TP.Hà Nội ‘phủi’ trách nhiệm, Sở Xây dựng phải trả lời vụ chặt cây
UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản giao Giám đốc Sở Xây dựng phải có văn bản trả lời các câu hỏi của báo chí quanh vấn đề cải tạo, thay thế cây xanh trước ngày 25-3.
Cây xanh bị đốn hạ trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) – Ảnh: Việt Dũng
Theo UBND TP Hà Nội, trong cuộc họp báo chiều 20-3 giải đáp một số vấn đề về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn TP, có 21 nhà báo nêu câu hỏi chi tiết về việc tổ chức thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh thời gian qua.
Gần như những câu hỏi của các nhà báo nêu ra đều không được lãnh đạo TP Hà Nội và lãnh đạo các Sở, ngành liên quan trả lời trực tiếp tại cuộc họp báo theo đúng tinh thần hỏi-đáp.
Theo văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội thì Sở Xây dựng phải trả lời bằng văn bản toàn bộ nội dung các nhà báo đặt câu hỏi, chất vấn về việc chặt hạ cây xanh và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Dưới đây là những câu hỏi được các nhà báo đặt ra với lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhưng chưa được trả lời:
- Có đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động cảnh quan đô thị trước khi quyết định chặt hạ?
- Có nghiên cứu về ảnh hưởng của việc chặt cây đối với dư luận?
- Số lượng cây đã chặt là bao nhiêu? Kinh phí chi cho việc này?
Video đang HOT
- Có ai chịu trách nhiệm về việc các cây đã bị chặt hạ? Có ai bị kiểm điểm sau vụ này hay không?
- Đơn vị nào đứng ra thẩm định cây hư hỏng, sâu mọt, mục ruỗng?
- Việc rà soát cây để thay thế được tiến hành lúc nào, trong bao lâu, có mời nhà khoa học, chuyên gia tham gia hay không?
- Phố Nguyễn Chí Thanh được đánh giá là con đường đẹp nhất Việt Nam nhưng tại sao ồ ạt chặt cây, có phải có doanh nghiệp lớn xây dựng công trình trên phố này tham gia xã hội hóa vào đề án, nên họ chủ động chặt đồng loạt theo ý họ?
- Đề nghị cho biết đề án chặt cây hoàn toàn do đơn vị thuộc TP thực hiện hay đằng sau có doanh nghiệp tham gia?
- Những doanh nghiệp tham gia xã hội hóa đóng góp như thế nào cho TP, được TP ưu ái những gì?
- Những cây chặt xong được tập kết tại đâu, bán hay chưa, việc bán đấu giá hay sử dụng gỗ thành phẩm như thế nào?
- Những cây được lựa chọn trồng mới được mua từ đâu, giá tiền bao nhiêu, mua của doanh nghiệp nào?
- Số lượng gỗ xà cừ cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi chặt cách đây sáu tháng được sử dụng như thế nào?
- Có ý kiến cho rằng cây vàng tâm được chọn trồng thay thế không có tán rộng, không mang lại bóng râm, liệu có nên chọn loại cây này?
- Có ý kiến chuyên gia nói cây tần bì TP định chọn thay thế trên một số tuyến phố là cây độc. TP nói gì về chuyện này?
- Đề nghị cá nhân Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng cho biết ông cảm nhận ra sao khi ông đi qua khu vực những cây đã bị chặt giữa trời nắng nóng?
- Ông Nguyễn Quốc Hùng là người ký quyết định cho phép chặt cây, ông có nhận khuyết điểm hay không khi ký quyết định đó?
- Trong văn bản TP nói “hầu hết người dân khu vực có cây bị chặt đồng thuận”. Cơ sở nào để nhận định như trên, có nghiên cứu hay điều tra xã hội học gì không? Nếu có, đề nghị công khai con số.
Theo Tuổi Trẻ
Họp báo về chặt cây Hà Nội: Chính quyền trả lời bằng một bài văn tả cảnh?
Hơn 200 phóng viên đã vô cùng bất ngờ khi Ban tổ chức đột ngột công bố kết thúc buổi họp báo thông tin về việc chặt hạ 6700 cây xanh trên địa bàn thành phố vì 21 câu hỏi họ nêu ra trước đó vẫn không được giải đáp.
Trước sự việc chặt hạ, thay thế hàng loạt cây trên một số tuyến phố của Thủ đô đã khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi họp báo công bố thông tin về việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn để đảm bảo tính công khai, minh bạch và có kế hoạch của việc chặt hạ 6700 cây.
