TP Sầm Sơn truy vết các trường hợp liên quan đến F1 có tham dự khai trương lễ hội
TP Sầm Sơn đã khẩn trương truy vết các trường hợp liên quan đến F1 Ng.Th.Th. (SN 1996), ở phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn, làm việc tự do tại Thành phố Đà Nẵng, đi cùng chuyến xe khách với bệnh nhân COVID-19 (BN 2899) tại tỉnh Hà Nam.
Theo điều tra dịch tễ, lúc 20 giờ 30 phút, ngày 21/4/2021, Ng.Th.Th., bắt xe trên tuyến xe Đà Nẵng – Hà Nội về BigC Thanh Hóa (TP Thanh Hoá), sau đó bắt xe bus về nhà tại phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn. Khoảng 16h30 ngày 23/4, đi ăn ốc cùng với bạn tại quán ốc Bình An, 37 Ngô Quyền, khu phố Hòa Sơn, Bắc Sơn, TP Sầm Sơn. Ngày 24/4, tham gia khai trương hè Sầm Sơn, không rõ tiếp xúc với những ai. Thời gian từ ngày 23 đến 29/4, có bán hàng tại siêu thị Mẹ và Bé tại đường Lê Lợi, phường Trường Sơn và quán bún tại đường Nguyễn Du, phường Bắc Sơn.
Cơ quan chức năng gắn biển cảnh báo cách ly y tế
Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Sầm Sơn và triển khai công tác điều tra truy vết từ 15 giờ ngày 29/4; điều tra F1 lấy mẫu xét nghiệm F1 và chuyển cách ly tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa. 16h15 phút cùng ngày, tổ chức họp khẩn ban chỉ đạo thành phố triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống, điều tra truy vết F2, F3.
Kết quả điều tra các trường hợp liên quan, tính đến 23h ngày 29/4, đã truy vết được 10 F2, 20 F3; hiện đã lấy 8 mẫu bao gồm 1F1, 4 F2 và 3F3, trong đó 8/8 mẫu đều có có kết quả xét nghiệm âm tính với SARV-CoV-2; tiến hành phun khử khuẩn nhà bố đẻ và bố chồng mà công dân Ng.Th.Th., có tiếp xúc trực tiếp. Phường Bắc Sơn ban hành quyết định cách ly F2 tại nhà và cử lực lượng an ninh trực chốt. Đóng cửa quầy hàng Mẹ và Bé và quán Bún Linh Đan ky ốt số 5 đường Nguyễn Du. Triển khai đồng loạt công tác phòng chống dịch trên địa bàn 11 xã, phường.
Hà Nội dự báo thêm các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, đến nay, thành phố đã có 3 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 2 trường hợp từ F2 chuyển thành F0, mà 2 người này làm việc tại các KCN, tiếp xúc với nhiều người nên tình hình khá phức tạp.
Dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới do đây là chùm ca bệnh có tốc độ lây lan nhanh trong thời gian tiếp xúc ngắn.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng chủ trì cuộc họp chiều 30/4
Hai ca bệnh là công nhân có nhiều F1
Chiều 30/4, Hà Nội họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19. Phó giám đốc sở Y tế Hoàng Đức Hạnh thông tin, theo kết quả xét nghiệm mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, thành phố đã ghi nhận thêm 2 trường hợp mới và tại Hà Nam cũng có thêm 3 trường hợp. Như vậy nâng tổng số ca trong chùm ca bệnh lên đến 14 trường hợp.
Hai trường hợp mới được ghi nhận tại Hà Nội đều là công nhân. Người thứ nhất là nam, sinh năm 1994. Quê quán Lỗ Giao, Việt Hùng, Đông Anh, làm việc tại công ty Vinco (Kim Chung, Đông Anh). Bệnh nhân là F1 của BN 2.911, tiếp xúc ngày 26/4. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy 17 trường hợp F1 làm tại công ty BN làm việc.
