TP.HCM: Các trường không được dùng quỹ phụ huynh cho phòng chống dịch bệnh
Kinh phí phòng chống dịch bệnh trong nhà trường được sử dụng từ ngân sách, tuyệt đối không được từ các nguồn không đúng quy định, không sử dụng quỹ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM tham dự chuyên đề về cách phòng ngừa bệnh do virus corona gây ra – Ảnh: C.MINH
Đó là một trong những nội dung của văn bản Sở GD-ĐT TP.HCM vừa gửi cho các trưởng phòng GD-ĐT 24 quận, huyện.
Video đang HOT
Văn bản nêu: “Đơn vị nào có khó khăn về kinh phí đề nghị báo cáo ngay bằng văn bản cho UBND quận, huyện và Sở GD-ĐT TP.HCM”.
Văn bản trên cũng yêu cầu các trường tiểu học phải tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ – công nhân viên – giáo viên trong trường về các biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus corona gây ra theo hướng dẫn của ngành y tế.
Trong thời gian học sinh tiểu học nghỉ ở nhà, Sở GD-ĐT yêu cầu nhà trường duy trì liên lạc giữa giáo viên và học sinh, phụ huynh để ôn tập, củng cố kiến thức và hướng dẫn học sinh tự học qua ứng dụng công nghệ thông tin.
Văn bản cũng nêu rõ: “Thời gian thực học của tuần học thứ 21 năm học 2019-2020 (đáng lẽ bắt đầu từ ngày 3-2) sẽ được lùi sang ngày học sinh trở lại trường”.
Trước đó tại Hội nghị tập huấn về công tác phòng chống bệnh do virus corona gây ra trong trường học (do Sở GD-ĐT và Sở Y tế TP.HCM tổ chức), lãnh đạo một số đơn vị đã thắc mắc về việc lấy nguồn nào để chi cho việc phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, cũng như chia sẻ việc mua khẩu trang, máy đo thân nhiệt gặp nhiều khó khăn do thị trường khan hiếm…
Theo tuoitre.vn
Huyện Thạch Thành triển khai quyết liệt các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm A/H5N6 đã xuất hiện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, huyện Thạch Thành đã tập trung triển khai công tác tiêm phòng cho gia cầm, đồng thời tích cực phun hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.
Xã Thạch Đồng, huyện Thạch Thành là địa phương có tổng đàn vật nuôi lớn với gần 9.828 con gia súc gia cầm các loại. để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, xã Thạch Đồng đã triển khai tuyên truyền cho nhân dân chủ động phối hợp với cán bộ thú y thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm với trên 8.000 liều vắc xin, đồng thời tiến hành rải vôi bột, phun hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại. Trong đó tập trung tiêm các loại vắc xin phòng bệnh lở mồm, long móng, tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò; phòng dịch tai xanh, dịch tả lợn Châu phi cho đàn lợn; vắc xin phòng bệnh dại; vắc xin phòng dịch cúm cho đàn gia cầm, thủy cầm.
Huyện Thạch Thành hiện có gần 600.000 con gia cầm, thủy cầm; 23.000 con trâu bò và khoảng 14.000 con lợn.
Thời điểm giao mùa là điều kiện cho nhiều dịch bệnh phát triển. Thực hiện phương châm "Phòng từ trong, chống từ xa", ngoài việc triển khai tiêm phòng, huyện đã chỉ đạo cho các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong phòng chống dịch bệnh. Đồng thời phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn để để kịp thời phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời nếu có, kiên quyết không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Thu Hà
Theo Baothanhoa
Khánh Hòa vẫn không chủ quan với Covid-19 Khánh Hòa là tỉnh đầu tiên công bố dịch Covid-19 và nay đủ điều kiện hết dịch Ngày 18-2, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, cho biết từ ngày có ca bệnh Covid-19 đầu tiên, đến nay đã quá 30 ngày tỉnh không ghi nhận ca mới, đủ điều kiện công bố hết dịch. Tuy nhiên,...