TP Thủ Đức sắp đi vào hoạt động: lo về các thủ tục hành chính, tố tụng
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chỉ đạo phải hạn chế thấp nhất rắc rối về các loại thủ tục cho dân giai đoạn chuyển tiếp của TP Thủ Đức tại buổi làm việc về triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng quận 2 lần 6 chiều 25-12.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chỉ đạo tại buổi làm việc – Ảnh: THÁI AN
Chiều 25-12, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã dần đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Quận ủy quận 2 về công tác triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần 6.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã có nhiều ý kiến thảo luận về tình hình thành lập, tổ chức, hoạt động của TP Thủ Đức theo nghị quyết của Quốc hội.
Ông Lê Đức Thanh, chủ tịch UBND quận 2, cho rằng nghị quyết thành lập TP Thủ Đức có hiệu lực ngay lập tức kể từ ngày 1-1-2021, tuy nhiên nghị quyết lại không có điều khoản quy định giai đoạn chuyển tiếp. Vậy về pháp lý thì UBND 3 quận (2, 9 và Thủ Đức) sẽ không đủ cơ sở pháp lý để ban hành các văn bản hành chính, quyết định hành chính kể từ sau ngày 1-1-2021.
Theo ý kiến của TP.HCM thì UBND 3 quận này vẫn sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đến ngày 1-3-2021. Vì vậy đề nghị phải có văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của 3 quận này được tiếp tục cho đến 1-3-2021 để đảm bảo giá trị pháp lý các văn bản pháp lý, hành chính ban hành trong giai đoạn này.
“Đặc biệt là các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, nếu không chặt chẽ về pháp lý thì các văn bản được ban hành trong giai đoạn này có thể dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại…” – ông Thanh nói.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho rằng vấn đề thiếu điều khoản giai đoạn chuyển tiếp trong nghị quyết thành lập TP Thủ Đức đã được các cơ quan, các cấp có liên quan phát hiện ra. TP sẽ có văn bản báo cáo cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sớm có văn bản hướng dẫn.
Liên quan đến hoạt động cơ quan tố tụng tại TP Thủ Đức, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong cho hay sắp tới sẽ giải thể 3 tòa án quận để thành lập Tòa án TP Thủ Đức. Việc này sẽ phát sinh các khó khăn liên quan đến hàng loạt vấn đề tố tụng.
“Ví dụ như các hồ sơ đang do tòa án các quận thụ lý, đang mời đương sự giải quyết sau ngày 1-1-2021 sẽ giải quyết ra sao. Rồi hồ sơ tòa án các quận có quyết định đưa ra xét xử sau ngày 1-1-2021 phải giải quyết ra sao…” – ông Phong phân tích.
Ông Phong cho hay, với phương châm khi lập TP Thủ Đức thì phải giải quyết các vấn đề liên quan người dân, không được đình trệ, không được chậm, vì vậy các vấn đề liên quan tố tụng cần có hướng dẫn sớm…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, con người… của Tòa án TP Thủ Đức cũng cần giải quyết sớm. Hiện nay quận Thủ Đức là quận có lượng án thụ lý giải quyết nhiều nhất trong 3 quận, khoảng 2.600 – 2.700 vụ/năm, kế đến là quận 9 với 1.600 – 1.700 vụ, quận 2 là khoảng 1.500 vụ/năm. Tuy nhiên, trụ sở Tòa án quận 2 vì xây sau nên có diện tích lớn nhất.
“Trước mắt TP có đề xuất tiếp tục duy trì 3 hoạt động tố tụng tại trụ sở của 3 tòa án quận hiện hữu. Sau này nếu xây Tòa án TP Thủ Đức tập trung ở trung tâm hành chính TP Thủ Đức thì tính toán phù hợp. Riêng về tổ chức con người cho Tòa án TP Thủ Đức thì sơ bộ cũng đã có phương án…” – ông Phong thông tin thêm.
