TP.HCM bắt tay Lâm Đồng đưa nông sản vào siêu thị
TP.Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn và tiềm năng cho nông sản không chỉ của thành phố mà còn cả các tỉnh lân cận, các vùng miền trong cả nước. Không chỉ doanh nghiệp, chính quyền thành phố cũng chung tay vào cùng các địa phương hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.
Chính quyền – doanh nghiệp bắt tay bán nông sản
Mặc dù là thị trường tiêu thụ lớn và tiềm năng cho nông sản không chỉ của thành phố mà còn của các tỉnh lân cận, các vùng miền trong cả nước nhưng việc kết nối tiêu thụ hàng hóa của TP.HCM và các tỉnh còn nhiều hạn chế. Nếu không có sự liên kết mạnh mẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp TP.HCM với chính quyền, doanh nghiệp các địa phương thì các DN, HTX tại các tỉnh gặp khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm trực tiếp cho hệ thống cửa hàng tiện ích, siêu thị, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP.HCM.
Nhận thức rõ những rào cản đó, thời gian vừa qua, TP.HCM không ngừng gia tăng việc kết nối tiêu thụ nông sản với nhiều tỉnh như Long An, Lâm Đồng, Bến Tre… nhằm kết nối, hỗ trợ người sản xuất, nhà tiêu thụ giữa các địa phương với TP.HCM.
Đơn cử như tại “Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản và nông sản chế biến của tỉnh Lâm Đồng vào hệ thống Co.opmart” vừa diễn ra tại TP.HCM, Sở Công Thương TP.HCM, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM ( Saigon Co.op) cùng sự tham gia của hơn 20 hợp tác xã nông nghiệp, đơn vị canh tác nông sản tại Lâm Đồng bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.
Doanh nghiệp TP.HCM và Lâm Đồng trao đổi về hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
Các đơn vị sản xuất của tỉnh Lâm Đồng đã giới thiệu hàng loạt các sản phẩm nông sản ứng dụng công nghệ chế biến, đóng gói mới với bao bì bắt mắt và có tính năng phù hợp với xu hướng đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
Nhân dịp này, các hợp tác xã đang chuyên canh cải thảo hỏa tiễn, dưa leo babi, cà chua beef, cà chua jerry, cải cầu vòng, gạo hữu cơ, nấm đông trùng hạ thảo, mật ong cà phê, macca thảo dược… tiếp cận với những quy định chặt chẽ, điều kiện để đưa sản phẩm vào các chuỗi bán lẻ của TP.HCM nói chung, của Saigon Co.op nói riêng, từ đó bắt đầu hoàn thiện thủ tục cần thiết để sớm đưa hàng vào kinh doanh tại hệ thống siêu thị của Saigon Co.op, dần mở rộng thị trường tại TP.
Ở phương diện là cơ quan quản lý nhà nước, đại diện Sở Công Thương TP.HCM và Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã chia sẻ những chính sách, hoạt động mang tính quảng bá và kết nối hỗ trợ các hợp tác xã, nhà vườn tiêu thụ nông sản đầu ra, đồng thời cũng chia sẻ nhiều thông tin thị trường quan trọng giúp nhà vườn có định hướng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Ông Bùi Thế – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện Lâm Đồng đang xây dựng và phát triển thương hiệu địa phương “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với 235 đơn vị được tôn vinh với nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Riêng đối với rau có 209 tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận VietGAP với tổng diện tích 1.717ha, diện tích sản xuất theo GlobalGAP là 21ha…
Với đặc thù khí hậu và quy mô vùng đất nuôi trồng rộng lớn, hiện nay tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra thị trường được rất nhiều mặt hàng từ loại cây trồng, nông sản, cây công nghiệp… áp dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Video đang HOT
Nhiều sản phẩm nông sản có nguồn gốc và đảm bảo chất lượng được bán tại hệ thống siêu thị Saigon Co.op.
Nông sản phải đảm bảo các điều kiện nhất định
Được biết, hiện chuỗi hệ thống các nhà bán lẻ tại TP.HCM mỗi năm tiêu thụ cho tỉnh Lâm Đồng hàng trăm nghìn tấn nông sản gồm các loại đặc sản và các loại rau củ quả: cải, cà rốt, su hào, ớt chuông, các loại cà chua, bí ngồi, cần tây, khoai lang, hàng chục loại hoa tươi cắt cành, hoa chậu để bàn với sức mua khá tốt hàng ngày.
Riêng hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đang góp phần phân phối ra thị trường với sức tiêu thụ mỗi năm trung bình hơn 20.000 tấn nông sản Đà Lạt.
