TPBank đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng, tiếp tục đề xuất không chia cổ tức năm 2021
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên năm năm 2021 với đề xuất giữ lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm 2021.
TPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 5.500 tỷ đồng trong năm 2021.
Năm 2021, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 21% lên 250.000 tỷ đồng. Tổng huy động dự kiến đạt 221.893 tỷ đồng, tăng 20% so với mức thực hiện năm 2020. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá dự kiến đạt 172.010 tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác đạt 49.883, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%.
Dự nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế dự kiến tăng 25% lên 165.434 tỷ đồng, tùy thuộc vào mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu kế hoạch duy trì dưới 2%.
Năm 2021, TPBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế thu về 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với mức thực hiện năm 2020, cũng là mốc lợi nhuận cao kỷ lục mà ngân hàng này chưa từng ghi nhận.
Được biết, TPBank đã duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận trên 70% trong vòng 3 năm liên tiếp (từ năm 2017-2019). Trong đó năm 2017 đánh dấu lần đầu tiên TPBank vượt mốc lợi nhuận trước thuế trên 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của TPBank chững lại ở mức trên 13%.
Video đang HOT
Trong năm 2021, TPBank dự kiến gia tăng tỷ trọng thu nhập từ phí và kinh doanh ngoại tệ lên 18% tổng thu nhập, doanh số giải ngân trung dài hạn và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bình quân dự kiến đạt 2.000 – 3.000 tỷ đồng/tháng,…
Về phương án phối lợi nhuận năm 2021, HĐQT TPBank đề xuất để lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm nay. Lợi nhuận để lại chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2020 sau khi trích lập các quỹ là hơn 2.978 tỷ đồng.
Như vậy, nếu ĐHCĐ thông qua phương án này thì đây sẽ là năm thứ hai TPBank giữ lại lợi nhuận và không chia cổ tức cho các cổ đông.
Đợt chia cổ tức gần đây nhất của TPBank là vào tháng 12/2020, ngân hàng này tiến hành trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện là 20%, số lượng cổ phiếu đã phát hành là hơn 163 triệu đơn vị.
Chốt năm 2020, TPBank ghi nhận hơn 7.619 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 35% so với năm 2019. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lần lượt đạt 937 tỷ đồng và 710 tỷ đồng, tương ứng giảm 20% và giảm 22%.
Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng đột biến lên 408 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ ghi nhận 43,8 tỷ đồng.
TPBank thu về 4.388 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2020, tăng trưởng ở mức 13%.
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2020 đạt 206.315 tỷ đồng. Tổng huy động đạt 184.911 tỷ đồng, dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế đạt 132.347 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và tăng 30,3% so với cuối năm 2019.
Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 của TPBank là 1,17%, thấp hơn so với 1,28% của năm 2019.
Điểm danh những cổ phiếu "hot" tăng trần liên tiếp
Một số cổ phiếu tăng trần liên tiếp thời gian gần đây, có mã tăng tới hơn 600%.
Nhiều cổ phiếu tăng "nóng" thời gian gần đây. Ảnh minh họa
Sáng 23/12, cổ phiếu SBS của Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) được giao dịch với giá 5.100 đồng/cổ phiếu. Sau 12 phiên tăng trần liên tục, SBS đã tăng từ 1.400 đồng/cổ phiếu tới 5.100 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 264%.
Trên thực tế, đà tăng của cổ phiếu này bắt đầu từ phiên giao dịch 30/11 và kéo dài tới nay.
Thanh khoản của mã này cũng bắt đầu sôi động kể từ phiên 9/12 tới nay, trong đó một số phiên có khối lượng giao dịch đột biến như phiên giao dịch ngày 11/12 (hơn 4,8 triệu đơn vị), phiên giao dịch ngày 14/12 (hơn 3 triệu đơn vị) và đặc biệt là phiên giao dịch 17/12 với hơn 8,5 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Phiên giao dịch ngày 22/12 cũng ghi nhận giao dịch thỏa thuận bất ngờ lên tới 1 triệu cổ phiếu được sang tên thành công.
Ngoài SBS, cổ phiếu PND của Xăng dầu Dầu khí Nam Định (PND) cũng ghi nhận hơn 10 phiên tăng trần liên tục.
Cổ phiếu này tăng liên tục từ ngày 27/11 tới hết phiên giao dịch 21/12, nhưng hai phiên trở lại đây (ngày 21 và 22/12) lại quay đầu giảm mạnh.
Tuy nhiên, tính cả thời gian tăng liên tục này, giá cổ phiếu PND đã tăng tới 640%, từ 2.700 đồng lên 20.000 đồng một cổ phiếu. Đỉnh điểm, ngày 22/12, cổ phiếu này đã lên tới 23.000 đồng/cổ phiếu trước khi đảo chiều.
Đến sáng nay, cổ phiếu PND còn 16.500 đồng/cổ phiếu.
Từ cuối tháng 11, đầu tháng 12 tới nay cũng chứng kiến một số cổ phiếu tăng giá liên tục như: AGR của Công ty cổ phần chứng khoán Agribank tăng 71%, SSI của Công ty cổ phần chứng khoán SSI tăng 71%. TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng tăng 24,5% từ đầu tháng 12 tới nay, từ 22.000 đồng lên 27.400 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa phiên sáng 23/12).
TPBank tung thêm lượng cổ phiếu hơn 5.000 tỷ lên sàn Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vừa chấp thuận Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã TPB) bổ sung lượng chứng khoán niêm yết thêm. Số lượng cổ phiếu TPB của TPBank niêm yết mới sẽ tăng thêm khoảng 20% Theo đó, số lượng chứng khoán dự kiến niêm yết thêm là 215 triệu cổ phiếu. Đây là số...