TP.HCM: Bác sĩ tuyến đầu ‘thèm trà sữa’, hàng ngàn ly miễn phí ’ship’ liền tay
Từ một tin nhắn gửi về fanpage tâm sự chuyện thèm trà sữa, sau một tuần, đã có ngay 3.000 ly trà sữa chuyển tặng đến đội ngũ bác sĩ ở Bệnh viện dã chiến.
Ngày 14.8, anh Nguyễn Hoài Phương, giám đốc điều hành công ty đang khai thác và vận hành độc quyền thương hiệu Gong Cha tại Việt Nam, cho biết mối lương duyên bắt đầu từ một tin nhắn “thèm trà sữa” của một bác sĩ gửi vào fanpage. Với mong muốn đồng hành, chia sẻ vất vả cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch, nên ngay sau khi nhận được tin nhắn, một chương trình tặng trà sữa cho bác sĩ, công an, tình nguyện viên… đang tham gia chống dịch Covid-19 đã được khởi động.
Chương trình này chính thức khởi động từ tháng 7.2021, do Gong Cha phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Đức (TP.HCM) thực hiện. MTTQ là đơn vị kết nối, lập danh sách số lượng người đang làm việc các điểm cần hỗ trợ như: Bệnh viện dã chiến, Bệnh viện điều trị Covid-19, các điểm tiêm ngừa… trên địa bàn.
Các bạn đoàn viên Quận đoàn Tân Phú (TP.HCM), tình nguyện viên tại tuyến đầu chống dịch, vui mừng khi nhận món quà là những ly trà sữa. ẢNH: NVCC
“Chia lửa” với chính quyền địa phương
Chia sẻ với chúng tôi, anh Hoài Phương cho biết, thời gian qua, đã có hơn 20.000 ly trà sữa gửi tặng các bệnh viện dã chiến.
Anh Hoài Phương cho biết công ty đã ấp ủ ý tưởng góp sức vào cuộc chiến chống Covid-19 từ lâu, nhưng chưa chọn được kế hoạch cụ thể.
“Đến khi chúng tôi đọc được những dòng chia sẻ của bác sĩ Quốc Tưởng trên fanpage, rằng đội ngũ y bác sĩ cũng là những người trẻ tuổi, anh muốn dùng trà sữa để động viên tinh thần cho các bạn, nên dự tính đặt 1.000 ly trà sữa. Chúng tôi xúc động chợt nghĩ tại sao mình không tặng cho họ nhiều hơn, những trao yêu thương gói gém qua những ly trà sữa”.
Gửi tặng trà sữa cho lực lượng bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 6. ẢNH: NVCC
Một tuần sau khi nhận tin nhắn của bác sĩ Quốc Tưởng, 3.000 ly trà sữa đã được vận chuyển đến với các bạn sinh viên, tình nguyện viên, nhân viên y tế, bác sĩ…
“Khi các bạn nhận trà sữa, ai cũng vui. Chúng tôi rất xúc động, không nghĩ rằng một ly trà sữa đúng thời điểm lại có thể mang đến nhiều niềm vui và động lực cho mọi người như vậy”, anh Hoài Phương nói.
Ê kíp tham gia vào chương trình này gồm: Ban giám đốc, quản lý, nhân viên cố định của Gong Cha chịu trách nhiệm pha chế và vận chuyển. Cả 8 thành viên đều đã được huấn luyện các bước từ pha, vận chuyển, quy trình giao – nhận 5K,… cũng như được test Covid-19 định kỳ 3 ngày/lần theo quy định.
Các bác sĩ được tiếp sức bằng những ly trà sữa tuy nhỏ, nhưng niềm vui lớn. ẢNH: NVCC
Thực đơn nước uống sẽ được điều chỉnh hằng ngày. Hiện trung bình mỗi ngày, công ty trao tặng khoảng 1.500 – 2.000 ly trà sữa tại hơn 80 địa điểm khác nhau.
