TP.HCM cam kết bảo vệ an toàn cho DN nước ngoài
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài nhanh chóng ổn định tình hình để sớm hoạt động trở lại sau sự cố bạo động vừa qua.
Sáng 16/5, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà đã có buổi đi thăm và làm việc với một số doanh nghiệp nước ngoài thuộc Khu công nghiệp Bình Chiểu và Khu chế xuất Linh Trung 2 (quận Thủ Đức) sau vụ việc một số công nhân có những hành vi quá khích, đập phá, cướp bóc tài sản ngày 13/5 vừa qua.
Chủ doanh nghiệp chưa hết lo
Tại buổi làm việc, ông Lê Mạnh Hà đã lắng nghe những chia sẻ, bức xúc của các doanh nghiệp nước ngoài tại 2 KCN – KCX nói trên, đồng thời cũng đưa ra những cam kết, chủ trương từ phía chính quyền thành phố.
Theo đại diện công ty Toàn Thắng, đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp vẫn chưa thống kê được thiệt hại về tài sản do cuộc gây rối vừa qua gây ra. Tuy nhiên, uy tín của công ty đã bị giảm sút ít nhiều sau sự cố này.”Một số đối tác của chúng tôi đã thực sự lo ngại, nếu tình hình diễn biến xấu hơn trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng đến tiến độ những đơn đặt hàng của hai bên. Từ đó, có đối tác đã đề xuất ý định sẽ chuyển những hợp đồng đã kí với Toàn Thắng sang cho các doanh nghiệp khác tại Thái Lan, Indonesia…”.
Video đang HOT
Nhiều công nhân của công ty FreeTrend đã đi làm trở lại sau vụ gây rối vừa qua.
Trong khi đó, đại diện doanh nghiệp Sơn hóa chất T1 cho biết, hiện ban lãnh đạo và các chuyên gia nước ngoài của công ty do lo ngại về vấn đề an ninh đều đã trở về nước. “Nguồn hàng của chúng tôi chủ yếu lấy từ các công ty của Bình Dương, nhưng chính những công ty này cũng đang chịu thiệt hại từ cuộc gây rối vừa qua. Sáng thứ 2 tuần sau, công nhân sẽ đi làm trở lại, nhưng với tình hình như thế này, dự đoán cao nhất cũng sẽ chỉ hoạt động được 20 – 30% công suất”.
“Không phải ai cũng xấu”
Trao đổi về những thắc mắc, lo ngại của các doanh nghiệp, ông Lê Mạnh Hà cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo TP.HCM đã kịp thời, chủ động triển khai nhiều lực lượng chốt chặn để bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp và trấn áp những hành vi quá khích của một số đối tượng. Chính vì thế, thiệt hại tại các doanh nghiệp ở TP.HCM nhỏ hơn rất nhiều so với các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đến thời điểm hiện tại, dù tình hình đã khá yên ổn, nhưng lãnh đạo thành phố vẫn chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung tối đa, bảo vệ an toàn cho các doanh nghiệp cũng như các chuyên gia, người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại TP.HCM.
Đồng thời, ông Lê Mạnh Hà cũng kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài nhanh chóng ổn định tình hình để sớm quay trở lại hoạt động. “Chúng tôi cam kết sẽ bảo vệ an toàn cho từng khu công nghiệp, từng doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn”, ông Lê Mạnh Hà nhấn mạnh.
Tới thời điểm hiện tại, khoảng 80% công nhân của công ty FreeTrend (Khu chế xuất Linh Trung 2) đã đi làm trở lại, dù là doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nhất trong đợt bạo động vừa qua.
Theo ông Joe Lee, Tổng giám đốc điều hành, đến bây giờ bản thân ông vẫn còn bị sốc trước cảnh đám đông quá khích ùa vào, đập phá, cướp bóc tài sản của công ty. Ông Joe Lee cho biết: “Ngày hôm sau, nhìn cảnh những công nhân đang rơi nước mắt khi thấy doanh nghiệp bị đập phá, tôi hiểu rằng không phải ai cũng xấu, mà đó chỉ là một phần rất nhỏ của đám đông mà thôi”.
Sau khi làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM, ông cho biết, mình và các đồng nghiệp tin tưởng chính quyền sẽ có những biện pháp kịp thời để đảm bảo an toàn cho tài sản của doanh nghiệp cũng như những người nước ngoài đang làm việc, công tác tại Việt Nam.
Theo Khampha
Bình Dương: Khởi tố hàng loạt vụ án hủy hoại tài sản
Chiều 15/5, nguồn tin từ Công an tỉnh Bình Dương cho biết, cơ quan này đang hoàn tất công tác lấy lời khai hơn 400 đối tượng và củng cố hồ sơ khởi tố hàng loạt vụ án xảy ra tại các công ty bị bị đập phá, phóng hỏa gây thiệt nặng.
"Ở mỗi công ty, chúng tôi sẽ khởi tố một vụ án. Trong một vụ án sẽ có nhiều bị can khác nhau liên quan tới các tội danh như "Hủy hoại tài sản", "Trộm cắp tài sản", "Gây rối trật tự công cộng", một cán bộ công an cấp cao ở tỉnh Bình Dương tiết lộ.
Công nhân Công ty Esquel từ tối qua đã đến nhà máy giúp dọn dẹp và treo băng rôn khuyên đồng nghiệp không nên manh động
Theo thống kê của cơ quan chức năng, ở Bình Dương có 460 doanh nghiệp bị đập phá, hơn 15 doanh nghiệp bị phóng hỏa. Vì vậy ước tính sẽ có ít nhất hàng chục vụ án sẽ bị khởi tố trong đợt này.
Từ sáng 15/5, công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đồng loạt trở lại nhà máy. Tại nhiều nơi như ở Công ty Esquel (KCN Việt Nam - Singapore), công nhân đã đến nhà máy hỏi han thời gian trở lại làm việc. Trước đó, từ đêm 14/5, một số công nhân còn trực tiếp giúp công ty dọn dẹp nhà máy. Nhiều công nhân làm băng rôn yêu cầu đồng nghiệp bảo vệ nhà máy để bảo vệ chén cơm của mình. Trước đó, công ty may mặc này bị đập phá, cướp hết sản phẩm và một số lượng lớn đầu máy may.
Sáng nay, tại nhiều công ty, công nhân đã trở lại với hy vọng sớm ổn định công việc
Theo quan sát, hôm nay, lực lượng công an đã rút bớt quân số quanh các KCN ở Bình Dương. Tại các KCN từng xảy ra nạn đập phá, phóng hỏa như KCN Việt Nam - Singapore, KCN Sóng Thần... tình hình đã lắng dịu.
Lực lượng đoàn viên công đoàn cơ sở đi vào các khu trọ bảo ban công nhân ổn định tinh thần và tránh mọi sự xúi giục mới.
Theo Khampha
Gây rối ở Bình Dương-Đồng Nai: Bắt hơn 1.000 người Cơ quan công an kêu gọi những ai đã lấy tài sản của các công ty, sớm mang trả lại để nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Liên quan đến vụ đập phá, phóng hỏa đốt các nhà máy, doanh nghiệp ở Bình Dương, chiều 15/5, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, cho biết, cơ...