Cùng với Lâm Đồng, TP.HCM đã kết nối tiêu thụ nông sản cho nhiều địa phương như tại Bến Tre đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tham gia các chương trình kết nối, giúp các sản phẩm chủ lực của tỉnh này mở rộng thị trường vào TP.HCM như các sản phẩm mang tính truyền thống từ dừa (kẹo dừa, bánh phồng dừa, tinh dầu dừa, mỹ phẩm từ dừa…); các loại cây ăn trái, hàng nông sản thực phẩm đặc sản của Bến Tre.
Nông sản đưa vào TP.HCM phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn nhất định.
Hay tại tỉnh Đồng Tháp, 5 mặt hàng chủ lực là lúa gạo, xoài, hoa kiểng, vịt và cá tra đã có mặt ở hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi bán lẻ… trên địa bàn TP.HCM.
Riêng tỉnh Long An, thông qua hoạt động kết nối tiêu thụ, mỗi năm, các hợp tác xã cung cấp khoảng 225.000 con lợn, 130.000 con bò được giết mổ tập trung, 11.000 tấn tôm nước lợ, nhiều loại gạo đặc sản như Nàng thơm Chợ Đào, Tài Nguyên, Huyết Rồng cùng các loại gạo thơm, gạo nếp đáp ứng nhu cầu thị trường TP.HCM.
Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như lúa gạo, thanh long, đậu phọng, mè, rau, thịt, trứng, tôm, cá do nông dân tỉnh Long An sản xuất đã được các doanh nghiệp, các siêu thị nổi tiếng như Sài Gòn Co.op, Satra, Vissan, Lotte, BigC, Vinmart…, các chợ đầu mối thực phẩm, các chuỗi nhà hàng tại TP.HCM tiêu thụ mạnh.
Đại diện Sở Công Thương TP.HCM nhận định, để hàng hóa xuất xứ trong nước lấn át các sản phẩm nhập ngoại hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc, các sản phẩm phải có mã truy xuất nguồn gốc, đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, bao bì nhãn mác đáp ứng các tiêu chuẩn tem nhãn của Nhà nước.
“Nếu cộng tác chặt chẽ với hệ thống phân phối bán lẻ thì các cơ sở sản xuất, HTX, hộ nông dân sẽ có thông tin để điều chỉnh sản xuất sao cho phù hợp với xu hướng, thuận lợi trong việc xâm nhập vững chắc vào hệ thống phân phối hiện đại”, vị này nói.
Từ đó, lưu ý các doanh nghiệp, HTX, nhà vườn muốn đưa nông sản và nông sản chế biến vào thị trường TP.HCM, bên cạnh việc nắm thông tin về quy trình, thủ tục để đưa sản phẩm của mình vào kinh doanh tại siêu thị, các nhà bán lẻ, thì còn phải nắm rõ các điều kiện, tiêu chuẩn và quy trình đầu vào theo quy định của mỗi hệ thống bán lẻ đặt ra.
Theo Danviet
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Nông sản Việt dễ bị mượn tên?
Trao đổi với Dân Việt, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú lo ngại, những diễn biến căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể dẫn tới hàng thủy sản Trung Quốc sẽ được ghi sai nhãn thành xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến những động thái từ phía Mỹ nhằm gây bất lợi cho Việt Nam.
Cơ hội và rủi ro
Thưa ông, ông nhìn nhận như thế nào về những diễn biến căng thẳng gần đây của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?
- Ngày 1/8/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế mới đối với hàng hóa Trung quốc nhập khẩu vào Mỹ trị giá 200 tỷ đô la với thuế suất 10% từ ngày 1/9/2019. Đây là động thái đầu tiên của Mỹ đối với Trung Quốc sau khi vòng đàm phán cấp cao giữa 2 nước kết thúc không thành công.
Các mặt hàng nông sản Việt Nam đang được bày bán trong siêu thị tại Hà Nội. Ảnh: D.V
Mỹ cho biết: "Trung Quốc nhượng bộ quá ít, họ đăng ký mua nông sản Mỹ với số lượng lớn song họ không làm như vậy". Đây là bước leo thang mới nhất của cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước trong hơn 1 năm qua. Đáp lại hành động của Mỹ, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ không lùi bước và có những biện pháp đáp trả kịp thời.
Từ động thái trên, chắc chắn là hàng hóa dư thừa của Trung Quốc không xuất được sang Mỹ sẽ tìm cách tiêu thụ ở các nước khác trên thế giới, và đặc biệt là thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh thương mại này, Việt Nam sẽ được hưởng một số lợi ích như tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ để thay thế một số mặt hàng mà Trung Quốc bị áp thuế cao như mặt hàng điện tử, đồ gỗ, may mặc, đồ da giầy...
