TP.HCM: Bến xe, bến phà, quốc lộ kẹt cứng phương tiện
Từ đầu giờ sáng nay (29/4), hàng vạn lượt phương tiện từ TP.HCM đổ về bến phà Cát Lái (phía bờ quận 2) trong dịp nghỉ lễ khiến nơi đây bị ùn tắc nghiêm trọng.
Trong khi đó trên các tuyến QL1A, QL13, xa lộ Hà Nội… lượng phương tiện ôtô, xe tải, xe máy cũng tấp nập từ thành phố đổ về các tỉnh gây cảnh kẹt xe kéo dài nhiều km.
Hàng chục ngàn phương tiện đổ về phà Cát Lái (phía bờ quận 2) gây ùn tắc nghiêm trọng.
Theo ông Trần Minh Thành, Giám đốc Xí nghiệp phà Cát Lái, tình trạng ùn ứ trên tỉnh lộ 25B, đường Nguyễn Thị Định kéo dài vào cổng bến phà bắt đầu xuất hiện từ khoảng 6h. Đến 11h cùng ngày lượng phương tiện đổ về càng đông nên dù bến phà đã tăng cường 11 phà, trong đó nhiều phà có công suất lớn liên tục quay đầu không khách để giải tỏa nhưng vẫn không xuể.
Ùn tắc kéo dài nhiều km qua tỉnh lộ 25B và đường Nguyễn Thị Định.
Ông Thành cho biết ước tính đã có hơn 30 ngàn lượt phương tiện qua phà vào sáng nay. Dự kiến ngày mai (30/4) tình hình cũng sẽ còn diễn biến phức tạp.
Tại khu vực bến xe Miền Đông, hàng chục ngàn hành khách đến mua vé về quê tại các tỉnh miền Trung, miền Đông cũng đã khiến nơi đây quá tải.
Cửa ngõ phía Đông TP trên xa lộ Hà Nội kẹt cứng phương tiện đổ về các tỉnh, trong khi hướng ngược lại thông thoáng.
Video đang HOT
Trong khi đó dọc các tuyến QL13, QL1A hàng trăm người đứng dọc đón xe “dù” gây cảnh hỗn loạn giao thông tại cửa ngõ thành phố.
Một cán bộ CSGT Rạch Chiếc cho biết: Lượng xe tăng đột biến nguyên nhân do xe tải, container tăng cường chuyến ra vào cảng lấy hàng trước kỳ nghỉ lễ, đồng thời khách đi du lịch, công nhân từ TP.HCM nghỉ lễ cùng lúc đổ ra quốc lộ về tỉnh đã khiến giao thông bị quá tải.
Hàng trăm người đứng dọc quốc lộ đón xe “dù” để về quê nghỉ lễ gây cảnh bát nháo, hỗn loạn giao thông.
Lực lượng CSGT công an quận Thủ Đức, quận 2, trạm kiểm soát giao thông Rạch Chiếc, Bình Triệu, Hàng Xanh, đội thanh tra giao thông… đã tăng cường quân số túc trực trên các tuyến đường nhằm phân luồng, điều tiết giao thông cho người dân đi lại an toàn trong dịp nghĩ lễ.
Theo Bee.net.vn
Lao động nghèo vui mừng vì bến phà trở lại
Từ nay người lao động nghèo ở Bình Minh (Vĩnh Long) qua Cần Thơ mưu sinh không còn cảnh hồi hộp lo sợ mỗi khi qua sông Hậu bằng những chiếc "đò chui" không phép, không an toàn nữa.
Gian nan những ngày đi "đò chui"
Ngồi trên chiếc đò có tải trọng 120 tấn của ông Huỳnh Quang Thoại (bến Cần Thơ) để qua sông Hậu, nhiều chị em phụ nữ đi bán dạo (rau, trái cây, vé số, ..) vui mừng thi nhau kể lại những tháng ngày vất vả và nguy hiểm mỗi khi qua sông Hậu bằng "đò chui" nhỏ xíu.
Chị Thanh Tiền - ở khu vực 1, Cái Vồn, Bình Minh kể: "Tui đã qua chợ Cần Thơ bán rau gần cả chục năm nay rồi. Mối mang nhiều lắm nên làm sao bỏ được. Bởi vậy khi phà Cần Thơ ngưng hoạt động, muốn qua Cần Thơ phải đi đường vòng hơn 20 km, nhưng xe cộ đâu mà đi. Còn đi xe ôm thì tốn mất 40.000 đồng/lượt. Với sạp rau nhỏ của tui thì bán cả ngày trời chỉ đủ tiền trả xe ôm. Nên để đảm bảo chút tiền lời đong gạo ăn tui phải chọn đò dọc để qua sông."
Buổi sáng chen chân xuống đò dọc để qua sông Hậu
Nhiều chị em trên phà cho biết: đa số những người đi đò dọc (bằng vỏ lãi) qua sông Hậu là chị em phụ nữ, ít ai biết bơi. Nên mỗi lần ra giữa sông là bắt đầu lo sợ. Nhất là những hôm gặp gió lớn, sóng to, chị em cứ nháo nhào lên càng làm chiếc đò lắc lư. Những lúc như vậy chỉ biết cầu trời khấn phật cho đò cập bến an toàn.
Bác Đỗ Thanh Tâm (60 tuổi) - ở thị trấn Bình Minh, huyện Bình Minh qua Cần Thơ bán vé số dạo kể: "Tui già rồi nên làm sao đạp xe lên cầu Cần Thơ nổi. Lúc đó cũng nằm không xơi nước cả tháng trời. Vừa nghe có tuyến xe buýt đi Bình Minh - Vĩnh Long, tui mừng lắm. Nhưng mấy ngày đầu không biết giờ xe chạy, tui ra trễ. Xe chạy mất tiêu, đành đợi xe khác. Qua đến Cần Thơ thì nửa trưa rồi, buôn bán gì được nữa! Cuối cùng thấy có đò dọc qua sông Hậu, vừa rẻ, lại nhanh, làm liều đi đại chứ nói thật cũng sợ lắm!".
