TP.HCM: 10 quận, huyện có nguy cơ bùng dịch Covid-19 nếu chủng BA.5 xuất hiện
10 địa phương có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 tại TP.HCM nếu chủng BA.5 xuất hiện gồm: Bình Tân, Bình Chánh, Bình Thạnh, Tân Phú, Nhà Bè, Gò Vấp, Thủ Đức, Q.4, Q.6 và Q.12.
Thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cảnh báo tại cuộc họp tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm của TP.HCM diễn ra sáng 29.6.
Ông Thượng cho biết biến thể Covid-19 mới đã xuất hiện tại Việt Nam nhưng tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 mũi nhắc lại còn rất thấp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các biến thể mới như BA.4 và BA.5 đang có xu hướng thay thế chủng cũ (BA.2) trên toàn cầu.
Cục Y tế Dự phòng cũng nhận định BA.5 có khả năng trở thành biến thể chủ đạo ở Việt Nam trong thời gian tới.
Video đang HOT
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cảnh báo nguy cơ bùng dịch ở 10 địa phương do tỷ lệ tiêm vắc xin thấp-SỸ ĐÔNG
Nhiều tháng qua, dịch Covid-19 tại TP.HCM tương đối ổn định, số ca mắc mới dao động từ 5 – 30 ca. Tuy nhiên ông Thượng lo ngại nếu có biến thể mới thì số ca mắc sẽ xuất hiện nhiều hơn, ca nhập viện tăng nếu không có giải pháp quyết liệt, nhất là tiêm vắc xin Covid-19 bởi hiện TP còn tồn hơn 490.00 liều.
“Tỷ lệ tiêm mũi 3 của TP khá cao nhưng tiêm mũi 4 còn thấp. Nếu biến thể mới làm dịch bùng lên, chỗ nào mắc nhiều thì chắc chắn do tiêm vắc xin ít”, ông Thượng phân tích.
Lãnh đạo Sở Y tế dự báo nếu chủng BA.5 xuất hiện thì sẽ có 10 địa phương có nguy cơ bùng phát dịch gồm: Bình Tân, Bình Chánh, Bình Thạnh, Tân Phú, Nhà Bè, Gò Vấp, Thủ Đức, Q.4, Q.6 và Q.12. Lý do, 10 địa phương này có tỷ lệ tiêm vắc xin mũi nhắc lại rất thấp.
Ngoài khuyến cáo nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, ông Thượng cũng đề nghị 10 địa phương nói trên và Bệnh viện dã chiến số 13 sẵn sàng kích hoạt lại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.
TP.HCM ghi nhận gần 1.000 ca tay chân miệng, 1.600 ca sốt xuất huyết trong tuần
Tuần qua, TP.HCM ghi nhận 975 ca tay chân miệng, 1.586 ca sốt xuất huyết, đều tăng so với trung bình 4 tuần trước đó.
Về dịch sốt xuất huyết, theo HCDC, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 1.586 ca bệnh, tăng 12,3% so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, số ca nội trú tăng 15% và ngoại trú tăng 8,7%. Tổng số ca mắc tích lũy đến nay là 13.520, tăng 87,6% với cùng kỳ năm 2021.
Tính đầu năm đến nay, 238 ca sốt xuất huyết nặng. Tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến tuần 23 là 1,8%, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Hiện đã có 8 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM.
Thường xuyên kiểm tra, làm sạch lu hũ, không để cho muỗi có cơ hội đẻ trứng. (Ảnh: HCDC)
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ 3/6 đến 9/6, thành phố ghi nhận 975 ca tay chân miệng, tăng 1,8% so với trung bình 4 tuần trước (958 ca). Trong đó có 861 ca bệnh bệnh ngoại trú (tăng 4,2%), 114 ca nội trú (giảm 13%).
Tính đến nay, số ca tay chân miệng là 5.784 ca, giảm 40,1% so với cùng kỳ 2021 (9.653 ca), trong đó có 19 ca nặng. Thành phố không ghi nhận ca tử vong do bệnh tay chân miệng trong tuần qua.
Trong tuần, TP.HCM ghi nhận 4 ổ dịch tay chân miệng mới phát sinh tại 3 quận, huyện là Quận 8, Bình Chánh, Nhà Bè.
Biến thể 'Omicron tàng hình' chiếm ưu thế tại TP.HCM Qua sàng lọc ngẫu nhiên, TP.HCM phát hiện 64% mẫu dương tính với Omicron là biến thể BA.2 - biến thể được gọi là "tàng hình". Theo thông tin từ Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng sáng 9/3, tuần qua trên thế giới, số ca mắc mới giảm 4% và số ca tử vong giảm 19%. Trong khu vực Đông...