Trong 5 tháng đầu năm 2019, Mỹ đã giảm nhập khẩu hàng của Trung Quốc với tỷ trọng 12,3% nhưng tăng nhập khẩu của Việt Nam với tỷ trọng 36%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư từ nước ngoài của các DN FDI vào Việt Nam đã giải ngân được 9,1 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, vốn đăng ký đạt 18,5 tỷ USD, bằng 90,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn cam kết đầu tư từ Trung Quốc, Hongkong chiếm một tỷ trọng lớn là 41%, đó là những lợi ích về xuất khẩu và đầu tư mà cuộc chiến tranh thương mại mang lại.
Ông có lo ngại tình trạng DN Trung Quốc sẽ "mượn" Việt Nam để lấy xuất xứ hàng hoá nhằm xuất khẩu sang thị trường Mỹ?
- Đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, có khả năng Trung Quốc sẽ thông qua Việt Nam để trung chuyển hàng hóa của họ, dưới mác "made in Việt Nam" nhằm tránh thuế.
Cần lưu ý thêm, khi hàng Trung Quốc vào Việt Nam với hình thức tạm nhập tái xuất, chúng ta phải đối mặt với một rủi ro là sự tiếp tay của một bộ phận các DN nội địa, tạo điều kiện hợp thức hóa cho hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tạo cơ hội cho DN Việt Nam tăng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản, thủy sản sang 2 thị trường lớn này để bù đắp thiếu hụt tại thị trường, đặc biệt là với những mặt hàng tôm, cá tra.
Nhưng tồn tại một rủi ro cũng đáng quan tâm, vì đã có những nhận định cho rằng hàng thủy sản Trung Quốc sẽ được ghi sai nhãn thành xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến những động thái từ phía Mỹ nhằm gây bất lợi cho Việt Nam.
Đối với những sản phẩm thủy sản mà Trung Quốc và Việt Nam đều xuất khẩu sang Mỹ như tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc hay cá biển, Mỹ có thể kiểm tra chặt chẽ hơn về xuất xứ từ Việt Nam, vì họ có thể nghi ngờ DN Trung Quốc sẽ "mượn" Việt Nam để lấy xuất xứ và xuất đi Mỹ.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể trở thành điểm trung chuyển cho giao dịch thủy sản của hai thị trường này, điều này rất ảnh hưởng đến uy tín và quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc.
Chủ động hợp tác, cạnh tranh "sân nhà"
Theo ông, liệu có tồn tại rủi ro với thị trường nội địa Việt Nam trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?
- Trong hơn nửa đầu năm 2019, xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm 8,5% và xuất khẩu sang các nước ngoài Mỹ chỉ tăng có 2,1%, câu hỏi đặt ra là ai sẽ mua hàng hóa dư thừa của Trung Quốc? Một khi xuất khẩu sang Mỹ và các nước bị chậm lại, chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm đường giải quyết số hàng tồn kho một cách nhanh hơn sang các nước khác khác hoặc sang ASEAN và Việt Nam.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn thúc đẩy việc hoàn thành ký kết khu vực thương mại tự do Đông Á (RCEP) vào cuối năm 2019 bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Những động thái trên của Trung Quốc nhằm đa dạng xuất khẩu hàng hóa dư thừa do hậu quả của chiến tranh thương mại.
Thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng về tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á, hệ thống phân phối hiện đại đang phát triển, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tích cực lấn sân vào lĩnh vực thương mại bán lẻ. Vì vậy, nguồn cung hàng hóa từ sản xuất trong nước và nhập khẩu là vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Chúng ta đã hội nhập và chấp nhận mở cửa để hàng hóa và hệ thống phân phối các nước vào thị trường nội địa, điều quan trọng là công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước và hàng hóa sản xuất trong nước nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa và quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, thu nộp ngân sách cho Nhà nước. Song song với đó, chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và hệ thống phân phối Việt, chủ động hợp tác và cạnh tranh ngay tại sân nhà.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Ế nhiều quá, Chủ tịch, Bí thư cũng phải đi bán cá mực, cá nục khô Hàng ngàn tấn mực khô ở Quảng Nam ế ẩm, tồn kho hàng ngàn tấn cá nục khô ở Quảng Trị do không bán được, địa phương phải tìm cách giải cứu. Nguyên nhân là bởi Trung Quốc siết nhập tiểu ngạch. Cá nục, mực khô ế chất đầy kho Theo thông tin từ tỉnh Quảng Trị, đánh bắt và hấp khô cá...