TPHCM: 3.400 tỷ đồng lắp đặt ống dẫn nước theo công nghệ Pháp
Hơn 10km đường ống dẫn nước có đường kính 2,4m sẽ được thi công ngầm để dẫn nước về trung tâm TPHCM.
Ngày 15/11, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) cùng liên doanh nhà thầu Pháp khởi công dự án lắp đặt tuyến ống nước sạch từ ngã tư Bình Thái (quận 9) về cầu Điện Biên Phủ.
Công trình có tổng vốn đầu tư lên đến 154 triệu USD, trong đó vay 138 triệu USD của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), thi công trong 3 năm 6 tháng. Đây là hạng mục lớn nhất thuộc dự án giảm thất thoát nước, mở rộng mạng lưới cấp nước của SAWACO.
Khởi công dự án xây dựng tuyến ống cấp nước vượt sông Sài Gòn trị giá 3.400 tỷ đồng
Với chiều dài hơn 10km, đường kính ống 2,4m, đây là hệ th ống dẫn nước lớn nhất từ trước tới nay tại TPHCM. Tuyến ống được thi công kích ngầm toàn tuyến, băng qua sông Sài Gòn và kênh Rạch Chiếc, Văn Thánh, Nhiêu Lộc – Thị Nghè để dẫn nước về trung tâm thành phố.
Tuyến ống này sẽ thay thế đường ống cấp nước hiện hữu rộng 2m, xây dựng từ hơn 50 năm trước, dẫn nước từ nhà máy nước Thủ Đức về khu vực trung tâm TPHCM.
Tuyến ống cấp nước sạch này sẽ tăng khả năng truyền tải, cấp nước cho hơn 50% địa bàn thành phố. Khi tuyến ống này đưa vào vận hành, tuyến ống hiện hữu sẽ tạm ngưng để kiểm tra và sửa chữa. Sau đó, cả hai tuyến ống sẽ cùng hoạt động.
Theo công ty, hiện nay tỷ lệ thất thoát nước được giảm xuống nhiều, năm 2009 là 40% và 2016 là 28%. Song đây vẫn là vấn đề nan giải của ngành cấp nước thành phố. Đường ống cũ, thường xuyên bị vỡ trong quá trình đào đường, hệ thống vận chuyển nước quá xa, công tác quản lý yếu kém… được cho là nguyên nhân thất thoát nước.
Video đang HOT
Theo tính toán, mỗi ngày TPHCM thất thoát hơn 550.00m3 nước sạch, tương đương 3 tỷ đồng.
Quốc Anh
Theo Dantri
Giếng trữ nước ngọt gần 100 tuổi trong căn nhà ở Sài Gòn
Nằm trong căn nhà ở công viên Gia Định (TP HCM) là cụm giếng cạn được người Pháp xây dựng gần trăm năm trước để cấp nước cho thành phố.
Ở văn phòng của đội thi công tu bổ của Công ty cấp nước Trung An (thuộc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn), nằm trong công viên Gia Định có một hệ thống giếng cổ do người Pháp xây dựng từ gần 100 năm trước.
Đầu những năm 1900 đến 1930, để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng, người Pháp đã cho xây dựng thêm một số captage. Captage là cụm gồm nhiều giếng cạn dùng để trữ nước, sau đó bơm lên các đài đem đi phân phối cho người dùng.
Lối xuống giếng ở trong văn phòng, thường ngày được che đậy bằng tấm bê tông, vừa đủ một người chui xuống
Hệ thống cung cấp nước cho Sài Gòn - Chợ Lớn có 6 cụm giếng cạn. Mỗi cụm có 10 - 20 giếng cạn, được bố trí theo vòng tròn, bán kính cách giếng trung tâm khoảng 200 m. Cụm giếng cạn Gò Vấp được xây dựng năm 1923. Lối xuống giếng trung tâm này là những bậc thang làm bằng xi măng.
Mỗi giếng cạn có đường kính từ 1,6 m đến 2,2 m, riêng giếng trung tâm đường kính khoảng 7 m, sâu 13 m - 20 m. Vách giếng lúc trước xây gạch, sau dùng ống bêtông cốt thép chống suốt chiều sâu giếng.
Trong lòng giếng có đặt ống bằng gang, phía dưới cùng của ống nối với trụ lọc đặt gần đáy giếng, phía ngoài trụ lọc là lớp sạn lọc. Phía dưới lớp sạn lọc (đáy giếng) là các lớp cát, cách làm này giúp nước sạch hơn.
Từ giếng trung tâm nước sẽ được khử trùng rồi được bơm vào các hồ chứa, thủy đài hoặc đưa thẳng ra mạng phân phối cho người tiêu dùng qua hệ thống máy bơm.
Đến năm 1930, toàn bộ các hệ thống giếng cạn đã cung cấp một lượng nước trung bình 30.000 m3 một ngày cho vùng Sài Gòn - Chợ Lớn với số dân khoảng 300.000 người.
Các giá đỡ hệ thống đường ống nước nằm trong giếng đã được tháo bớt ra.
Hiện phần lớn các cụm giếng cạn ở Sài Gòn đều bị vùi lấp hoặc phá bỏ. Trong đó, giếng trung tâm ở Gò Vấp là một trong số ít giếng còn khá nguyên vẹn. Nhưng theo thời gian, các kết cấu của giếng đã bị gỉ sét.
Để phục vụ cấp nước an toàn, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn có kế hoạch cải tạo sử dụng mặt bằng của giếng cạn để xây dựng các bể chứa lớn, trạm bơm trung gian nhằm dự trữ nước sạch, phòng cháy chữa cháy...
Quỳnh Trần
Theo VNE
Nam thanh niên đánh vợ rồi nhảy kênh Nhiêu Lộc trốn Đang nhậu tại quận Bình Thạnh (TP HCM) thì vợ xuất hiện, nam thanh niên đánh chị này chảy máu rồi nhảy kênh Nhiêu Lộc trốn hơn 2 giờ. Nam thanh niên sau 2 giờ trốn dưới kênh đã tự leo lên bờ. Ảnh: A.X Chiều 6/1, nam thanh niên khoảng 35 tuổi ngồi trên đường Hoàng Sa, gần cầu Điện Biên Phủ,...