TP.HCM: Cách chức chủ tịch quận có nạn “xe dù”
Tại buổi làm việc với các sở ngành, quận huyện về tình trạng của xe “dù,” bến “cóc” và lấn chiếm lòng lề đường ngày 12/10, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Thành phố quyết tâm giải quyết dứt điểm tình trạng này bằng nhiều biện pháp đồng bộ.
(Nguồn: vnexpress)
Đặc biệt, Thành phố sẽ sẵn sàng cách chức chủ tịch ủy ban nhân dân địa phương nào để xảy ra tình trạng xe “dù,” bến “cóc” hoạt động thường xuyên.
Theo Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù Thành phố đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét nhưng tình trạng xe “dù,” bến “cóc” vẫn diễn ra thường xuyên, nhất là tại các khu vực xung quanh các bến xe liên tỉnh như Bến xe Miền Đông, Miền Tây, An Sương; dọc tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức kinh doanh bãi giữ xe làm nơi đón trả khách, gây mất trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường. Từ đầu năm 2011 đến nay, lực lượng thanh tra giao thông đã xử lý 926 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 1,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tuy đã có quy định các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định không được chạy xe vào nội thành, nhưng trên thực tế, tình trạng hoạt động xe “dù,” bến “cóc” vẫn hoạt động khá ngang nhiên trong nội thành.
Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tình trạng các xe vận tải hành khách lợi dụng hình thức xe hợp đồng, “open tour” để đón trả khách tại nhiều tuyến đường nội thành xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn giao thông, thất thoát hàng chục tỷ đồng tiền thuế của nhà nước và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữ các doanh nghiệp vận tải.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Hữu Tín đã yêu cầu các quận, huyện phối hợp với Sở Giao thông Vận tải rà soát lại các quy định để tìm ra những điểm chưa chặt chẽ và kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Mặt khác, để giải quyết triệt để tình trạng xe “dù,” bến “cóc”, trong thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ “xé rào” ban hành quy định riêng về việc cấp phép hoạt động của các phương tiện vận tải hành khách theo dạng hợp đồng.
Bên cạnh đó, các lực lượng như cảnh sát, thanh tra giao thông sẽ phải thường xuyên tuần tra, xử phạt mạnh tay để giải quyết dứt điểm tình trạng đón trả khách không đúng nơi quy định như hiện nay. Thành phố cũng sẽ xem xét lại quỹ đất tại các dự án xây dựng các bến xe liên tỉnh mới để quy hoạch khu vực đậu riêng cho xe du lịch./.
Theo TTXVN
Hành khách "kêu trời" vì xe khách "chặt chém"
"Cứ đến ngày lễ, tết người dân chúng tôi lại phải đối mặt với cảnh "chặt chém" từ các nhà xe. Giá vé trong những ngày này đều bị đội lên đến mấy chục nghìn...". - chị Đỗ Thị Hà, ở Hậu Lộc Thanh Hoá bức xúc phản ánh.
Xe "dù" lộng hành và "chặt chém" hành khách phổ biến trên đường.
Cùng với tình trạng "xe dù, bến cóc" lâu nay vẫn tiếp diễn tại khu vực các bến xe Hà Nội, trong dịp 2.9 năm nay, theo khảo sát của PV, lợi dụng lượng hành khách dịp nghỉ lễ đông, các nhà xe "thoả sức" đội giá vé.
Trên đường Giải Phóng, anh Hà Văn Uởng ở huyện Con Cuông (Nghệ An) bức xúc: Sáng nay (1.9), tôi bắt xe ôm ra bến xe Giáp Bát để về quê ngoại ở Thanh Hoá, khi vừa dừng xe ngay trước cổng bến xe Giáp Bát, tôi được các anh "cò xe" bắt lên chiếc xe về Thanh Hoá. Sau khi xe di chuyển ra khỏi bến, tài phụ thu tiền vé anh Nguyên mới "tá hoả" vì giá vé tăng hơn 20 - 30 ngàn đồng so với ngày thường. Tôi bất bình và nhảy xuống xe...".
Ngang nhiên chèo kéo khách.
"Như mọi ngày, về Thanh Hoá tôi chỉ mất 80 ngàn đồng, nhưng hôm nay nhà xe lại tăng thêm 20 ngàn đồng so với ngày thường. Tôi nhất quyết không chấp nhận bị tăng giá vé và đòi xuống xe thì nhà xe còn doạ nạt không cho xuống và bắt phải trả tiền" - anh Uởng nói.
Chị Bùi Thị Vân bắt xe từ bến xe Gia Lâm về Hải Phòng cũng không thoát khỏi cảnh bị "chém". Theo chị Nhân, chị đi xe khách về Hải Phòng thường chỉ có 65 ngàn đồng, nhưng hôm nay do sợ đông khách tôi bắt xe dọc đường nên bị nhà xe thu với mức giá lên 80 ngàn đồng/ người. Sợ đông khách vào bến đợi lâu nên tôi đành bắt xe ven đường, ai ngờ lại bị nhà xe bắt chẹt thu tiền vé với giá cao hơn so với ngày thường. Lên xe nhiều người không đồng tình với giá vé tăng thì bị phụ xe doạ nạt nên ai cũng đành "ngậm bồ hòn" rút tiền trả cho xong.
Không giống như các trường hợp trên, cô Nguyễn Thị Mai (ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ) chia sẻ: "Tội gì mà chịu cảnh nhồi nhét, "chặt chém". Khi lên xe trong bến Mỹ Đình, khách đông ngột ngạt, tôi ra ngoài bắt xe khác thì nhà xe lại đội giá thêm 30 ngàn đồng. Tôi cùng 2 cháu quyết định ở lại ăn Tết Độc Lập ở Thủ đô"...
Theo ông Nguyễn Hoàng Trung - Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết: Cho đến ngày hôm nay 1.9, Tổng Công ty chưa nhận được bất kỳ một đơn vị vận tải nào yêu cầu tăng giá vé. Mức giá vé tại các bến xe của công ty đều thu với mức giá như ngày thường.
Trước tình trạng có nhiều hành khách bị nhà xe "chặt chém", ông Trung cảnh báo, hành khách nên vào bến mua vé để đảm bảo không bị nhồi nhét và bị thu với mức giá quá cao.
Ông Trung cũng cho biết: "Chúng tôi đã quán triệt các nhà xe không được nhồi nhét và tăng giá vé. Nếu các nhà xe trong bến tăng giá vé hay nhồi nhét mà bị hành khách phải ánh chúng tôi sẽ xử lý nghiêm".
Theo Lao Động
"Phanh phui" thủ đoạn mới của xe khách Lâu nay các xe khách với nhiều thủ đoạn như: chạy với tốc độ "rùa", chèo kéo khách tại bến, hay hoạt động theo kiểu "xe dù, bến cóc",... thì dịp 2.9 năm nay các xe khách lại dùng thủ đoạn khá mới mẻ và tinh vi: giấu xe gom khách. Giấu xe trong KĐT để gom khách Xe "dù" vẫn thường xuyên...