TPBank nhận giải ngân hàng điện tử tốt nhất của Asian Banker
Ngày 10/5 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã nhận giải thưởng Best Internet banking (Ngân hàng điện tử tốt nhất) do The Asian Banker trao tặng.
Giải thưởng danh giá này được trao trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo các Ngân hàng châu Á 2016 (The Asian Banker Summit 2016) do The Asian Banker tổ chức.
The Asian Banker Summit 2016 là sự kiện lớn của ngành ngân hàng khu vực châu Á, với khoảng 1.000 đại biểu và hơn 200 tổ chức đến từ 30 quốc gia trên thế giới, gồm các nước châu Á, châu Âu, Australia, Trung Quốc, Mỹ, Trung Đông. Tại lễ giao giải năm nay, Việt Nam vinh dự có nhiều ngân hàng được nhận các giải thưởng thường niên uy tín của The Asian Banker như: giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc (The Asian banker leadership achievement awards), Ngân hàng đối tác tốt nhất (The leading counterparty bank), Ngân hàng điện tử tốt nhất ( Best Internet banking)…
Đại diện TPBank nhận giải Ngân hàng điện tử tốt nhất do The Asian Banker trao tặng.
Giải thưởng Best Internet banking tôn vinh ngân hàng đã có những nỗ lực và thành tựu trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ công nghệ tiện ích, dẫn đầu xu hướng cho khách hàng, tạo được vị thế trên thị trường tài chính và có những chiến lược phát triển ngân hàng công nghệ ấn tượng trong năm. Năm nay, giải thưởng được trao cho TPBank căn cứ trên những thành tựu cải tiến vượt trội về giải pháp ngân hàng điện tử, cùng một loạt sản phẩm dịch vụ tài chính có nền tảng công nghệ cao, tiến gần hơn đến những khách hàng năng động, hiện đại.
Video đang HOT
Trước đó, TPBank cũng đạt được nhiều giải thưởng danh giá về lĩnh vực ngân hàng số như: bằng khen của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Á quân MyEbank, 2 năm liên tiếp được bình chọn là Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam do Global Financial Market Review (GFM) trao tặng… Giải thưởng là sự ghi nhận và động lực để TPBank tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng, hệ thống quản trị, tìm tòi phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ công nghệ dẫn đầu xu hướng, nhằm mang lại tiện ích thiết thực nhất cho khách hàng.
Theo_Zing News
Ngân hàng ngày càng chú trọng dịch vụ online
Xu hướng "Internet hóa ngân hàng" vẫn tiếp tục được đẩy mạnh tại Việt Nam khi nhịp sống ngày càng bận rộn và công nghệ liên tục phát triển.
Tại Việt Nam, ngân hàng điện tử (Internet Banking và Mobile Banking) đang là tâm điểm trong ngành. Sau giai đoạn sơ khai, các nhà băng cần nỗ lực để bắt kịp nhu cầu của người dùng hiện đại.
Tiềm năng của "ngân hàng số"
Ở Việt Nam, yếu tố thuận lợi để dịch vụ online của các ngân hàng phát triển nhanh chóng là sự phổ biến của Internet cũng như smartphone. Tính đến cuối năm 2015, số lượng người dân sử dụng Internet chiếm đến 43% và cả nước có hơn 130 triệu thuê bao điện thoại di động.
Theo số liệu của Bộ Công thương, 10 triệu người Việt Nam sử dụng máy tính hoặc máy tính bảng để truy cập Internet với thời lượng 5h/ngày. Như vậy, mỗi ngày gần nửa số dân sử dụng Internet. Đây chính là cơ hội để ngân hàng đẩy mạnh Internet Banking.
Công ty kiểm toán độc lập Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam) từng nhận định, từ khái niệm Internet Banking được nhắc đến 5 năm trước, ngân hàng điện tử gần đây đã trở thành tâm điểm phát triển của ngành. Còn theo thống kê của VISA vào năm 2015, 70% người dùng Internet Việt Nam có giao dịch điện tử qua mạng hoặc điện thoại di động.
Rõ ràng, tiềm năng để ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ online tại Việt Nam là rất lớn. Nhu cầu, thói quen người dùng và cơ sở vật chất đều thuận lợi.
Người dùng cần gì ở ngân hàng số?
Trong bối cảnh tất cả ngân hàng buộc phải bắt kịp xu hướng "Internet hóa", dịch vụ nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì đương nhiên được khách hàng lựa chọn và tin dùng. Xuất phát điểm của người dùng Internet Banking thường là vì tiện lợi và tiết kiệm chi phí.
Chị Khánh Phương, nhân viên văn phòng chia sẻ: "Công việc bận rộn khiến tôi rất ngại thu xếp thời gian đến ngân hàng giao dịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm. Nhưng khi sử dụng M-Banking của Maritime Bank, tôi chỉ cần dùng máy tính hay điện thoại để giao dịch, tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn nhiều".
M-Banking của Maritime Bank được khách hàng tin dùng.
Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng, ngân hàng điện tử cần phải mang lại đa tiện ích. Ví dụ như M-Banking do Maritime Bank cung cấp, dịch vụ này cho phép chuyển tiền cùng hoặc khác hệ thống ngân hàng, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại đến gởi/tất toán sổ tiết kiệm online, dịch vụ thẻ, đăng kí vay vốn... Nhờ vậy, chỉ cần thao tác trên máy tính hay thiết bị di động có kết nối Internet, người dùng dễ dàng thực hiện hầu hết giao dịch ngân hàng.
"Bản thân tôi nhiều lần bị cắt điện, cúp nước vì không có thời gian đi thanh toán hóa đơn. Từ khi thanh toán qua M-Banking, tôi đều xử lý hầu hết các khoản tiền này ngay khi ngồi trong văn phòng. Chỉ một phút là xong, dễ dàng và tiện lợi", chị Huỳnh Hoa, một cán bộ văn phòng cho biết.
Maritime Bank miễn phí hầu hết dịch vụ M-Banking (truy vấn số dư, chuyển khoản, thanh toán các hóa đơn, nạp tiền điện thoại, dịch vụ thẻ, vay...; gửi tiết kiệm trực tuyến còn có lợi hơn về lãi suất so với gửi tại quầy). Đây cũng là kênh giao dịch hiện đại được khách hàng ưa chuộng nhờ những tiện ích vượt trội. Đáng lưu ý, giao diện của M-Banking đơn giản, thân thiện, phù hợp với nhiều đối tượng; mật khẩu bảo mật 2 lớp đảm bảo an toàn. Độc giả tìm hiểu và đăng ký M-Banking tại đây.
Theo_Zing News
Hotgirl mặc bikini chiều khách: "Đến mức độ thế cơ à?" Một quán ăn trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, HN) đã mời một dàn hotgirl mặc bikini phục vụ bàn nhân dịp tri ân khách hàng. Liên quan đến thông tin vụ việc trên, chiều ngày 10/5, chia sẻ nhanh với báo Đất Việt, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội cho biết: "Tôi đã...