Hơn 200 phóng viên các báo, đài có mặt tại buổi họp báo chiều nay (20/3) đã rất kỳ vọng được lắng nghe những hồi đáp rõ ràng, công khai từ phía chính quyền. 21 câu hỏi liên quan đến việc thực hiện đề án quy hoạch, thay thế cây xanh của thành phố cũng đã được phóng viên của Thanh niên, Tiền phong, Lao động, VTC, News Zing, Một Thế giới, Công an nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Vn Media, Đất Việt, Người đưa tin... đưa ra. Nội dung bao gồm: Thành phố quyết định cho trồng cây gì? Giá thành bao nhiêu/1 cây? Số lượng cây sau khi bị chặt hạ sẽ được dùng vào mục đích gì? Nếu chặt hết cây trong thành phố thì môi trường thủ đô bị ảnh hưởng như thế nào? Việc hạch toán, tổng kết, kiểm kê số lượng gỗ sẽ được công bố với người dân bằng hình thức nào? Đơn vị nào cung ứng cây? Tại sao cây khỏe mạnh, không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người dân vẫn bị chặt hạ? Các vị lãnh đạo cảm thấy thế nào khi đi qua những con phố trống trơn cây xanh của thủ đô?...
33 phút họp báo, hơn 200 nhà báo được nghe phần trả lời giống như văn tả cảnh của Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội
Sau khi lắng nghe, tổng hợp các câu hỏi của các phóng viên, tất cả mọi người chờ đợi sự hồi đáp từ phía chủ tọa.
33 phút trả lời của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng được bắt đầu như một bài văn tả cảnh.
"Sau khi thực hiện Đề án, xuất hiện các ý kiến phản hồi từ người dân. Chúng tôi ghi nhận và tiếp tục cầu thị. Vì tất cả các ý kiến này đều xuất phát từ đáy lòng của người dân thủ đô với mong muốn xây dựng thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại......
Hà Nội được thừa hưởng hệ thống cây xanh và các công trình văn hóa, công trình kiến trúc của cha ông để lại. Trong đó, hệ thống cây xanh của Hà Nội vô cùng quan trọng. Trách nhiệm của người dân và mọi tổ chức xã hội là phải bảo vệ để cho các thế hệ sau tiếp tục thừa hưởng.
Cây xanh là lá phổi của thành phố, giữ lá phổi là việc cần thiết. Hệ thống cây xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người dân thành phố. Nó có giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đã từng đi vào thơ ca, văn họ, gắn bó với tiềm thức, kỷ niệm, tình cảm của người dân. Gìn giữ, bảo vệ số cây xanh này cũng là góp phần để đời sống của 7 triệu dân thủ đô được chất lượng hơn; phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước khi tới thủ đô được tốt hơn.
Ứng xử với hệ thống cây xanh này đã có quy định pháp luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ xây dựng và các quy định khác của thành phố."
Ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, việc chặt hạ thay thế cây xanh Kim Mã, Phố Huế, Hàng Bài, Nguyễn Trãi... được thực hiện đúng quy định PL, đúng quy trình. Tuy nhiên do việc thực hiện thiếu thông tin, nôn nóng và xử lý không khéo của nhà tài trợ dẫn đến gây bức xúc trong cộng đồng.
"Chúng tôi nghiêm túc rút kinh nghiệm. Từ nay, những công việc liên quan đến người dân, liên quan đến xã hội, thành phố sẽ thận trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ cộng đồng vì mọi sự thành bại đều do dân. Bên cạnh đó, sẽ cầu thị, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, của người dân để việc thực hiện thành công". - Ông Hùng cho biết.
Và trước khi kết thúc phần phát biểu của mình, ông Hùng đề nghị các cơ quan chức năng của Thành phố trả lời câu hỏi của phóng viên, cụ thể là 21 câu hỏi trong buổi họp báo này.
Và hơn 200 phóng viên ngơ ngác vì tất cả những câu hỏi của họ được giải đáp. Và mặc dù ông Hùng đã chỉ đạo Sở Xây dựng trực tiếp trả lời rõ những câu hỏi của báo chí. Tuy nhiên, khi các phóng viên không nhận được câu trả lời trực tiếp từ phía Sở Xây dựng Hà Nội. Đại diện Sở Xây dựng hứa sớm trả lời bằng văn bản.
Theo Người Đưa Tin
Phó chủ tịch Hà Nội: Nôn nóng chặt cây do nhà tài trợ Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho hay, việc chặt hạ cây xanh vừa qua tiến hành nhanh do có sự nôn nóng của một số nhà tài trợ. Cuộc họp báo về thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn Hà Nội thu hút hàng trăm phóng viên. Số lượng người dự họp...