TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại các khu vực có ca bệnh Covid-19
UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 tại khu vực có ca bệnh và áp dụng Chỉ thị 15 tại khu vực lân cận.
Trước tình hình dịch bệnh hiện nay đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố vì chưa xác định được nguồn lây nhiễm cũng như thời điểm khởi đầu, trong đó có khoảng 80% ca bệnh không có triệu chứng, do đó có thể còn lây nhiễm ra cộng đồng trong thời gian tới.
Triển khai, kích hoạt các biện pháp dập dịch
Để đảm bảo cho người dân Thành phố được an toàn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các Sở – ban ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận – huyện, phường – xã – thị trấn phải thực hiện “Thần tốc, quyết liệt, đồng bộ, chủ động”, kiên trì nguyên tắc chống dịch “Ngăn chặn – Phát hiện – Cách ly – Khoanh vùng – Dập dịch”.
Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các biện pháp theo nguyên tắc 5K
Mới đây, UBND TPHCM mới đây đã có văn bản khẩn số 459/UBND – VX gửi các Sở – ban ngành và UBND TP Thủ Đức, UBND các quận, huyện về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Trong văn bản nêu rõ đối với các khu vực có ca bệnh, áp dụng thực hiện giãn cách xã hội tại khu vực đó theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg, đối với các khu vực lân cận xung quanh thì áp dụng theo Chỉ thị số 15/CT-TTg.
Thành phố kích hoạt toàn bộ hệ thống dự phòng và điều trị của ngành Y tế; phối hợp tốt với các cơ quan y tế của Bộ ngành Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là phối hợp với Sở chỉ huy tiền phương phòng, chống dịch tại TP.HCM do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phụ trách.
Yêu cầu Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các ngành, các cấp không rời khỏi TP, tổ chức bộ phận trực chiến phòng, chống dịch, đảm bảo công tác báo cáo đột xuất và báo cáo hàng ngày cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố; vận động cán bộ, công chức không về quê ăn Tết để đảm bảo kịp thời ứng phó các tình huống dịch bệnh phát sinh cũng như đảm bảo an toàn cho gia đình và cộng đồng.
Khu vực cách ly Mả Lạng (quận 1), hiện 1.600 mẫu giám sát đã có kết quả âm tính
TP.HCM cũng yêu cầu ngành y xét nghiệm lại lần 2 đối với 1.600 nhân viên bốc xếp của Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, xét nghiệm lại toàn bộ cán bộ, công nhân viên bệnh viện 175. Những khu vực có ca nhiễm cộng đồng tại quận 1, 12, Tân Bình, Bình Tân, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thành phố Thủ Đức cần khoang vùng, phong tỏa tạm thời.
Các trường hợp F1 trên địa bàn phải được lấy mẫu đơn, các hộ gia đình sinh sống tại khu vực có dịch thì áp dụng phương án lấy mẫu gộp.
Để chuẩn bị ứng phó cho các kịch bản TP có 50 ca nhiễm, ngành y tế cần đảm bảo năng lực xét nghiệm 30.000 đến 40.000 mẫu trong 24 giờ.
Tạm dừng nhiều hoạt động trước Tết Nguyên Đán 2021
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng đã yêu cầu toàn bộ người dân Thành phố hạn chế tối đa việc đi lại, thăm hỏi, chúc Tết, liên hoan, họp mặt. Đề nghị khi ra khỏi nhà và đến nơi công cộng phải đeo khẩu trang. Xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang hoặc không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 theo yêu cầu của Bộ Y tế và UBND TP. Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công nhân viên tổ chức làm việc trong dịp tết, sinh hoạt tại chỗ…
Đối với các hoạt động lễ hội, sự kiện của TP đã được phê duyệt đề nghị giảm qui mô và đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng, chống dịch Covid – 19. Riêng đối với Đường hoa và Đường sách Tết Tân Sửu 2021, Hội Hoa Xuân Tao Đàn, Hội Hoa xuân Phú Mỹ Hưng (Quận 7): Chỉ thực hiện đón tiếp khách tham quan từ 08 giờ đến 17 giờ hàng ngày, không tổ chức Lễ khai mạc Đường hoa và Đường sách Tết.
Các lễ hội đường hoa, phố ông đồ phải đóng cửa để phòng dịch Covid-19
Ban Tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện nêu trên phải có biện pháp điều tiết để đảm bảo mật độ giãn cách theo đúng tiêu chí an toàn phòng, chống dịch. Thực hiện nghiêm các biện pháp theo nguyên tắc 5K, xử phạt nghiệm đối với các trường hợp khách tham quan không đeo khẩu trang, kể cả tháo khẩu trang để chụp ảnh.
Tạm dừng toàn bộ các dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí và các cơ sở kinh doanh dịch vụ như: cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu, massage, xông hơi, các tụ điểm vui chơi, giải trí, sân khấu ca nhạc – kịch, rạp chiếu phim, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, vũ trường, quán bar, karaoke, pub, beer club, hát với nhau, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử, các cơ sở kinh doanh thể thao (gym, fitness, billiards, yoga…).
