TPHCM: Báo động dịch tay chân miệng
Hiện đã có 65% phường xã trên địa bàn TPHCM có trẻ mắc tay chân miệng. Dự báo trong thời gian tới số ca bệnh tiếp tục tăng lên 30 đến 40%. Sở Y tế yêu cầu các quận huyện quyết liệt trong công tác phòng chống không để dịch lây lan trên diện rộng.
Trong 2 tháng đầu năm, tình hình dịch tay chân miệng (TCM) trên địa bàn thành phố tương đối im ắng khi số ca bệnh chỉ bằng hoặc nhỉnh hơn so với cùng kỳ năn 2011, tháng 2 thành phố chỉ ghi nhân 498 ca bệnh. Nhưng bước sang tuần thứ 9 của năm, trên địa bàn thành phố bệnh tay chân miệng đã tăng trở lại khi có đến 143 trẻ mắc bệnh phải nhập viện điều trị. “Với 180 ca bệnh mỗi tuần thành phố sẽ phải đưa ra thông báo dịch lây lan trên diện rộng, số ca bệnh hiện tại đã ở mức báo động dịch”, BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng cho biết.
Bệnh TCM đang đe dọa bùng phát trên địa bàn thành phố
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay thành phố đã có 936 ca bệnh tay chân miệng. Dự báo của Trung tâm Y tế dự phòng theo tính chất chu kỳ của năm trước bệnh tay chân miệng có thể sẽ tăng thêm từ 30-40% trong tháng 3 và tháng 4. Nếu không kiểm soát được số ca bệnh trong thời gian này thành phố khó tránh khỏi nguy cơ bùng phát một đợt dịch lớn từ tháng 8 đến tháng 11.
Trước tình hình trên, Sở Y tế thành phố đã thành lập 6 đoàn kiểm tra giám sát dịch TCM, việc kiểm tra sẽ được tập trung vào công tác triển khai phòng chống dịch của ngành y tế cơ sở, các trường học và hộ gia đình. Để hạn chế dịch bệnh lây lan, trước mắt, Sở Y tế sẽ cấp miễn phí cloramin B để phục vụ cho công tác tiêu độc khử trùng tại các trường học và vệ sinh khử khuẩn tại các nhà trẻ, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó giám đốc Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng phải trình kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch trước ngày 15/3 đồng thời chỉ đạo các quận huyện cần tăng cường biện pháp phòng chống dịch, trong đó tập trung vào công tác truyền thông phòng dịch đến mọi người mọi nhà.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cứu sống 20 bệnh nhi bị chân tay miệng nặng
Ngày 7/3, theo tin BS CK II Đinh Quang Tuấn, Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Trung ương Huế) cho biết trong đợt dịch tay chân miệng mấy tháng qua, khoa đã cứu chữa thành công cho 20 ca bệnh nhi bị tay chân miệng nặng có nguy cơ tử vong cao.
Khoảng 20 ca bệnh này đều thuộc độ tuổi dưới 3 và đều đòi hỏi sự nỗ lực cao từ các bác sĩ cũng như phải dùng tới các thuốc đặc hiệu đắt tiền.
Các bác sĩ tại khoa Nhi (BV Trung ương Huế) chăm sóc cho bệnh nhân bị tay chân miêng
Mới nhất là bé trai Phan Văn Vũ Nguyên (gần 2 tuổi, quê ở Quảng Trị) bị tay chân miệng nặng ở mức 2B (mức rất nặng, nếu không xử lý kịp sẽ khó hồi phục hay tử vong). Sau khi dùng thuốc đặc hiệu, em Nguyên đã qua cơn nguy hiểm hiện đang được điều trị tiếp tục tại phòng cấp cứu của khoa Nhi.
Em Phan Văn Vũ Nguyên là bệnh nhân mới nhất được các bác sĩ chữa trị qua cơn nguy hiểm
"Hiện tình hình bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp ở mức độ cao. Trong thời gian tới có thể có nhiều bệnh hơn nữa. Số lượng người bệnh sau Tết tăng hơn so với trước Tết. Ước tính mỗi ngày khoa tiếp và khám 10-15 bệnh nhi có dấu hiệu tay chân miệng cả nhẹ và nặng. Riêng cấp độ nặng có nguy cơ tử vong do ảnh hưởng đến thần kinh và tim", BS Tuấn cho biết.
Để giúp mọi người có thêm kiến thức về việc phòng, chữa bệnh tay chân miệng có hiệu quả, BS Tuấn khuyến cáo "đối với trẻ khỏe mạnh thì nên giữ vệ sinh tay và vệ sinh thân thể sạch sẽ. Trẻ phải ăn uống vệ sinh, tránh tiếp xúc với các cháu bị bệnh. Trường hợp nhà có cháu mắc bệnh tay chân miệng thì nên phải cách ly với các cháu khác, nếu không sẽ rất dễ lây bệnh.
1 bệnh nhi bị tay chân miệng điều trị tại khoa Nhi với lòng bàn tay nổi những vết đỏ như phỏng
Các cháu bị bệnh nhẹ có dấu hiệu giật mình, tay chân run. Nếu nặng thì bị co giật, suy hô hấp, trụy tim mạch. Kèm theo đó là xuất hiện các vết phỏng nhỏ ở cánh tay, lòng bàn chân, bàn tay, miệng có thể có sốt hay không sốt. Người nhà thấy vậy lập tức phải đưa cháu lên khám chuyên khoa tại Khoa Nhi ở các bệnh viện ngay lập tức để được cứu chữa và tư vấn kịp thời, tránh những điều không may xảy đến cho các cháu".
BS CK II Đinh Quang Tuấn, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế
Đại Dương
Theo dân trí
Đà Nẵng: Tăng vọt số ca mắc tay chân miệng sau ca tử vong Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, sau trường hợp trẻ 22 tháng tuổi ở phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) tử vong, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng gấp 15 lần chỉ trong 2 tuần. Cụ thể, chỉ trong nửa tháng trở lại đây (tính đến ngày 4/3), số ca mắc tay chân miệng đã tăng từ 7 ca...