TP.HCM: Các quận huyện cách ly người nghi nhiễm virus corona ở đâu?
Ngoài khu cách ly tập trung đặt tại Bệnh viện dã chiến ở Củ Chi, Ban chỉ đạo phòng chống dịch do virus corona (Covid-19) TP.HCM yêu cầu mỗi quận huyện phải có một khu cách ly để thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống dịch.
Khu cách ly phòng chống dịch virus corona tại quận 8.
Tại quận 4, cơ sở cách ly đặt tại số 209/43 Tôn Thất Thuyết (phường 3), được cải tạo từ trường mần non đã dời đi. Địa điểm cách ly này có 3 phòng, không có lầu, dự kiến 15 giường. Địa điểm cách ly có khu vực kiểm dịch, phòng cách ly, quy trình vào ra hướng một chiều. Có các bảng tên quy định khu vực, tầng, hướng dẫn và đang được bổ sung trang thiết bị hành chính hoạt động.
Quận 2 đang gấp rút hoàn thành khu cách ly tập trung tại địa chỉ 1291 đường Nguyễn Thị Định (phường Cát Lái). Tổng diện tích tại khu vực này là 3.000 m với quy mô 50 giường. Mọi công tác về nhân lực, vật lực, quy trình tiếp nhận người cách ly đều đã được chuẩn bị để đưa vào hoạt động. Hiện tại, quận 2 đang thực hiện sửa sang lại phòng ốc, dọn dẹp vệ sinh, vận chuyển trang thiết bị đến khu vực cách ly. Bệnh viện Quận 2 cũng đã thành lập 4 đội phản ứng nhanh, mỗi đội 5 người với các chuyên môn: Nhiễm, hồi sức cấp cứu, hậu cần, xét nghiệm, lái xe.
Khu vực cách ly của quận 9 được bố trí tại đền Bến Nọc, phường Tăng Nhơn Phú A. Các công tác hoàn chỉnh khu vực cách ly đang được gấp rút hoàn thành. Khu cách ly hoạt động với 2 phòng, mỗi phòng có khoảng 6 giường và có vách ngăn để chia phòng. Ngoài khu vực cách ly, quận 9 sẽ bố trí thêm các lều dã chiến quân đội để thực hiện các phòng chức năng trong khu cách ly. Trường hợp tình hình dịch bệnh gia tăng, sẽ huy động và mở rộng thêm các lều dã chiến này. Với diện tích 2 héc-ta, khu đền này sẽ giúp cho quận 9 linh động hơn trong trường hợp mở rộng khu vực cách ly.
Cơ sở cách ly của quận 8 nằm ở địa chỉ 7-8 Bạch Mai (phường 5), có 4 tầng, dự kiến 30 gường, gồm các khu: Kiểm dịch, phòng cách ly. Quy trình vào ra theo hướng 1 chiều cũng đã được thiết lập. Điểm cách ly đã có các bảng tên quy định khu vực, tầng, hướng dẫn. Môt số vật dụng như quạt điện, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trang thiết bị hành chính – y tế đang được bổ sung.
Quận Phú Nhuận tổ chức 2 điểm cách ly. Cơ sở 1 tại địa chỉ số 1 Nguyễn Trọng Tuyển (phường 15) đã hoàn thiện về cơ sở vật chất, đang tiến hành bổ sung các quy trình, sơ đồ hướng dẫn, tài liệu truyền thông, có thể đưa vào hoạt động với 15 giường bệnh. Cơ sở 2 đang tiến hành sửa chữa, dự kiến ngày 23/2 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động.
Video đang HOT
Tại quận 6, điểm cách ly là Trạm y tế nằm trong khuôn viên Trung tâm Y tế quận. Do điểm cách ly được bố trí nằm trong khuôn viên nơi làm việc của Trung tâm Y tế nên quận 6 cũng đã thực hiện bố trí lối đi riêng tách biệt giữa khu cách ly và khu làm việc.
Quận Bình Tân cũng đã chuẩn bị cơ sở vật chất tại các khu điều trị cách ly thuộc các bệnh viện trên địa bàn quận trong trường hợp dịch bệnh xảy ra với 110 giường bệnh tại Bệnh viện quận Bình Tân, Bệnh viện Triều An, Bệnh viện Gia An, Bệnh viện Quốc tế City. Quận cũng đã thành lập một khu cách ly tập trung khác với khoảng 100 giường
Cơ sở cách ly của quận 7 nằm ở địa chỉ 38A Nguyễn Văn Quỳ (phường Phú Thuận) có 4 tầng, 9 phòng, dự kiến 108 giường. Hiện cơ sở đã tiếp nhận 12 trường hợp, tình hình sức khỏe của tất cả các trường hợp này đều tốt.