Đồng tình các ý kiến trên, đại diện Viện Kiểm sát TP.HCM cũng đề nghị cần có phương án, hướng dẫn sớm liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án) của TP Thủ Đức từ ngày 1-1-2021…
Chỉ đạo về vấn đề này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhắc lại quan điểm khi triển khai thực hiện TP Thủ Đức phải hạn chế đến thấp nhất các rắc rối, khó khăn, vướng mắc cho người dân trong giai đoạn chuyển tiếp, quá độ của TP Thủ Đức.
“TP.HCM sẽ cố gắng hết sức mình để bảo đảm điều này. Đồng thời cũng lưu ý công tác tuyên truyền, vận động cho người dân thông hiểu để thông cảm, chia sẻ với chính quyền trong giai đoạn này…” – Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Không để đầu cơ đất ảnh hưởng quy hoạch, quỹ đất của TP Thủ Đức
Một nhiệm vụ rất quan trọng mà Bí thư Thành ủy lưu ý quận 2 là không để xảy ra tình trạng chuyển nhượng đất đai không đúng quy hoạch, đầu cơ đất đai ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng quỹ đất cho TP Thủ Đức trong thời gian tới.
Về vấn đề này, Bí thư quận ủy quận 2 Nguyễn Phước Hưng cho hay, quận 2 đã phủ quy hoạch 1/2000 toàn địa bàn quận. Hiện nay, các dự án khu dân cư đa số thực hiện theo quy hoạch của quận 2. Bên cạnh đó địa bàn quận cũng có một số quỹ đất diện tích khá lớn được thu hồi từ các dự án của Công ty dịch vụ công ích quận 2, dự án khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi…
Cam kết trước Bí thư Thành ủy, ông Hưng khẳng định quận 2 đang quản lý đất theo quy hoạch chặt chẽ. Đồng thời, các diện tích đất công cộng, đất thực hiện dự án công đều có hồ sơ quản lý rất chặt.
Đồng thời, ông Hưng cũng nêu ra một khó khăn là hiện thiếu chế tài đối với các chủ đầu tư không thực hiện công tác nghiệm thu, bàn giao phần công trình giao thông, công viên… tại các dự án gây khó khăn cho các vấn đề duy tu, sữa chữa, khiến người dân cũng bức xúc. Ngoài ra, còn một tình trạng nữa là người dân xây dựng thêm tầng không phép sau khi hoàn công công trình…
Cha dượng xâm hại con riêng của vợ, bản án không đủ sức răn đe?
Thực hiện hành vi dâm ô, giao cấu với bé gái 14 tuổi nhưng gã cha dượng chỉ bị xử phạt 30 tháng tù. Luật sư cho rằng, bản án không đủ sức răn đe.
Cha dượng lĩnh án
Ngày 30/11, TAND quận Thủ Đức, TP.HCM đã tuyên phạt Phạm Hoàng Long, SN 1992, quê tỉnh An Giang 30 tháng tù vì tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Theo cáo trạng, cháu N.T.M.H. (SN 2006) là con riêng của chị Nguyễn Thị G.. Sau đó, chị G. sống cùng Phạm Hoàng Long và có 1 con chung sinh năm 2019, tên Y.
Vào 23h ngày 17/2, cháu H. gọi điện thoại cho Phạm Hoàng Long kêu cha dượng về phòng trọ trên đường Ngô Chí Quốc, khu phố 5, phường Tam Bình, quận Thủ Đức để trông cháu Y.. Lúc này chị G. đang bán nước giải khát ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.
Khi đến phòng trọ, bị cáo Long thấy cháu Y. đang ngồi chơi dưới sàn nhà, còn cháu H. đang nằm trên giường xếp. Long tiến đến ngồi cạnh cháu H. sau đó thực hiện các hành vi đồi bại bằng tay, miệng... Khi đang thực hiện hành vi giao cấu, do cháu H. kêu đau và đẩy Long ra thì Long dừng lại rồi đi khỏi phòng trọ.
Quá trình Long thực hiện hành vi trên với cháu H. thì cháu N.T.M.T., SN 2010, em ruột của H. nhìn thấy đã dùng điện thoại chụp ảnh, quay phim lại rồi gọi điện báo cho mẹ biết.