Nhận được sự phản hồi, động viên tích cực của các bác sĩ, tình nguyện viên, sắp tới Gong Cha Việt Nam lên kế hoạch liên kết với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM để nhân rộng chương trình, gửi trà sữa đến với nhiều người, đi khắp các quận/huyện tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch, với mục tiêu tặng 50.000 ly trà sữa miễn phí.
Bản tin Covid-19 ngày 14.8: Cả nước 9.716 ca mới, TP.HCM đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin Vero Cell
“Bác sĩ của những ly trà sữa”
Liên hệ với bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng (Giảng viên Trường đại học Y Dược TP.HCM, đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược), anh cho biết thời gian gần đây, mọi người thường gọi anh với cái tên vui vui là “Bác sĩ của những ly trà sữa”. Bác sĩ Quốc Tưởng cũng bất ngờ vì chỉ từ một ý định đơn giản lại có thể kết nối, lan tỏa năng lượng tích cực đến với mọi người như vậy.
Bác sĩ Tưởng cho biết trong những lúc này, các bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ cả ngày, cơ thể mất nước, có người mệt đến nỗi không nuốt nổi cơm, nên có ly trà sữa uống thì dễ chịu hơn.
“Mình mong các đồng nghiệp phần nào cảm nhận được sự “ngọt ngào” này để tiếp thêm động lực sau những giờ làm việc vất vả. Sau những vất vả, mệt mỏi chính là những tình cảm ấm áp, lời cảm ơn. Xin cảm ơn những đồng nghiệp đã không ngừng cố gắng chi viện cho TP.HCM”, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng bày tỏ.
Trà sữa miễn phí được trao tận tay lực lượng tuyến đầu. ẢNH: NVCC
Cùng tâm trạng xúc động này, điều dưỡng Lệ đang công tác tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi tâm sự: “Mình đi làm nhiệm vụ xa gia đình hơn 2 tháng nay nên đôi khi mình thèm những “hương vị” đơn giản của Sài Gòn lắm. Mình thật sự rất xúc động vì không nghĩ rằng công tác ở xa TP như vậy mà vẫn nhận được quà”.
Cùng ngày, chia sẻ về chương trình này, bà Lê Thị Bấc, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Đức, cho biết, thời gian qua do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp trên địa bàn cũng chao đảo, nhưng đợt này cửa hàng Gong Cha vẫn chung tay cùng chính quyền địa phương tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch.
Bà Lê Thị Bấc cho biết, thời gian này, TP.HCM có nhiều lực lượng đang căng mình làm việc trong bệnh viện dã chiến, chốt kiểm soát dịch Covid-19… nên sự chung tay của đơn vị là rất kịp thời và nhiệt tình. Sắp tới Gong Cha sẽ tặng thêm cho lực lượng chống dịch Covid-19 tại TP.Thủ Đức 20.000 ly trà sữa. Dịp này, cửa hàng Gong Cha cũng tặng Ủy ban MTTQ TP.Thủ Đức các bộ kit test nhanh Covid-19 tại nhà, còn trước đó đã đóng góp 250 triệu vào Quỹ vắc xin Covid-19.
Y bác sĩ đang nỗ lực gấp đôi, gấp ba và hơn thế nữa
Hàng nghìn trường hợp ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận mỗi ngày, kéo theo sự gia tăng các bệnh nhân nặng và nguy kịch.
Các cán bộ, nhân viên y tế trong khối điều trị tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đang phải nỗ lực gấp 2, gấp 3 và thậm chí nhiều hơn thế nữa.
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, hình ảnh người chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu đã trở nên vô cùng quen thuộc trong bộ trang phục bảo hộ kín bưng. Họ phải đối mặt trực diện với kẻ thù vô hình để cùng bệnh nhân chiến đấu và chiến thắng. Họ đã quen với những âm thanh của máy móc, của mùi thuốc sát trùng, của những ngày trắng đêm khi bệnh nhân vẫn còn đang trong cơn nguy kịch.
Khi số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 gia tăng, theo một tỷ lệ thuận nhất định, số lượng bệnh nhân có triệu chứng, bệnh nhân nặng, nguy kịch cũng gia tăng theo, tạo nên gánh nặng không hề nhỏ trên đôi vai của những nhân viên y tế tham gia khối điều trị.
Một bệnh nhân nặng cần nhiều y bác sĩ chăm sóc
TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP. HCM với quy mô 1.000 giường cho biết: "Theo cách tính thông thường, trung bình mỗi bệnh nhân cần 2 nhân lực y tế thì đối với trường hợp các bệnh nhân nặng, nguy kịch, tỷ lệ này sẽ gia tăng lên gấp 3. Trong trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, nguy kịch thì gánh nặng này càng lớn bởi yêu cầu túc trực chăm sóc, sẵn sàng cho những trường hợp diễn tiến bất thường cũng như nguy cơ lây nhiễm".
"Các nhân viên y tế không chỉ làm việc gấp đôi, gấp ba mà có lẽ còn nhiều hơn thế nữa". TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ thêm.
Để đáp ứng được nhân sự phục vụ công tác điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đã được thành lập với hơn 650 nhân sự đến từ nhiều bệnh viện tuyến trung ương và địa phương trên cả nước mà theo cách gọi ví von của các bác sĩ là "tập hợp bác sĩ Liên hợp quốc". Đang kề vai sát cánh tại đây có y bác sĩ của BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất (hai đơn vị của Bộ Y tế đóng tại TP Hồ Chí Minh), BV Nhân dân Gia Định, BV Nhân dân 115, BV Ung bướu (ba đơn vị của TP Hồ Chí Minh), BV 71 Trung ương (đóng tại Thanh Hóa), BV 74 Trung ương (đóng tại Vĩnh Phúc), các Sở Phú Thọ, Hải Phòng...
TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ, nguồn nhân lực tại bệnh viện được phân chia thành nhiều ca, kíp với sự "trộn lẫn" của các y bác sĩ từ các bệnh viện, các địa phương với nhiều chuyên khoa khác nhau. Điều đó vừa tạo sự đa dạng trong chuyên môn của từng đội, đáp ứng được yêu cầu quan trọng trong điều trị bệnh nhân COVID-19 khi các đội đều có sự tham gia, phụ trách bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức; qua đó nâng cao năng lực, hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
"Việc trộn nhân lực trong mỗi đội còn tạo điều kiện cho các cá nhân có điều kiện học hỏi kinh nghiệm trong điều trị từ các bệnh viện, vùng miền khác nhau giúp nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm điều trị của cả ê kíp và tạo nên sự gắn kết, đoàn kết của cả một tập thể" - TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ thêm.
Trong thời gian tới khi theo kế hoạch nâng cao năng lực tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhân lực từ TP.HCM cũng như từ nhiều địa phương trên cả nước theo sự kêu gọi, điều động của Bộ Y tế.
Thông tin từ bệnh viện Quân Y 175, nơi vừa thành lập trung tâm điều trị COVID-19 với quy mô 200 giường để góp phần chia lửa điều trị cùng Thành phố, Thiếu tướng, PGS.TS. TTND Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Bệnh viện Quân Y 175 chia sẻ: "Để đáp ứng nhanh chóng trước sự gia tăng của số lượng bệnh nhân COVID-19 thì công tác chuẩn bị, chăm sóc, điều trị là điều không hề đơn giản, các nhân viên y tế đã cố gắng hết sức, hết sức lớn."
"Hơn một tháng nay nhân viên bệnh viện chúng tôi hầu như không về nhà, nhân viên y tế cũng đang phải đối mặt với những áp lực vô cùng lớn". Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ thêm.
Bên trong bệnh viện dã chiến số 5 Thuận Kiều Plaza trước giờ nhận bệnh Chiều 21-7, các y bác sĩ thuộc bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM - đơn vị được giao phụ trách Bệnh viện dã chiến thu dung số 5 - tòa nhà The Garden Mall (Thuận Kiều Plaza cũ) đã có mặt để triển khai kế hoạch, chuẩn bị nhận bệnh. Bệnh viện dã chiến thu dung số 5 đã xong hạ tầng và...