Các quán bar trên phố Tây Bùi Viện đã đóng cửa từ trưa 9/2
Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
Các cửa hàng cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, xăng dầu, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh vẫn được hoạt động bình thường, nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan y tế.
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Tăng cường hình thức giao hàng tại nhà, không phục vụ quá 30 người trở lên cùng một lúc, bố trí chỗ ngồi thông thoáng, bảo đảm khoảng cách giữa 2 người từ 1m trở lên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan y tế. Khuyến khích lập vách ngăn trên bàn ăn giữa các khách hàng.
Thời gian áp dụng kể từ 12 giờ ngày 9/2/2021 cho tới khi có thông báo mới.
TP.HCM có ca mắc Covid-19: Nếu giãn cách xã hội thì chỉ thị 15 khác 16 thế nào?
Chiều 8.2, Bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng giãn cách xã hội tại TP.HCM theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 tại một số khu vực vì dịch Covid-19.
Vậy Chỉ thị 15 khác Chỉ thị 16 thế nào? Nhiều người dân TP.HCM cũng đang chờ đợi quyết định của lãnh đạo TP.HCM và các phương án để phòng dịch.
Phong tỏa khu Mả Lạng (Q.1, TP.HCM) vì có ca mắc Covid-19 . ẢNH: KHẢ HÒA
Tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ ngày 8.2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cho biết trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp tại TP.HCM, Bộ Y tế thành lập bộ phận thường trực tại đây do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đảm trách để cùng TP.HCM đánh giá lại tất cả tình hình.
Bộ Y tế huy động tối đa lực lượng hỗ trợ TP.HCM. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng giãn cách xã hội tại TP.HCM theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 tại một số khu vực...Thủ tướng cho phép TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn, những địa bàn còn dịch Covid-19, "được phép áp dụng biện pháp mạnh" để tránh dịch lây lan ra cộng đồng "một cách cụ thể, phù hợp".
Vậy Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 khác nhau như thế nào?
Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đều là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong những thời điểm khác nhau. Trong đó, Chỉ thị 16 là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp cách ly toàn xã hội.
TP.HCM đang phong tỏa những nơi nào liên quan bệnh nhân Covid-19?
Cuộc sống người dân những ngày giáp Tết bị đảo lộn vì Covid-19 . ẢNH: KHẢ HÒA
Chỉ thị 15 được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 27.3.2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19, Chỉ thị 16 được Thủ tướng Chính phủ ngày 31.3.2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.
Cụ thể, Chỉ thị 15 yêu cầu:
- Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 1 phòng. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
- Khoảng cách an toàn tối thiểu 2m
- Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chủ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.
- Về hoạt động vận tải: hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP.HCM đến nơi khác.
Chỉ thị 16 yêu cầu:
- Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Không tụ tập quá 2 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
- Khoảng cách an toàn tối thiểu 2m
- Vẫn tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.
- Về hoạt động vận tải: dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.
Tổng hợp dịch Covid-19 ngày 8.2: Nóng bỏng vì 29 ca lây nhiễm cộng đồng ở TP.HCM
Chiều 8.2, Sở Y tế TP.HCM cũng có báo cáo về hoạt động phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, trên địa bàn TP.HCM, hiện đã có 10 địa điểm tạm phong tỏa, gồm: toàn bộ khu vực tứ giác Nguyễn Cư Trinh, Q.1 (đường Nguyễn Văn Cừ, đường Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Cư Trinh, đường Cống Quỳnh), với khoảng 2.000 dân. Tổ 22, khu phố 3A, P.Thạnh Lộc, Q.12, với khoảng 100 dân. Tổ 47, khu phố 4, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, với khoảng 30 dân. Quán Nam Bắc, địa chỉ: 12A1 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình. Quán Cây Bàng, địa chỉ: B68 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình. Quán gà ta Phương Nam, địa chỉ: A3 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình.
Ngoài ra, cơ quan chức năng TP.HCM cũng phong tỏa nhà một bệnh nhân Covid-19 ở đường Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình. Phong tỏa khu nhà trọ số 90, đường Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q.Tân Bình (liên quan đến bệnh nhân 2002). Phong tỏa khu nhà trọ, đường Nguyễn Văn Cự, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân. Chung cư Felix Homes, P.6, Q.Gò Vấp (với 300 hộ dân, 900 người).
Kiến nghị áp dụng giãn cách xã hội một số khu vực tại TP.HCM Bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng giãn cách xã hội tại TP.HCM theo Chỉ thị 16 , Chỉ thị 15 tại một số khu vực... Phong tỏa một con hẻm thuộc P.15, Q.Tân Bình (TP.HCM), nơi có bệnh nhân 2002 sinh sống ẢNH: DUY TÍNH Tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ ngày 8.2, Bộ...