Bến đò - chiếc phao cho người lao động nghèo
Trước nhu cầu qua lại sông Hậu quá lớn của bà con hai tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long, lãnh đạo hai tỉnh đã có công văn xin Bộ Giao thông vận tải cho phép 1, 2 chiếc phà tại bến phà Hậu Giang hoạt động trở lại nhưng không được chấp thuận.
Mới đây, nhằm chấm dứt tình trạng "đò chui", đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho người dân qua sông Hậu nên lãnh đạo Sở GTVT Vĩnh Long, Cần Thơ đã đồng ý cho thành lập bến đò Bình Minh, Cần Thơ và chiều ngược lại. Sự ra đời của bến đò được đông đảo người dân hai tỉnh vui mừng và hoan nghênh.
Người dân rất vui mừng khi có đò qua sông Hậu an toàn như thế này
Ghi nhận niềm vui của người dân, mới 6 giờ sáng, PV Dân trí đã có mặt tại bến đò (bến Cần Thơ), chứng kiến hàng trăm lượt khách qua lại trên chiếc phà mới có tải trọng 120 tấn, đảm bảo an toàn. Đa số người đi trên phà là công nhân, tiểu thương, sinh viên và nhiều nhất là bà con lao động nghèo từ huyện Bình Minh, Bình Tân (Vĩnh Long) qua Cần Thơ mưu sinh.
Chị Nguyễn Thị Mai - Bình Minh, Vĩnh Long mang hai bao ấu qua Cần Thơ bán - hồ hởi nói: "Có bến phà này tui mừng lắm! Mỗi ngày tiết kiệm được 50.000 đồng. Đi phà vừa an toàn, vừa mất ít thời gian và công sức, bà con tui mừng lắm!".
Theo chị Mai, trước kia "đi tắt" bằng vỏ lãi qua sông Hậu mỗi bận tốn ít nhất là 10.000 đồng. Tốn tiền là một chuyện nhưng quan trọng nhất là nhiều rủi ro. Hôm nào sóng to không có đò thì đi xe ôm, mỗi bận cũng tốn hết 30.000 đồng.
Những người đi bán dạo như anh Nghĩa, chị Mai rất vui mừng khi bến phà hoạt động trở lại
Anh Nghĩa bán vé số dạo phấn khởi: "Có bến đò này, những người lao động nghèo như chúng tôi như gặp được chiếc phao. Lúc trước không có phà, mỗi ngày tui phải còng lưng đạp xe đạp đi về trên 40km (từ Bình Minh qua Cần Thơ), mất gần cả giờ đồng hồ mới qua tới Cần Thơ. Hôm nào bán hết vé số thì về đạp xe lên Cầu Cần Thơ nhẹ tênh. Còn hôm nào tui bán ế thì đi bộ dắt xe thấy cũng mệt!".
Riêng em Nguyễn Hoàng Trọng Nhân - sinh viên trường ĐH Tây Đô - cho biết: "Cha mẹ thấy em đạp xe cực nhọc đến trường, mỗi ngày đi về gần 40 km nên định vay ngân hàng mua cho em chiếc xe gắn máy. Rất may có bến phà này nên em chỉ cần qua sông rồi đạp khoảng 6 km nữa là tới trường".
Được biết, tại bến đò ngang Cần Thơ, chiếc đò sắt 120 tấn của ông Huỳnh Quang Thoại đóng theo hình thức phà nhỏ, mỗi chuyến chở được 40 xe gắn máy và khoảng 100 hành khách. Tại bến đò Bình Minh, HTX đò ngang Bình Minh có một chiếc đò ngang trọng tải 80 tấn mỗi chuyến qua sông chở được 50 khách và 20 xe gắn máy. Cứ 30 phút sẽ có một chuyến phà sang sông; hoạt động từ 4 giờ sáng đến 20 giờ tối mỗi ngày.
Công tác kiểm tra áo pháo, phao cứu hộ luôn được các chủ phà đặt lên hàng đầu
Giá qua phà mỗi chuyến đối với người đi bộ là 3.000đ; người đi xe đạp 5.000đ; người đi xe gắn máy 7.000đ. Miễn giảm 50% tiền vé cho học sinh, sinh viên; miễn giảm 100% cho bộ đội, công an và cán bộ đi công tác. Riêng người nghèo chủ đò không lấy tiền.
Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Quang Thoại cho biết: "Bến đò này đã hoạt động được gần ba tháng nay. Ngoài việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi xuất bến thì việc kiểm tra áo phao, phao cứu hộ cho khách chúng tôi luôn đặt lên hàng đầu. Dịp Tết nguyên đán này chúng tôi xin phép cho thêm 1, 2 chiếc phà nữa hoạt động để phục vụ nhu cầu đi lại của bà con nhân dân".
Theo Dân Trí
Phà Thủ Thiêm ngày kết thúc sứ mệnh lịch sử Sau một thế kỷ tồn tại, cuối tháng 12/2011, nhiệm vụ lịch sử của bến phà Thủ Thiêm sẽ chấm dứt. Hình ảnh con phà hàng ngày lầm lũi đưa khách sang sông chính thức khép lại. Một chút ngậm ngùi thoáng hiện về trong tâm thức những người đã nhiều năm gắn bó với Sài Gòn... Lịch sử một bến phà Hiện...