốt quan trọng để kiểm soát dịch nhanh hay chậm.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý, TPHCM và các địa phương phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, tình trạng giao lưu đi lại giữa các khu vực. Điều đó sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Riêng TPHCM cần phải tăng cường tầm soát tất cả những người đến các cơ sở y tế.
Đã có gần đủ tiền để tiêm vaccine COVID-19 cho 75 triệu dân
Theo dự kiến để mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người cần hơn 25.000 tỷ đồng.
Tại phiên họp toàn thể Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vào ngày hôm qua (24/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bố trí 14.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, cùng với nguồn tiền từ Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 khoảng 8.000 tỷ đồng, tổng cộng là 22.000 tỷ đồng, "gần đủ để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 75 triệu dân, mỗi người 2 mũi".
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đã có gần đủ tiền tiêm vaccine cho 75 triệu dân
Cuối tháng 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng 12.100 tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vaccine phòng dịch COVID-19.
Theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, kinh phí mua vaccine gồm nguồn ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ, tài trợ, của các tổ chức, cá nhân và do các tổ chức, cá nhân tiêm vaccine tự nguyện chi trả.
Với dự kiến mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người của Bộ Y tế, Bộ Tài chính ước cần khoảng 25.200 tỷ đồng, trong đó 21.000 tỷ là phí vaccine, còn lại là vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng. Để mua vaccine, ngân sách trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỷ đồng.
Hàng loạt chính sách hỗ trợ
Phản hồi một số ý kiến cho rằng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 triển khai chậm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách.
"Thứ nhất là giảm thuế, giãn hoãn thuế đến 31/12/2022 thì cũng rất kịp thời. Thứ hai là phụ cấp đặc thù cho cán bộ y tế trực tiếp tiêm vaccine, rồi chính sách về đóng góp vào quỹ vaccine được tính giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm giá điện, tiền ăn cho trẻ em trong khu cách ly, rồi hỗ trợ cho người lao động, hỗ trợ xét nghiệm COVID-19. Đặc biệt là tiêm chủng vaccine cho toàn dân, đây là quyết sách của Bộ Chính trị và Chính phủ đang triển khai quyết liệt", ông Phớc nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho rằng chỉ có vaccine và 5K mới ngăn chặn được đại dịch, duy trì phát triển kinh tế - xã hội, còn chính sách hỗ trợ chỉ để vượt qua khó khăn trước mắt.
Bộ Y tế tiếp nhận bơm kim tiêm cho chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ T&T Group 150 triệu bơm kim tiêm do T&T Group tài trợ có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần đảm bảo vật tư phục vụ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 Sáng ngày 25/6/2021, tại Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã tiếp nhận tài trợ khoảng 150 triệu bơm kim tiêm để sử dụng cho...