TP Hồ Chí Minh: Xóm làm bánh ú nước tro truyền thống tất bật dịp Tết Đoan Ngọ
Những ngày cận Tết Đoan Ngọ (Mùng 5/5 Âm lịch), các lò làm bánh ú nước tro truyền thống ở TP Hồ Chí Minh lại tất bật ngày đêm để kịp cung ứng bánh ra thị trường.
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là “Tết diệt sâu bọ” là ngày Tết quan trọng thứ 2 trong năm, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống của người Việt, trên bàn thờ dâng lên tổ tiên, ngoài các loại trái cây, rượu nếp, chè, xôi… người dân thường cúng thêm bánh ú tro để cầu cho mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, đủ đầy.
Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức trong ngày 2/6 (ngày Mùng 4/5 Âm lịch), nhiều lò bánh ở huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân, Quận 8 (TP Hồ Chí Minh) đang tất bật gói, nấu bánh ú nước tro để kịp cung ứng ra thị trường.
Cơ sở gói bánh ú lá tre của gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Thanh (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân).
Bánh ú nước tro được gói bằng tay, tỉ mỉ và có kích thước bằng nắm tay trẻ em. Nhân chủ yếu là nhân đậu xanh, sầu riêng, bí đỏ. Để làm ra một chiếc bánh ú nước tro, công đoạn đầu tiên là ngâm gạo nếp với nước tro trong khoảng 4 ngày. Tiếp đó là công đoạn làm nhân, chuẩn bị lá. Sau khi gói xong, bánh được luộc trong khoảng 2,5 – 3 giờ. Mỗi chục (12 chiếc) bánh ú nước tro có giá bán từ 70.000 – 80.000 đồng.
Lá tre được gia đình chị Thanh mua từ tỉnh Tây Ninh mang về dùng để gói bánh.
Mỗi chiếc bánh cần 3 chiếc lá tre để gói.
Khoảng một phút là gói xong một chiếc bánh.
Video đang HOT
Bánh ú nước tro nhân đậu xanh ăn có độ dai, không quá ngọt.
Bà Lê Thị Em (61 tuổi, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) gắn bó với nghề gói bánh ú gần 40 năm, cho biết: “Năm nay, gia đình làm gần 30.000 bánh ú nước tro để cung ứng ra thị trường. Để kịp sản xuất số lượng bánh lớn, có được chất lượng tốt nhất, gia đình đã huy động 12 người tất bật chuẩn bị nguyên vật liệu và thực hiện các công đoạn làm bánh”.
Bà Lê Thị Em (61 tuổi, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) kiểm tra nồi bánh ú. Bánh được luộc trong khoảng 2,5 – 3 giờ.
Sau khi vớt ra ngoài, bánh ú được nhúng vào một thùng nước lạnh giúp bánh nguội nhanh để giữ được độ dai của bánh.
Mỗi chùm bánh 12 cái, bà Em bán lẻ từ 75.000 – 80.000 đồng, còn giao mối thì giá 65.000 – 70.000 đồng.
Theo bà Em, mặc dù giá cả mọi thứ đều tăng nhưng giá bánh năm nay bà vẫn giữ như năm ngoái. Theo đó, giá bán lẻ mỗi chùm bánh 12 cái là từ 75.000 – 80.000 đồng, còn giao mối thì 65.000 – 70.000 đồng. Hầu hết bánh làm ra bà đều giao cho mối quen, còn lại một số ít bán tại lò bánh.
ADVERTISING
Xem thêm
X
Khách tìm đến tận cơ sở làm bánh của bà Em để mua.
Còn tại lò bánh của gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Thanh (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân), chị cũng huy động nhiều người gói bánh để kịp giao cho khách.
“Gia đình tôi làm bánh ú lá tre cũng được hơn 30 năm rồi. Từ mùng 1/5 Âm lịch, gia đình tôi đã bắt đầu làm bánh cho đến tết Đoan Ngọ. Năm nay, gia đình gói số lượng ít, khoảng 5.000 bánh để cung ứng ra thị trường. Bánh cũng làm giống nhiều nhà khác, cứ làm bình thường vậy, khoảng một phút là gói xong một chiếc bánh”, chị Thanh chia sẻ.
Gia đình chị Thanh dậy từ sớm để kịp làm bánh giao cho khách.
Tết Đoan ngọ không thể thiếu loại bánh dẻo mềm, thơm ngon đặc trưng này
Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) đến, thị trường bánh ú lại nhộn nhịp. Bánh không chỉ đắt hàng ở chợ mà khách còn tìm mua, đặt hàng từ một tháng trước trên các trang mạng.
Trước ngày Tết Đoan ngọ khoảng một tháng, nhiều lò sản xuất bánh ú tro đã nhận đơn đặt hàng qua mạng. Mối hàng đặt bánh để cung cấp lại cho khách lẻ. Hiện, các lò bánh tại khu Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi (TP.HCM) đang "chạy đua" để kịp sản xuất hàng trăm ngàn chiếc bánh giao cho khách.
Để tìm mua bánh ú tro rất dễ, vì thời gian này hầu như khu chợ nào cũng có người bán, hoặc bạn có thể tìm trên các shop online.
Bánh được làm từ gạo ngâm trong nước tro. Ảnh: TL
Theo tập quán của người Việt, Tết Đoan ngọ luôn có bánh ú tro. Bánh ú tro hội tụ đủ các đặc tính âm, giúp trung hòa độc tố trong cơ thể lại vừa là món ăn thanh nhiệt tốt, dễ tiêu.
Bánh ú lá tro có giá dao động từ 40.000 - 55.000 đồng/chục tùy thời điểm.
Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết diệt sâu bọ, diễn ra ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Người xưa cho rằng, dịp này cơ thể rất cần các loại đồ ăn có tính mát, giải nhiệt và thải độc.
Ngoài bánh ú tro truyền thống, dịp mùng 5 tháng 5, bánh bá trạng (bánh ú thập cẩm của người Hoa) cũng hút hàng không kém.
Bánh bá trạng nhìn bên ngoài có hình dáng giống như bánh ú ở Việt Nam, nhưng kích thước bánh bá trạng của người Hoa thường to hơn.
Vỏ ngoài của bánh là nếp và đậu được tuyển chọn từng hạt căng tròn. Nếp và đậu đều được ngâm qua một đêm cùng với các vị thảo dược cho ngấm và mềm trước khi làm bánh. Khi ăn, ngoài vị bùi của đậu bạn còn cảm nhận được vị mặn, mùi thơm thảo dược.
Nhân bánh bá trạng gồm rất nhiều loại, tùy theo sở thích bạn có thể chọn bánh có nhân tôm khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt đùi heo... Tất cả các loại nhân đều được thợ nấu tẩm ướp và sơ chế kỹ lưỡng trước khi gói bánh. Bánh được gói bằng lá dong để giữ được mùi vị tốt nhất.
Ăn Tết Đoan ngọ còn có các món quen như trái vải, nhãn, cơm rượu nếp, thịt vịt, chè xôi... Nhưng bánh ú tro của người Việt hay bánh bá trạng của người Hoa là món không thể thiếu trong nhiều gia đình.
Món thịt không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung Bên cạnh hoa quả mùa hè, cơm rượu, bánh tro ú thì trên mâm cơm của người miền Trung còn có sự xuất hiện của món ăn này. Nếu như người miền Nam thường kiêng ăn thịt vịt vào những ngày đầu tháng, ngày Tết Đoan Ngọ vì quan niệm đây là món ăn kém may mắn thì người miền Trung lại suy...