TP.HCM: Bảo vệ dân phố cưỡng đoạt tài sản 5 triệu đồng bị phạt tù
Phát hiện kẻ trộm tài sản, Phạm Văn Mạnh (bảo vệ dân phố P.7, Q.8) không đưa nghi phạm đến công an để làm việc mà cưỡng đoạt tài sản 5 triệu đồng.
Ngày 9.11, TAND Q.8 (TP.HCM) xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trương Quốc Kiệt (34 tuổi, ngụ Q.4) 2 năm tù, Phạm Văn Mạnh (53 tuổi, bảo vệ dân phố P.7, Q.8) 1 năm 6 tháng tù cùng về tội “cưỡng đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, khoảng 17 giờ ngày 20.3, Nguyễn Ngọc Phát chở vợ là chị Võ Thị Thùy Dung đến chợ đầu mối Bình Điền (P.7, Q.8) để mua rau về bán.
Khi đến vựa tỏi của anh Hứa Văn Cảnh, Phát kêu chị Dung vào bên trong vựa mua tỏi, còn Phát trộm 2 bao tỏi để ở lề đường mang về bán kiếm lời.
Video đang HOT
Hai bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh SONG MAI
Anh Cảnh phát hiện Phát trộm đồ nên giữ lại và báo cho Mạnh (bảo vệ dân phố P.7, Q.8), Kiệt đến giải quyết. Đến nơi, Kiệt và Mạnh đánh, giữ điện thoại và yêu cầu đưa anh Phát về Công an P.7, Q.8 xử lý.
Do 2 bao tỏi chưa bị mất nên anh Cảnh không yêu cầu gì và bỏ đi bán hàng. Kiệt và Mạnh liền đe dọa, buộc anh Phát phải đưa 5 triệu đồng, nếu không sẽ đưa lên công an giải quyết. Do anh Phát và chị Dung chỉ còn 3 triệu đồng nên bị Kiệt và Mạnh giữ xe, điện thoại, khi nào đưa đủ tiền sẽ trả lại.
Khoảng 18 giờ cùng ngày, chị Dung đưa phong bì 5 triệu đồng cho Mạnh và nhận lại xe, điện thoại. Trong lúc Mạnh đang kiểm tra tiền thì bị công an bắt quả tang. Riêng Kiệt đã bỏ trốn, đến ngày 5.4 thì bị CQĐT bắt giữ về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.
Bắt tạm giam 4 phóng viên, cộng tác viên cưỡng đoạt tài sản ở Lâm Đồng
Công an đã bắt tạm giam 4 phóng viên, cộng tác viên để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Ngày 9/11, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, qua tin tố giác tội phạm từ người dân, Công an huyện Bảo Lâm đã bắt tạm giam 4 đối tượng để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
4 đối tượng bị bắt giam gồm Đỗ Minh Đại (32 tuổi), Lò Quốc Oai (36 tuổi), cùng trú thành phố Buôn Ma Thuôt, tỉnh Đắk Lắk, đều xưng là phóng viên Tạp chí Môi trường và Xã hội, Nguyễn Văn Sáng (36 tuổi), Nguyễn Thế Hạnh (42 tuổi), cùng ngụ tại thành phố Đà Lạt, đều là cộng tác viên của Đài PTTH Lâm Đồng.
Trước đó, chiều 27/10, Công an xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm tiếp nhận đơn trình báo của bà Nguyễn Thị Kim Quyên, ngụ tại thôn 4, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm về việc có một người đàn ông tự xưng là nhà báo đến vườn của bà tại địa bàn thôn 4, xã Lộc Tân chụp hình, quay phim việc khai thác đá, sau đó yêu cầu bà Quyên đưa số tiền 20 triệu đồng nếu không sẽ bị truy tố hình sự.
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng phát hiện nhiều điểm khai thác khoáng sản trái phép.
Công an xã Lộc Tân phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Bảo Lâm khẩn trương vào cuộc xác minh, bắt quả tang Đỗ Minh Đại đang có hành vi cưỡng đoạt tài sản của nạn nhân với số tiền 15 triệu đồng. Đồng thời, mời người đi cùng với Đại là Lò Quốc Oai về trụ sở làm việc.
Tại cơ quan công an, Đại và Oai khai nhận bản thân là phóng viên của Tạp chí Môi trường và Xã hội. Cùng ngày, cả 2 cùng đi từ huyện Đức Trọng xuống TP Bảo Lộc để viết bài về tình hình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp trên địa bàn xã Lộc Châu. Đến khoảng 14h, cả 2 đến vị trí khai thác đá của gia đình bà Quyên và giới thiệu mình là phóng viên. Khi biết bà Quyên không có giấy phép khai thác khoáng sản, Đại đã có những hành vi đe dọa đồng thời đề nghị làm hợp đồng tuyên truyền quảng cáo với mức giá từ 20 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
Do lo lắng bị xử lý nên bà Quyên đã đồng ý chọn mức 20 triệu đồng và xin giảm số tiền xuống còn 15 triệu đồng và được Đại đồng ý. Tại một quán cafe, Đại hứa hẹn với bà Quyên có thể khai thác thoải mái nếu ai tới kiểm tra thì gọi cho Đại để xử lý. Sau đó, Đại nhận 2 phong bì 15 triệu đồng của nạn nhân thì bị Cơ quan Công an bắt quả tang.
Cùng với hành vi tương tự, khoảng 15h ngày 26/10, tại quán cà phê trên địa bàn huyện Bảo Lâm, Nguyễn Văn Sáng có hẹn gặp và nói chuyện với L.T.A (trú thôn 7, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm) về việc san lấp mặt bằng. Tại đây, Nguyễn Văn Sáng và Nguyễn Thế Hạnh giới thiệu có quen biết nhiều, nếu A làm san lấp mặt bàng có khó khăn gì thì điện cho Sáng và Hạnh để can thiệp, giúp đỡ.
Vì lo sợ 2 người này báo chính quyền địa phương về điểm san gạt đất trái phép của mình nên A đã đưa 1 phong bì bên trong có 5 triệu đồng cho Sáng và đề nghị không viết, đăng bài báo, đồng thời nhờ nói giúp với chính quyền địa phương tạo điều kiện để cho A tiếp tục san gạt đất làm đường. Sáng đồng ý cầm lấy phong bì cất vào túi quần thì bị lực lượng Công an bắt quả tang.
Sau khi tạm giam 4 người, Công an huyện bảo Lâm tiếp tục mở rộng điều tra, củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.
Nhìn từ kinh nghiệm trấn áp "tín dụng đen" tại Thủ đô Từ năm 2016, Công an TP Hà Nội đã triển khai Kế hoạch 231 đấu tranh với loại tội phạm này. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Cục CSHS, các cục nghiệp vụ của Bộ Công an và lực lượng CSHS Công an các đơn vị, địa phương chủ động phát hiện, truy quét, trấn áp, xử lý hàng nghìn vụ...