Theo danviet.vn
Nghỉ học do dịch virus corona: Học sinh Sơn La bắt cua, cá mưu sinh
Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch virus corona, UBND tỉnh Sơn La tiếp tục cho học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ học đến hết ngày 16/2.
Các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa của Sơn La lại có thêm thời gian giúp bố mẹ làm nương, làm ruộng, chăn bò, bắt cua... để mưu sinh.
Ngày 8/2, UBND tỉnh Sơn La ban hành Công văn số 288/UBND-KGVX về việc tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Sở Giáo dục và Đào tạo đã thông báo đến các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT (dân lập, công lập, tư thục), giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 10/2 đến hết ngày 16/2.
Khoảng 7h sáng, em Giàng Lan Hương cho cơm, nước, dao quắm vào chiếc gùi của mình theo chân chị để mang cơm cho mẹ trên nương.
Ngay sau khi được nghỉ học về nhà để tự phòng, chống dịch virus corona theo hướng dẫn của ngành y tế, em Giàng Thị Lan Hương - học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Co Mạ (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) lại có thêm thời gian ở nhà phụ giúp mẹ làm nương rẫy.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, em Lan Hương cho biết: "Em sinh ra trong gia đình đông anh em nên bố mẹ em khá vất vả. Từ bé, em được mẹ địu trên lưng dãi nắng dầm mưa để làm nương rẫy. Chỉ còn vài ngày nữa, em lại phải quay lại trường học rồi. Tranh thủ thời gian nhà trường cho chúng em nghỉ học để phòng, chống dịch virus corona, cũng như nhiều bạn trong bản, em cùng chị gái lên nương giúp mẹ nhổ nốt phần cỏ còn lại để kịp thời gian tra hạt thóc".
Em Lường Thị Vui - học sinh Trường Tiểu học Chiềng Bôm (xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu) lại cùng bạn đi bắt cua, cá suối đem ra chợ bán để có thêm thu nhập cho gia đình.
Trò chuyện với Dân Việt, chị Giàng Thị Say (hàng xóm của em Giàng Lan Hương) cho biết: "Lan Hương học cách nhà gần 20km. Vào những ngày bình thường, Lan Hương đi học và ngủ luôn tại trường. Đến cuối tuần, em mới có thời gian về nhà nên không phụ giúp được gì nhiều cho bố mẹ. Tranh thủ lúc con về nhà, buổi sáng sớm khi trời đang tờ mờ, mẹ Lan Hương đã địu đứa con út đi làm trước. Hai chị em Hương dậy nấu bữa sáng, cho lợn, gà ăn xong mới lên nương sau. Chúng tôi ở đây phải tận dụng tối đa thời gian lúc các con, các cháu về nghỉ học may ra mới làm được kịp thời vụ".
Ở những bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La, trong thời gian được nghỉ học phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra, các em học sinh phải theo chân bố mẹ đi ra suối bắt con cua, bắt nhái để kiếm tiền giúp gia đình.
Em Lò Sinh Ngọc chia sẻ, trong thời gian nghỉ học, nhờ chăn bò giúp bố mẹ, mấy sào ruộng nhà em đã được cuốc xong.
Em Lò Thị Ngọc Sinh - học sinh lớp 9 Trường THCS xã Chiềng Bôm chia sẻ: "Gia đình em có 5 con bò và mấy sào ruộng. Ngày thường, em đi học, mẹ em phải chăn bò, một mình bố đi ruộng nên không thể làm hết được. Tranh thủ thời gian nghỉ này, em phụ gia đình chăn đàn bò để bố mẹ có thêm thời gian làm ruộng xong sớm. Như vậy bố em mới yên tâm đi làm bên ngoài, kiếm tiền mua thêm đồ dùng học tập cho em".
Tranh thủ quãng thời gian nghỉ này, một số em học sinh ra ruộng giúp bố mẹ tra hạt để gieo cấy các cây trồng vụ xuân.
Trong thời gian này, nhất là vào buổi sáng sớm và chiều tối, bất cứ ai đi qua các xã, bản ở vùng cao của tỉnh Sơn La đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh các em học sinh nhỏ tuổi người dân tộc thiểu số địu trên lưng chiếc gùi đựng vài cây củi, bó rau lợn, dắt đàn bò, trâu đi chăn thả, hay tay cầm chiếc võ, cái rổ đi bắt cá, bắt cua trên các con suối... Những công việc tưởng chừng như đơn giản này đã đỡ đần được phần nào cho bố mẹ, gia đình và người thân trong lao động sản xuất dịp này...
Theo danviet.vn
Quyết tâm "chống giặc" virus Corona Với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã và đang triển khai hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch virus Corona, đảm bảo phát hiện kịp thời, cách ly và xử lý triệt để các trường hợp nghi nhiễm bệnh. Theo đó, trước diễn biến phức tạp dịch virus Corona, huyện Phúc...