TP.HCM bất ngờ “đón” áp thấp nhiệt đới giữa mùa khô
Vùng áp thấp trên vùng biển nam biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới hướng vào các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Sóc Trăng, TP.HCM chỉ đạo các sở ngành và địa phương chuẩn bị phương án đối phó.
Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
Để chủ động trong công tác ứng phó với mọi tình huống, giảm thiểu tối đa các thiệt hại do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông gây ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM yêu cầu UBND huyện Cần Giờ và các đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ven biển, cửa sông, các điểm xuất bến, các khu neo đậu tàu thuyền.
UBND huyện Cần Giờ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố. Chính quyền các quận, huyện, đặc biệt là huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè tổ chức rà soát, kiểm tra dân cư sống ven sông, ven biển, vùng trũng thấp, xung yếu, nhà tạm bợ, lồng, bè nuôi trồng thủy sản để có phương án chủ động sơ tán, đảm bảo an toàn cho người.
Các lực lượng, đơn vị làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn duy trì sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ trên biển, sông, rạch khi cần thiết.
Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tuần tra, kiểm tra các bến đò ngang, đò dọc và các phương tiện vận tải trên sông, kênh, rạch; bảo đảm tuyệt đối an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, toàn bộ hành khách tham gia giao thông thủy phải được mặc áo phao, trang bị phao cứu sinh, không chở quá tải; tuyệt đối không được xuất bến khi có mưa to, giông gió, sóng lớn.
Video đang HOT
Sở Du lịch, Tổng công ty du lịch Sài Gòn không cho các tàu chở khách du lịch tham gia hoạt động trên sông, biển trong điều kiện thời tiết nguy hiểm, sóng to, gió lớn.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vùng áp thấp trên vùng biển nam biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 7 giờ ngày 12.12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,4 độ vĩ bắc; 109,7 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Thuận – Bến Tre khoảng 300km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10km. Đến 7 giờ ngày 13.12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,2 độ vĩ bắc; 107,3 độ kinh đông trên vùng biển ven bờ các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, từ ngày 14-17.12, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận có mưa to với tổng lượng mưa trên 200mm, riêng Quảng Nam đến Phú Yên mưa rất to (300-400mm/đợt), trên các sông thuộc khu vực này có khả năng xuất hiện lũ trở lại.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Áp thấp nhiệt đới tiến sát bờ, Sài Gòn sẽ có mưa lớn
Áp thấp nhiệt đới ở nam Biển Đông với sức gió mạnh nhất giật cấp 8-9 đang tiến vào bờ biển các tỉnh Bình Thuận-Bến Tre.
Vị trí và hướng đi của áp thấp nhiệt đới - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn trung ương
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn trung ương, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ở đảo Huyền Trân (quần đảo Trường Sa) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8.
Lúc 7 giờ sáng nay 12-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,4 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Thuận-Bến Tre khoảng 300 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 km.
Đến 7 giờ ngày 13-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông trên vùng biển ven bờ các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm trên biển (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): từ vĩ tuyến 8,0 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 12,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới đổi hướng di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10 km.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Sóc Trăng (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-3 m. Biển động mạnh.
Từ đêm 12-12, vùng ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre có gió giật mạnh cấp 6-7.
Các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Khu vực Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa từ nay đến hết ngày 13-12 ở Quảng Ngãi đến Bình Thuận 100-150 mm, khu vực Nam Bộ 50-100 mm. Trên các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có khả năng xuất hiện lũ kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Ngoài ra, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng chiều tối và đêm 13-12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 14-12, ở các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-18 độ C, vùng núi 12-15 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C.
Hà Nội từ đêm 14-12 trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-17 độ C.
(Theo Người Lao Động)
Hàng loạt đường ở Sài Gòn sẽ ngập do triều cường, áp thấp Áp thấp nhiệt đới vào Nam Bộ gây mưa lớn trùng đợt triều cường tháng 12 đang lên cao khả năng các khu vực thấp, trũng ở TP HCM bị ngập nặng. Mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trùng thời điểm triều cường cao sẽ khiến 9 tuyến đường ở TP HCM ngập nặng. Ảnh: Phạm Duy. Do ảnh hưởng...