Trường hợp 2 là nữ, sinh năm 1996. Quê quán Lỗ Giao, Việt Hùng, Đông Anh. Làm việc tại công ty Panasonic (KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh). Bệnh nhân là F1 của BN 2911, tiếp xúc ngày 26/4. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có 33 trường hợp F1 (3 tại gia đình và 30 tại công ty BN làm việc).
Như vậy, theo ông Hạnh, đã có 3 trường hợp, trong đó 2 trường hợp từ F2 chuyển thành F0, mà 2 người này làm việc tại các KCN, tiếp xúc với nhiều người nên tình hình khá phức tạp. Dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới do đây là chùm ca bệnh có tốc độ lây lan nhanh trong thời gian tiếp xúc ngắn.
Lãnh đạo Sở Y tế lưu ý, các quận, huyện, thị xã đặc biệt huyện Đông Anh cần khẩn trương chỉ đạo thần tốc truy vết, tăng cường giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm người liên quan và người có triệu chứng bệnh để lập tức cách ly và xét nghiệm. Tạm thời thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với xã Việt Hùng và Chỉ thị 15 đối với xã Uy Nỗ.
Nguy cơ cao sau nghỉ lễ
Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, PGS Trần Đắc Phu cho rằng mỗi đợt dịch lại có nhiều yếu tố khác hơn, phức tạp hơn. Trong đó, lo ngại nguồn bệnh rất lớn từ các nước Đông Nam Á, tình hình ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia đang rất căng thẳng và các chuyên gia quốc tế lo ngại chu kỳ dịch mới sẽ bùng phát ở Đông Nam Á.
Ông Phu cho rằng sai lầm ở các quốc gia này là "nóng lòng" dỡ bỏ các biện pháp giãn cách và miễn dịch cộng đồng ở các nước này còn yếu.
Nhìn nhận về tình hình hiện tại của Hà Nội, ông Phu cho rằng "các tỉnh mà có ca bệnh thì Hà Nội có ca bệnh" bởi đặc thù giao lưu quá lớn, luôn có người từ các địa phương về Hà Nội. Nguy cơ hiện nay rất cao vì dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhất là sau khi có bài học của Đà Nẵng năm ngoái.
Ông kiến nghị truy vết sớm các trường hợp F0, F1, F2, khoanh vùng theo điều tra dịch tễ, càng gọn càng tốt, tránh ảnh hưởng đến KTXH. Hà Nội cần xét nghiệm diện rộng, cụ thể là xét nghiệm toàn bộ thôn có ca bệnh ở Đông Anh, bên cạnh đó xét nghiệm người có biểu hiện nghi nhiễm bệnh như sốt, ho...
Người dân không tham gia, không thể chống dịch thành công
Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh ở thành phố phức tạp hơn nhiều so với ngày hôm qua (29/4). Ông Dũng phân tích, ca F0 đầu tiên tiếp xúc với ca bệnh Hà Nam ngày 22/4, ngày 26/4 ca dương tính ở Đông Anh tiếp xúc với ca bệnh mới ở Khu công nghiệp Thăng Long. Như vậy đã có ca F2 trở thành F0.
Ông Dũng đề nghị các quận, huyện, sở ngành, tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND thành phố và mới nhất là Công điện tối 29/4.
Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu, các đơn vị cần tập trung cao độ, thần tốc công tác truy vết, không được bỏ sót trường hợp nào. Cần kết hợp giữa địa phương, CDC, ứng dụng CNTT và đặc biệt phải có sự vào cuộc của lực lượng công an.
"Nếu chậm giờ nào thì việc đuổi theo rất khó khăn. Truy vết song hành với việc xét nghiệm, cách ly F1, giám sát nghiêm ngặt F2 cách ly tại nhà", Phó Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.
