TP.HCM: Các công nhân trong KCX Tân Thuận tiếp tục lao động sản xuất như thế nào?
29 doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận có ca dương tính Covid-19 phải dừng hoạt động, các doanh nghiệp khác phải đảm kiểm soát chặt chẽ người lao động, tổ chức hoạt động 3 tại chỗ.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm công nhân trong KCX Tân Thuận hồi tháng 6.2021. ẢNH: THANH HƯƠNG
Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) thông báo việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận (Q.7) trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.
Hepza viện dẫn khuyến cáo của chuyên gia Tổ công tác Chính phủ trên cơ sở phân tích số liệu kết quả lấy mẫu xét nghiệm Covid 19 tại KCX Tân Thuận, tình hình dịch bệnh có nguy cơ lây lan cao nếu không kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp và người lao động.
Trên cơ sở đề xuất Ban chỉ huy thống nhất thuộc Q.7 và sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Hepza yêu cầu 29 doanh nghiệp có ca nhiễm Covid-19 tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch, phải tạm ngưng sản xuất để đảm bảo việc kiểm soát an toàn phòng dịch. Doanh nghiệp chỉ được sản xuất trở lại sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan thẩm quyền kiểm tra an toàn phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Người lao động của 29 doanh nghiệp có ca nhiễm Covid-19 phải nghỉ việc do công ty dừng hoạt động. ẢNH: TRUNG DUNG
Video đang HOT
Đối với các doanh nghiệp đã đăng ký “vừa sản xuất, vừa lưu trú tại chỗ”, Hepza cho phép tiếp tục hoạt động và phải thực hiện theo kế hoạch đăng ký, bảo đảm kiểm soát không cho người ra vào khỏi doanh nghiệp (trừ trường hợp cấp bách).
Đối với các doanh nghiệp đã đăng ký làm việc trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, phải khẩn trương triển khai thực hiện nội dung “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ) đáp ứng các yêu cầu về an toàn cho người lao động bên trong nhà máy tại KCX Tân Thuận hoặc thuê chỗ ở tập trung ( khách sạn, ký túc xá…) bên ngoài KCX.
Doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ đưa đón người lao động bằng phương tiện đưa đón, không để người lao động tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân (áp dụng từ 0 giờ ngày 13.7). Đối với ô tô đưa đón lãnh đạo, chuyên gia của doanh nghiệp chỉ được phép ra vào KCX Tân Thuận khi có gắn phù hiệu do Ban chỉ huy thống nhất Q.7 cấp.
Hepza cho biết các hoạt động xuất, nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa của các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tạm ngưng hoạt động khi có ca nghi nhiễm Covid 19 được phép thực hiện với số lượng không quá 5 người.
Công ty TNHH Tân Thuận tổng hợp danh sách các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại KCX Tân Thuận trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và danh sách phương tiện ô tô (số xe) đưa đón lãnh đạo, chuyên gia của các doanh nghiệp này để Ban chỉ huy thống nhất Q.7 cấp phù hiệu cho phương tiện.
Hôm qua (11.7), UBND Q.7 đề xuất Hepza xem xét tạm ngưng hoạt động sản xuất đối với 29 doanh nghiệp có ca nhiễm Covid-19 và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. KCX Tân Thuận có khoảng 70.000 người lao động, trong đó có 45.000 người lao động cư trú trên địa bàn Q.7.
'Hỗ trợ người lao động gặp khó do dịch phải kịp thời, không phát sinh thủ tục'
Việc triển khai hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 phải nhanh chóng, kịp thời, không được phát sinh thêm thủ tục hành chính, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu chỉ đạo.
Quang cảnh buổi họp - Ảnh: BHXH Việt Nam
Ông Trần Đình Liệu phát biểu như trên tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động theo nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ, và quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 63 điểm cầu thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên toàn quốc.
Ông Trần Đình Liệu cho biết 4 đợt dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại rất nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khối du lịch, vận tải, nhà hàng, khách sạn.
Ngày 1-7, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Đến ngày 7-7, Thủ tướng Chính phủ có quyết định quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trong đó, có 3 chính sách liên quan trực tiếp đến ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, gồm giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Ngành cũng xác nhận trong 6 chính sách hỗ trợ thiết thực khác liên quan đến 2 đối tượng trên.
Để thực hiện tốt nghị quyết và quyết định trên của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ông Liệu cho hay Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết các đơn vị trực thuộc và bảo hiểm xã hội các tỉnh, TP trực thuộc trung ương thực hiện các quy trình sau:
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Xác nhận danh sách người lao động tham gia đào tạo.
3. Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
4. Xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; danh sách người lao động ngừng việc; danh sách lao động.
5. Giải quyết giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo ông Liệu, để thực hiện các quy trình này, các đơn vị có thể nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử, cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc gửi hồ sơ giấy (trường hợp chưa giao dịch điện tử).
"Việc triển khai hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, không được phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào theo quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và công văn hướng dẫn của ngành. Phải chủ động trong việc xác nhận, tiếp nhận hồ sơ đề nghị, không để tình trạng nhận hồ sơ rồi trả lại đề nghị bổ sung", phó tổng giám đốc Trần Đình Liệu chỉ đạo.
TP.HCM kiến nghị mở rộng điều kiện cách ly F1 tại nhà TP.HCM đang triển khai kịch bản cách ly F1 tại nhà, khách sạn trong tình huống có 20.000 trường hợp F0 và 200.000 trường hợp F1 liên quan dịch COVID-19. Sáng 12-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo TP.HCM về tình hình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19...