Chị G. không tin sự việc nên bảo cháu H. gửi đoạn phim để xem.
Bị cáo Long nhận bản án 30 tháng tù.
Đến 19/2, chị G. kể lại vụ việc cho 1 người bạn quen ở chợ và cho người này xem đoạn phim ghi hình. Sau đó, người này cùng chị G. đến Công an phường Tam Bình, quận Thủ Đức tố cáo hành vi của Long.
Ngày 20/2, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức ra lệnh bắt giữ Long trong tình trạng khẩn cấp. Làm việc với công an, Long khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên.
Bản án chưa đủ sức răn đe
Theo luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng chi hội Luật sư hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, luật sư bảo vệ cho bị hại, bản án được tuyên đã không đủ sức răn đe và có những tình tiết bỏ lọt, giảm nhẹ tội cho bị cáo.
Cáo trạng nêu rõ, bị cáo Long đã thực hiện hành vi giao cấu với bị hại. Sở dĩ không thực hiện được đến cùng là do bị hại bị đau, kêu lên và đẩy Long ra. Việc này ngoài ý muốn của bị cáo.
Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi bị thì phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Trong vụ án này, bị cáo Long không chỉ thực hiện hành vi giao cấu với cháu H. mà còn thực hiện những hành vi dâm ô khác bằng tay, miệng.
Ngoài ra, bản chất vụ án đã quá rõ theo như cáo trạng nêu. Tuy nhiên, khi luật sư hỏi bị cáo một số tình tiết thì bị cáo Long vẫn chối. Đặc biệt, có tình tiết ngoài hành vi đồi bại ở nhà trọ như trên, bị cáo Long từng đưa cháu H. vào khách sạn để thực hiện hành vi đồi bại.
Trong phiên tòa, bị cáo Long được hưởng tình tiết giảm nhẹ là khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, được áp dụng điểm s, khoản 1, Điều 51 BLHS. Tuy nhiên, luật sư Nữ cho rằng việc áp dụng này không hợp lý bởi tại phiên tòa, bị cáo Long quanh co không thừa nhận hành vi khi bị luật sư đặt câu hỏi.
Theo luật sư Nữ, bị cáo đã có hành vi dẫn bị hại lên khách sạn nhưng tòa chỉ cho rằng "sẽ chuyển cơ quan điều tra làm rõ hành vi dâm ô" là không hợp lý.
"Tội Dâm ô mức xử phạt tù là từ 3 năm đến 7 năm, thêm cả tội Giao cấu nữa nhưng bị cáo chỉ bị xử có 30 tháng tù. Mức án như vậy có đủ sức răn đe không?", luật sư Nữ nhấn mạnh.
Tại phiên tòa, luật sư Nữ cho biết, chỉ có luật sư và bị cáo cùng HĐXX, còn những đương sự khác như mẹ bị hại là chị G. đi đâu không rõ. Người làm chứng, bị hại cũng không có mặt.
Vụ án này có tình tiết chị G. nói với Long "về đi, về rồi cho ngủ với con", nhưng chị G. không có mặt ở phiên tòa thì làm sao làm rõ? Việc đối chất không thể thực hiện được.
"Đáng ra phải cử hội Phụ nữ hoặc hội Bảo vệ quyền trẻ em hoặc người giám hộ cho bé gái đến tham dự phiên tòa. Có như vậy, vụ án mới được xử lý tới nơi, tới chốn. Trách nhiệm này thuộc về HĐXX".
Luật sư Nữ cho biết, sắp tới hội Bảo vệ quyền trẻ em sẽ gửi văn bản kiến nghị lên TAND quận Thủ Đức về bản án " này.
Bí thư Nên: Việc xử lý BN1342 là để cảnh báo, không phải trừng trị "Mỗi người phải thấy mình có trách nhiệm với cộng đồng. Mình phóng túng một chút, thiếu ý thức một chút, không nghiêm kỷ luật một chút là họa đến", Bí thư Nên chia sẻ với Zing. Bên lề Hội nghị chuyên đề mở rộng lần thứ 2 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI sáng 4/12, Bí thư Thành ủy TP.HCM...