TP Thái Nguyên: Làng hoa Thịnh Đức nhiều hoa đẹp bán Tết
Bên cạnh các làng hoa lớn như Túc Duyên, Huống Thượng, Gia Sảng… làng hoa Thịnh Đức ở khu vực phía tây TP. Thái Nguyên những ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cũng rộn ràng hơn bao giờ hết. Đến làng hoa Thịnh Đức những ngày này, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người dân tất bật bên những luống hoa Tết.
Làng hoa Thịnh Đức nằm cách trung tâm TP.Thái Nguyên khoảng 5km về phía Tây. Nhiều năm nay, làng hoa Thịnh Đức chủ yếu cung cấp các loại hoa như hoa cúc, lay ơn, violet, ly, thược dược, huệ…
Thời điểm này, các hộ trồng hoa tại đây càng hối hả hơn bao giờ hết để chuẩn bị cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đẹp nhất đúng dịp Tết đến xuân về. Người tỉa nhánh, người chăng lưới, tưới hoa, mắc bóng điện chiếu sáng cho hoa…
Những bông cúc nở rộ chào đón xuân về.
Làng hoa Thịnh Đức rộn ràng vào tết với đa dạng các loại hoa đua nhau khoe sắc.
Ông Thư cho biết hoa năm nay do trồng đúng quy trình và cách chăm sóc nên hoa nở đúng thời vụ.
Dẫn PV Dân Việt đi thăm khu vườn trồng hoa của gia đình, ông Nguyễn Văn Thư (xóm Cầu Đá, xã Thịnh Đức), cho biết: “Gia đình tôi đã có thâm niên trồng hoa tươi được hơn 20 năm nay. Ban đầu gia đình tôi chỉ trồng duy nhất hoa thược dược, nhưng đến nay tôi đã trồng thêm đa dạng các loài hoa khác nhau như hoa cúc, hoa huệ, hoa ly, hoa lay ơn và violet…”
Vừa chỉ tay vào những cành hoa lay ơn ông Thư vừa nói: “Gia đình tôi trồng hoa quanh năm chủ yếu là hoa ngắn ngày chứ không riêng gì dịp Tết. Tuy nhiên vào dịp Tết hoa bán sẽ được giá hơn nên thời điểm này là lúc cần tập trung chăm sóc kỹ càng, cẩn thận nhất để có lứa hoa đẹp làm hài lòng khách chơi Tết. Hoa năm nay do được chăm sóc đúng cách, lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nên nở rất đúng thời điểm. Nếu nở sớm sẽ rất mất giá, còn nếu nở muộn thì sẽ chẳng có ai mua”.
Video đang HOT
Gia đình ông Thư trồng nhiều loại hoa phục vụ dịp Tết như cúc, ly, lay ơn, hoa huệ, hoa violet…
Năm nay gia đình ông Thư còn trồng thêm một loại hoa mới là hoa mua tím mang lại thu nhập kinh tế cao.
Đặc biệt, ngoài các loài hoa, cây cảnh truyền thống như hoa ly, lay ơn, cúc, năm nay một số hộ dân tại đây còn nhân giống phát triển giống hoa hoa mua tím. Hoa mua tím có thể trồng được trong chậu trang trí cảnh quan sân vườn, quán cà phê, khu sinh thái…
Theo ông Thư, vào dịp thường, mỗi một cây mua tím bán ra sẽ có giá trung bình khoảng 100.000 – 200.000 đồng. Vào những lúc cao điểm hay giáp Tết như hiện nay, giá hoa mua tím có thể lên tới 300.000 – 400.000 đồng/cây, thậm chí có những cây có giá bán lên tới cả triệu đồng.
Theo anh Hà, đã có người trả giá gần 3 triệu đồng/cây hoa mua tím.
Còn anh Nguyễn Văn Hà (xóm Cây Thị, xã Thịnh Đức) cho hay, hiện nay gia đình anh đang trồng đa dạng các loại hoa như hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền, hoa hồng và hoa mua tím để bán trong dịp Tết.
“Trồng hoa thì trồng quanh năm nhưng hoa chủ yếu được giá vào vụ Tết nên thời điểm gần tết này gia đình tôi bao giờ cũng dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho hoa. Trung bình mỗi năm gia đình tôi cũng thu về vài trăm triệu đồng từ trồng hoa”, anh Hà nói.
Cách đó không xa, gia đình ông Hoàng Văn Vinh cũng là một trong những người trồng hoa có tiếng ở xóm Cầu Đá, xã Thịnh Đức nhiều năm nay. Hiện nay mô hình trồng hoa, cây cảnh của gia đình ông được đánh giá là quy mô và bài bản nhất của xóm với hàng trăm các loại hoa, cây cảnh khác nhau trong vườn vô cùng đẹp mắt.
Ông Hoàng Văn Vinh chăm chút cho những luống hoa cát tường nở đúng dịp Tết Nguyên đán.
Những chậu hoa cây cảnh giá trị cao được bày trí bắt mắt trong vườn nhà ông Vinh.
Theo Danviet
Vẫn băn khoăn về hội đồng trường
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 138 về xử phạt hành chính trong giáo dục để trình Chính phủ ban hành.