Với 2 công ty có ca bệnh mới ở khu công nghiệp Thăng Long, phải truy vết hết F1 ngay, khử khuẩn các khu làm việc, có đề xuất cụ thể về việc phong tỏa, tạm dừng hoạt động từng khu vực, phân xưởng làm sao đảm bảo an toàn phòng dịch nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc phong tỏa chỉ tiến hành cục bộ hay toàn bộ công ty hoặc ở các xã, thì tùy theo điều tra dịch tễ. Nếu chưa điều tra hết thì phong tỏa diện rộng rồi từng bước nới lỏng. Các khu cách ly cần quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên không để lây chéo hoặc mang mầm bệnh ra ngoài cộng đồng; đảm bảo an toàn cho những người phục vụ.
"Các trường hợp công dân Việt Nam về nước sau cách ly tập trung 14 ngày, khi trở về gia đình, chính quyền địa phương phải tiếp tục giám sát việc tự cách ly 14 ngày ở nhà, thông tin cụ thể để người dân biết, không tiếp xúc và giám sát. Không để trường hợp như bệnh nhân ở Hà Nam khi đã tiếp xúc, giao lưu nhiều", ông Dũng nói.
Với tốc độ lây lan của virus khá nhanh, theo ông Dũng, công tác xét nghiệm cần nhanh hơn. Sở Y tế cần nhắc nhở lãnh đạo CDC phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của BCĐ thành phố. Việc xét nghiệm phải thực hiện đúng công thức 4-6, trong 10 tiếng phải trả kết quả xét nghiệm. Đơn vị nào làm sai công thức, để dịch lây lan thì phải chịu trách nhiệm.
Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch, nhất là khi thành phố đã có yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. "Các quán bar, karaoke, quán game cần kiểm tra thường xuyên, vi phạm phải xử lý nghiêm", ông Dũng nói thêm.
Theo ông Dũng, các đơn vị, cơ quan, địa phương phải trực 24/7, tổ chức các đoàn kiểm tra ngay cả trong các ngày nghỉ; tăng cường giám sát, nhắc nhở.
"Phải kích hoạt, thực hiện nghiêm phương châm 4 tại chỗ phòng dịch. Sáng nay, 2 công ty có công nhân mắc COVID-19 khi hỏi phương châm 4 tại chỗ thế nào đều không biết. Phát biểu thì hay, báo cáo đầy đủ nhưng thực ra đều lúng túng, không nắm được. Phải tự có biện pháp bảo vệ mình trước, sẵn sàng ứng phó", ông Dũng nói.
Với việc Cụm cảng hàng không miền Bắc nêu các vướng mắc, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, thành phố đã họp với Tổ thông tin đáp ứng nhanh của BCĐ Trung ương và lưu ý việc khai báo y tế từ chiều đi từ sân bay Nội Bài đã thực hiện rất tốt, nhưng ở các địa phương khác làm chưa tốt nên ở sân bay Nội Bài cần siết chặt việc này ở chiều về thành phố.
Với việc thiếu máy đo thân nhiệt tự động, ông Dũng nêu rõ "Cụm cảng hàng không nên chia sẻ với thành phố, chủ động trang bị bởi cơ quan nào cũng mượn của sở y tế thì lấy đâu ra. Thành phố chỉ hỗ trợ lúc cần kíp như xét nghiệm mấy nghìn trường hợp. Cụm cảng là đơn vị kinh doanh nên tự trang bị đầy đủ, nếu phải đóng cửa thì thiệt hại rất lớn".
"Công tác truyền thông phải được triển khai hiệu quả hơn nữa. Người dân không tham gia, không thể chống dịch thành công. Chúng tôi rất sốt ruột khi một bộ phận người dân còn lơ là, cơ quan đơn vị còn chủ quan. Nguy cơ chúng ta đã nói, trong khu công nghiệp đã xảy ra. Cần chung sức mới có thể làm được", ông Dũng chia sẻ.
Hải Dương có 12 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân ở Hà Nam Liên quan đến ca F0 ở Hà Nam trở về từ Nhật Bản, tỉnh Hải Dương xác định có 12 người đã đi cùng chuyến bay với ca bệnh này, hiện tất cả đã được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung. Chiều 30/4, trao đổi với phóng viên Dân trí , ông Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở...