TP.HCM: Ám ảnh những khúc cua tử thần
Hàng chục vụ tai nạn, hàng chục sự cố liên tục xảy ra tại các khúc cua “tử thần” trên các cây cầu ở TP.HCM, khiến nhiều người chết và bị thương.
Cua gắt trên cầu vượt
Cây cầu vượt có khúc cua gắt và được xem là điểm đen về tai nạn giao thông nằm trên địa bàn quận 9 giáp ranh quận Thủ Đức (TPHCM) là cầu vượt Trạm 2.
Cầu vượt Trạm 2 kết nối Xa lộ Hà Nội với Quốc lộ 1A là cầu vượt quan trọng tại cửa ngõ Đông Bắc của TP. Với thiết kế 4 vòng tròn, đường dẫn lại uốn cong khiến tai nạn giao thông liên tục xảy ra. Nguy hiểm nhất là khúc cua “tử thần” nằm phía quận 9 hướng từ Đại học Nông Lâm TP.HCM về KDL Suối Tiên liên tục xảy ra, làm nhiều người mất mạng.
Ngày 10/1/2013, một vụ tai nạn thương tâm xảy ra khiến một đôi vợ chồng chết thảm. Khi đó, anh Lê Tiến Hưởng (37 tuổi, quê Nam Định) chở vợ trên xe máy. Khi vừa ôm khúc cua “tử thần” này thì bị một chiếc xe tải chạy cùng chiều cuốn vào gầm, chết tại chỗ.
Khúc cua gắt trên cầu vượt Trạm 2 khiến hai vợ chồng anh Lê Tiến Hưởng bị cuốn vào xe tải chết tại chỗ vào ngày 10/1/2013
Trước đó, cũng tại khúc cua trên chị Nguyễn Thị Minh Mãng (35 tuổi, quê Bình Thuận) điều khiển xe máy vừa đổ dốc cầu vượt trạm 2 thì va chạm với xe đầu kéo chạy cùng chiều. Cú va chạm khiến chị Mãng té xuống đường, bị bánh xe đầu kéo cán nát hai chân, chiếc xe máy cũng bị biến dạng hoàn toàn.
Anh Nguyễn Văn Công, một tài xế chạy xe ôm tại đây lo lắng cho biết: “Khúc cua này quá gắt, xe tải, xe đầu kéo lại lưu thông với tốc độ nhanh nên tai nạn xảy ra như cơm bữa. Mỗi lần chạy ngang đây, tôi đều nơm nớp lo sợ. Mong rằng cơ quan chức năng gắn thêm gờ giảm tốc, biển cảnh báo, hoặc có biện pháp nào đó để giảm thiểu tai nạn. Nếu không có biện pháp, sẽ có nhiều người dân lưu thông qua đây phải mất mạng như chơi”.
Một trong những điểm đen về tai nạn giao thông khác là cầu vượt Cát Lái, quận 2. Mới đưa vào sử dụng hơn 2 năm nhưng tại nhánh A của cầu vượt đã liên tiếp xảy ra gần 10 vụ lật xe.
Mới đây nhất, vào ngày 7/5 tài xế Trần Ngọc Trung Hậu (31 tuổi) điều khiển xe đầu kéo rơ móc lưu thông trên nhánh A của cầu vượt Cát Lái hướng từ Xa lộ Hà Nội vào cảng Cát Lái. Khi đang lên đến khúc cua gắt trên cầu vượt, bất ngờ thùng container loại 40 feet bị nghiêng và đổ ập xuống đường, trượt dài hơn 5m.
“Rất nhiều xe đầu kéo khi ôm qua khúc cua gắt này bị lật chỏng gọng. Nhiều trường hợp thùng hàng của xe đầu kéo bị trượt ra bên ngoài nhưng nhờ thành cầu cản lại. Nếu những thùng hàng này rớt xuống làn đường Xa lộ Hà Nội phía dưới thì hậu quả sẽ rất khó lường”, anh Trần Lâm Tuấn một người dân sống ở đây lo lắng.
Video đang HOT
Lật thùng hàng container trên cầu Cát Lái
Trước tình trạng trên, Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 2 (Sở GTVT TPHCM) đã cho lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ, gờ giảm tốc, trụ dẻo phân làn nhưng do các tài xế điều khiển xe lên cầu vượt với tốc độ cao nên các vụ lật xe vẫn liên tiếp xảy ra tại khúc cua này.
Cua gấp, người lái lọt kênh, mất mạng
Tại đường dẫn N1 cầu vượt Thủ Thiêm (nối quận 2 và quận Bình Thạnh) cũng thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông chết người. Nhiều trường hợp người đi xe máy bị mất lái khi ôm khúc cua gấp này văng lên rào chắn lưới B40. Những ngời dân sống gần đây cho biết, đã có ít nhất 6 người chết và nhiều người bị thương tại khúc này.
Ghi nhận của chúng tôi, độ cong của đoạn cua này quá gấp lại không có độ nghiêng thích hợp cho nên khi người tham gia lưu thông. Bên cạnh đó, nhiều người khi lưu thông trên cầu vượt Thủ Thiêm với tốc độ nhanh nên khi tới khúc cua gấp này không kịp hãm tốc độ, rất dễ mất lái.
Những cây cầu vượt… đáng sợ Ngoài một số cây cầu trên được coi là nguy hiểm nêu trên, 1 số cầu vượt khác cũng khá nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Cầu vượt Tân Thới Hiệp (quận 12), cầu vượt đại lộ Võ Văn Kiệt (quận Bình Tân) có thiết kế cong dễ làm che khuất tầm nhìn. Cầu vượt ngã 4 An Sương (quận 12) có mặt cầu hẹp, các phương tiện khi đi thẳng buộc phải lưu thông qua cầu vượt nhưng trên cầu lại không có lắp đặt dải phân cách ngăn giữa làn xe máy và ô tô nên nguy cơ tai nạn là rất cao.
Trên cầu Nguyễn Văn Cừ (hướng từ quận 4, quận 8 về quận 5) cũng có khúc cua gắt nên thường xuyên xảy ra tình trạng người đi xe máy chạy thẳng từ trên cầu lao xuống đường bên dưới hoặc rớt xuống kênh Tàu Hủ.
Cuối năm 2012, hai thanh niên chạy xe máy khi ôm khúc cua gắt này đã “bo” không hết nên đã rớt thẳng xuống đường Bến Vân Đồn (quận 4) bên dưới và tử nạn.
Sau những vụ TNGT chết người, Sở GTVT TP.HCM, Ban ATGT thành phố đã dùng nhiều biện pháp như rào lưới B40, đặt bảng cảnh báo nguy hiểm… song tai nạn vẫn xảy ra.
Chị Lê Thị Oanh người dân sống gần đây cho biết: “Vào những ngày mưa, chạy qua đoạn đường này rất nguy hiểm. Nếu không chú ý, rất dễ lao thẳng xe vào hàng rào lưới B40. Rất nhiều trường hợp người đi xe máy mất lái nhưng nhờ có lưới B40 trên cầu cản lại, nếu không rơi xuống đường bên dưới chắc chắn là mất mạng”.
Anh Phạm Trung Đoàn, một tài xế xe tải cho biết: “Hằng ngày, tôi chạy xe tải trên địa bàn thành phố và thường xuyên di chuyển qua các khu cua trên các cầu. Đúng là nguy hiểm thật, nếu không có tay lái vững, khi bo cua nếu không giảm tốc độ, ghìm vô lăng thì xe dễ bị lật ngang. Một trong những khúc cua gắt “ớn” nhất là cầu trên cao nối với cầu vượt Phú Mỹ để về đường Nguyễn Văn Linh, quận 7″.
Chùm ảnh những khúc cua trên cầu ám ảnh người dân TP.HCM:
Lật thùng hàng container trên nhánh A của cầu vượt Cát Lái vào ngày 7/5 khiến nhiều người lưu thông làn đường phía dưới cầu một phen kinh hoàng
Đoạn đường thường xuyên kiểm tra tốc độ nhưng nhiều tài xế vẫn phóng nhanh dẫn đến lật xe khi ôm cua
Một vụ tai nạn khác cũng tại khúc cua trên cầu vượt Trạm 2 khiến người đi xe máy tử nạn dưới bánh xe tải
Xe đầu kéo, xe tải lật như cơm bữa tại cầu vượt Trạm 2
Khúc cua gắt trên cầu Nguyễn Văn Cừ nhìn từ trên cao
Hai thanh niên đi xe máy bo không hết khúc cua gắt trên cầu Nguyễn Văn Cừ nên té lọt xuống đường bên dưới ở độ cao hơn 7m, tử nạn vào cuối năm 2012
Do ôm cua quá mức trên khúc cua cầu vượt đại lộ Võ Văn Kiệt, xe tải chở bia lật nhào ra đường
Tai nạn xảy ra thường xuyên trên khúc cua “đánh đố” tài xế ở cầu Phú Mỹ
Theo 24h
Thảm họa từ con người
Chưa bao giờ, tai nạn giao thông (TNGT) lại có sức ám ảnh ghê gớm đối với người đi đường như hiện nay. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (ATGTQG) vừa cho biết, trong tháng 2 cả nước xảy ra 2.933 vụ, làm chết 1.057 người, bị thương 3.066 người. Theo báo cáo tổng hợp từ ngành Giao thông các địa phương và những bệnh viện lớn, chỉ trong 9 ngày Tết (từ 9 đến 17-2), toàn quốc đã xảy ra 373 vụ TNGT, làm chết 314 người, bị thương 387 người.
Như vậy tính chung 2 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 5.636 vụ TNGT, làm chết 1.973 người, bị thương 5.794 người cho thấy thương vong vì TNGT là rất nghiêm trọng. Con số thống kê còn cho biết trên cả nước trung bình mỗi năm có trên 11.000 người chết vì TNGT. Nếu so với thiệt hại nhân mạng trong thảm họa động đất - sóng thần ở Nhật Bản làm hơn 10.000 người chết, thì TNGT ở nước ta không khác gì thảm họa! Tính ra, mỗi ngày có ít nhất 31 người ra đi vì TNGT, tương đương 1 trung đội (từ 20 đến 40 quân nhân) nhưng những thảm nạn này không phải trong thời chiến mà xảy ra giữa thời bình, lại vào cả những ngày tươi đẹp nhất của một năm.
Cũng theo Ủy ban ATGTQG, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn trên là do người điều khiển mô tô, xe gắn máy phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, uống rượu bia điều khiển xe, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định... Đặc biệt TNGT xảy ra nhiều tại các vùng nông thôn, các đường liên huyện, liên xã.
Những nguyên nhân gây TNGT và giải pháp ngăn chặn "thảm họa" này cũng đã được đề cập nhiều, nhưng giữa "đề ra" và "thực hiện" quá xa nhau nên hiệu quả còn chưa thấy. Hàng chục nghìn tỷ đồng đã được chi để sửa sang đường sá và vô số chiến dịch tuyên truyền được tổ chức nhưng TNGT vẫn không bị đẩy lùi chứ không nói là hết, trái lại phát sinh ở nhiều lúc, nhiều nơi. Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu, Yên Bái và An Giang là 4 tỉnh vừa bị liệt vào danh sách các tỉnh có tỷ lệ số vụ TNGT, người chết và bị thương về TNGT tăng 100%.
Trong gần 400 vụ TNGT dịp Tết vừa qua, hầu hết xảy ra trên đường bộ và có liên quan đến rượu, bia. Trên khắp các quốc lộ, dễ dàng bắt gặp tài xế xe tải, xe khách phóng bạt mạng, liên tục lấn tuyến, vượt mặt nhau; nhiều người chạy xe máy không thèm đội mũ bảo hiểm, hễ thấy vắng bóng CSGT là phóng nhanh vượt ẩu. Trong thời gia qua, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ xe mất phanh, mất lái thường bị gọi là "xe điên" gây tai nạn hàng loạt, tước đoạt một cách oan uổng mạng sống của nhiều nạn nhân vô can. "Xe điên" hay do con người khi con người mới là kẻ làm chủ phương tiện?
Xử phạt vi phạm giao thông chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Từ năm 2009, Ủy Ban ATGTQG đã ra khẩu hiệu "Văn hóa giao thông là chấp hành nghiêm Luật Giao thông". Thế nhưng tai nạn giao thông ngày một diễn biến phức tạp và hậu quả tàn khốc hơn. Muốn thực hiện thành công mục tiêu này thì phải nhìn nhận TNGT như là một thảm họa, một loại thảm họa không phải thiên tai mà do chính con người gây ra, từ đó có những sách lược cụ thể để đẩy lùi thảm họa, để hết những nỗi đau mất mát không thể bù đắp từ TNGT.
Theo ANTD
Xe không đèn lao trong đêm gây tai nạn, 4 người thương vong Đêm 6, rạng sáng 7-12, tại km 1065 800 Quốc lộ 1A, thuộc thôn Năng Tây, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 2 người chết, 2 người bị thương. Hiện trường vụ tai nạn Xe mô tô biển số 76U9-4022, do Nguyễn Trí Hữu (19 tuổi, ở thị trấn...