TP.HCM cách ly tại chỗ 2.500 lao động Trung Quốc ngừa dịch Covid-19
Để chủ động ứng phó với dịch Covid-19, TP.HCM đang cùng doanh nghiệp cách ly tại chỗ khoảng 2.500 lao động Trung Quốc trong vòng 14 ngày để theo dõi sức khỏe.
Bệnh viện dã chiến phòng dịch Covid-19 tại Củ Chi – Ảnh: Sỹ Đông
Tại buổi họp về tình hình kinh tế, xã hội tháng 1 của UBND TP.HCM sáng 18.2, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư cho biết, tại TP.HCM đang có khoảng 4.600 lao động người nước ngoài, trong đó có khoảng 2.500 lao động Trung Quốc. Số lao động người nước ngoài làm việc tại 612 doanh nghiệp tại các quận, huyện.
Bà Mai thông tin chưa phát hiện trường hợp người lao động nước ngoài từ vùng dịch Vũ Hán và Hồ Bắc (Trung Quốc) làm việc ở TP.HCM. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, các doanh nghiệp đã chủ động cách ly lao động tới từ Trung Quốc và những người di chuyển qua vùng có dịch với thời gian 14 ngày từ khi nhập cảnh.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM thông tin toàn TP.HCM đang có 2.500 lao động người Trung Quốc. – Ảnh: Sỹ Đông
Ngoài số lượng lao động nước ngoài, TP.HCM có 3.600 giáo viên, sinh viên, học sinh từng di chuyển qua vùng có trường hợp nhiễm bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra. Ngành giáo dục cũng chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện nhiễm dịch Covid-19.
“Toàn bộ cơ sở giáo dục tại TP.HCM đã phun thuốc khử trùng và cho học sinh nghỉ học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh”, bà Mai thông tin và cho biết trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh do virus Corona sẽ thường xuyên theo dõi sức khỏe của giáo viên, học sinh, sinh viên không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu đánh giá tác động của dịch bệnh đối với TP làm cơ sở đề xuất với Chính phủ có chính sách thuế phù hợp cho các doanh nghiệp.
Họp cả ngày cuối tuần để gỡ khó bất động sản
Kết luận cuộc họp kinh tế – xã hội tháng 1, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin hiệp định thương mại tự do được Quốc hội thông qua vào kỳ họp sắp tới là cơ hội để TP.HCM xuất khẩu hàng hóa và yêu cầu phải hoàn thiện đề án logictis và thương mại điện tử trong tháng 1. Đồng thời, rà lại chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm chủ lực của TP.HCM.
Các lãnh đạo UBND TP.HCM – Ảnh: Sỹ Đông
Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu lập đề án phát huy lượng kiều hối của kiều bào gửi về TP.HCM hơn 5 tỉ USD mỗi năm cũng như tạo điều kiện trong về thủ tục hành chính để kiều bào đầu tư về nước. Năm 2019, lượng kiều hối của thành phố đạt 5,4 tỉ USD, trong đó 72% dùng cho đầu tư sản xuất.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản, ông Phong yêu cầu các sở, ngành phải tháo gỡ cho doanh nghiệp, nhất là các dự án được Chính phủ và bộ, ngành cho ý kiến. TP.HCM đã thành lập tổ công tác về đầu tư để tháo gỡ khó khăn cho từng dự án do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong làm tổ trưởng. Ông Phong yêu cầu Văn phòng UBND TP sắp xếp lịch làm việc hàng tuần cho tổ công tác, nếu các ngày trong tuần bận công việc thì có thể xếp lịch vào thứ bảy hoặc chủ nhật.
Để tránh tình trạng giải ngân không đạt kế hoạch đề ra, ông Phong chỉ đạo các sở ngành phải rút kinh nghiệm việc giải ngân chậm trong 6 tháng đầu năm, đồng thời lên kế hoạch giải ngân ngay từ đầu năm.
Theo Thanh niên
Yêu cầu không để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế vừa có công văn số 158/NV-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế ngành về việc chấn chỉnh công tác quản lý người bệnh nghi ngờ và người nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Ảnh minh họa
Theo đó, để quản lý chặt chẽ các trường hợp bệnh trên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Cục Quản lý khám, chữa bệnh yêu cầu nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện rà soát công tác tiếp nhận, phân loại người bệnh theo 3 nhóm trường hợp bệnh (bệnh nghi ngờ, bệnh có thể, bệnh xác định), thu dung cách ly và quản lý chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế được phân công theo đúng quy định của các địa phương trên cơ sở hướng dẫn tại công văn số 519/BYT-KCB ngày 6/2/2020 về việc hướng dẫn tổ chức tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do Covid-19 của Bộ Y tế.
Yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh nghiêm túc quản lý tất cả các người bệnh thuộc cả 3 nhóm trường hợp bệnh (bệnh nghi ngờ, có thể, xác định).
Cơ sở y tế cần phải kết hợp với chính quyền địa phương và cơ quan công an trên địa bàn để quản lý chặt chẽ người bệnh. Tuyệt đối không để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly y tế khi chưa được phép xuất viện và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm khi để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly y tế; Tuyệt đối quản lý chặt chẽ các mẫu bệnh phẩm của người bệnh, không để mất, phát tán và cho người không thuộc trách nhiệm tiếp cận với mẫu bệnh phẩm của các nhóm trường hợp bệnh (bệnh nghi ngờ, có thể, xác định) Covid-19 và xử lý mẫu bệnh phẩm theo đúng quy định.
Đ.Trân
Theo daidoanket
Dịch Covid-19: Cần phát hiện sớm để cách ly Những người trong cùng gia đình với người bệnh dương tính đều được xử lý như một ca bệnh, đưa đến cơ sở y tế cách ly ngay Sáng 15-2, đoàn công tác của Bộ Y tế đã tới Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc làm việc và kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Phát hiện...