Sáng 6-1, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 99 ngày 30-12-2019 của Chính phủ về hướng dẫn và thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại sáu điểm cầu: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Thái Nguyên, Cần Thơ, do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì.
Hội đồng trường phải thực quyền
Vấn đề được nhiều đại biểu đến từ các trường ĐH trên cả nước quan tâm là việc tổ chức hội đồng trường trong các trường ĐH.
PGS-TS Nguyễn Tiến Công, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đặt vấn đề: Hội đồng trường hiện được thành lập theo quyết định ngày 6-12-2019 nhưng nhiệm kỳ 2018-2025. Thời điểm tính nhiệm kỳ của hội đồng trường được tính thế nào, có theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng? "Theo tôi hiểu, nhiệm kỳ hội đồng trường theo nhiệm kỳ hiệu trưởng có đúng không? Hội đồng trường chúng tôi đã thành lập theo đúng Luật Giáo dục ĐH và trường đã có hiệu trưởng thì có cần làm lại nhân sự hiệu trưởng hay không" - ông Công thắc mắc.
Tương tự, GS-TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Cần Thơ, cũng kiến nghị làm rõ việc những hội đồng trường còn thời hạn nhiệm kỳ hơn sáu tháng phải điều chỉnh lại cho phù hợp với luật mới.
"Như vậy những hội đồng trường nhiệm kỳ còn dài nhưng không đủ điều kiện quy định phải xử lý thế nào? Như vậy có cho các trường có thời điểm quá độ hay bắt buộc phải điều chỉnh ngay? - ông Phương nêu các băn khoăn.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD&ĐT, cho hay các quy định trong Luật 34 và Nghị định 99 đã hướng dẫn rất chi tiết những vấn đề liên quan tới hội đồng trường. Do vậy, các trường cần căn cứ luật và nghị định để thực hiện cho đúng quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết Nghị quyết 19 cũng quy định rõ bí thư đảng ủy là chủ tịch hội đồng trường. Các trường cần phải thực hiện theo đúng luật và hướng dẫn của nghị định.
"Không chỉ Bộ GD&ĐT mà chính các bộ chủ quản, cơ quan chủ quản phải thay đổi nhận thức, không can thiệp hành chính thì hội đồng trường mới thực quyền. Ngay cả chủ tịch hội đồng này là vị trí để thông qua các quyết sách lớn chứ không phải là nơi tăng thêm quyền cho hiệu trưởng" - Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
PGS-TS Nguyễn Tiến Công, Chủ tịch hội đồng trường, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: PHẠM ANH
Xử phạt nghiêm, tăng trách nhiệm cho người đứng đầu
Theo Bộ trưởng Nhạ, thời gian tới bộ sẽ hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 138 về xử phạt hành chính trong giáo dục để trình Chính phủ ban hành. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các trường tự chủ, khuyến khích tạo động lực cho các trường phát triển. Do đó trách nhiệm của nhà trường là phải kiện toàn tổ chức, thể hiện năng lực, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm của người đứng đầu.
Theo bộ trưởng, luật mới này mở rộng quyền tự chủ của các trường rất cao, trong đó gắn chặt trách nhiệm giải trình, tức các cơ sở giáo dục ĐH phải thực hiện chuẩn giảng viên, các quy định chuẩn chương trình được kiểm định, các điều kiện đảm bảo chương trình đào tạo và thực hiện công khai, minh bạch qua cơ sở dữ liệu.
"Việc kiểm định và công khai sẽ giúp người học chọn được chính xác trường có chất lượng. Những vi phạm sẽ được bộ phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm. Các trường không đảm bảo chất lượng, chất lượng kém chắc chắn thí sinh không lựa chọn, khả năng giải thể cao. Việc này không phải gây khó dễ mà là giúp các trường phát triển bền vững và chuẩn chỉnh hơn" - Bộ trưởng Nhạ nói.
Sẽ có chuẩn đầu ra cho từng lĩnh vực đào tạo
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành quy định về chuẩn đầu ra và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các lĩnh vực. Dự kiến năm 2021 sẽ áp dụng cho các lĩnh vực: Sức khỏe, kỹ thuật, kế toán-tài chính, du lịch, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên. Và năm 2023 sẽ hoàn thành xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo đối với các ngành thuộc các lĩnh vực còn lại.
Khi tăng cường tính tự chủ, các trường tự chủ mở ngành nên hệ thống ngành học sẽ rất nhiều, chưa kể cùng một ngành nhưng mỗi trường đào tạo mỗi khác. Do đó chuẩn đầu ra này sẽ là cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo của từng đơn vị.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT PHÙNG XUÂN NHẠ
PHẠM ANH
Theo PLO
Có của ăn của để nhờ nuôi con bay cả ngày đêm "cày" ra mật Ở tuổi 60, nhưng lão nông Hoàng Văn Tiến (xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) vẫn kiếm được trăm triệu đồng mỗi năm nhờ gắn bó với việc nuôi ong lấy mật. Mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Hoàng Văn Tiến (60 tuổi, xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) -...