TP Hồ Chí Minh: ‘Xóa’ 25.369 tổ dân phố, tổ nhân dân theo quy định
Theo Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh đang đề ra lộ trình đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp mô hình tô chức dưới phường, xã, thị trân 2 câp.
Theo đó, TP Hồ Chí Minh sẽ phải thực hiện “xóa” 25.369 tổ dân phố, tổ nhân dân để phù hợp theo quy định của Trung ương.
Ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh cung cấp thông tin về việc triển khai sắp xếp lại bộ máy dưới xã, phường trong chiều 1/12.
Chiều 1/12, ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh cho biết, mô hình tô chức dưới phường, xã, thị trân 2 câp đã phát huy tác dụng trong nhiêu năm, từ khi triên khai tô chức đên thời điêm hiên nay. Tuy nhiên, theo nội dung Kêt luân sô 5653/KL-BNV ngày 19/11/2018 của Bô Nôi vụ, yêu câu TP Hồ Chí Minh điêu chỉnh mô hình 2 câp dưới phường, xã, thị trân đê phù hợp với quy định của Trung ương. Do vậy, TP Hồ Chí Minh phải sắp xêp lại khu phô, âp theo quy định đê đông bô với các nôi dung nhiêm vụ khác đang triên khai như sắp xêp đơn vị hành chính, công tác cải cách hành chính, tô chức chính quyên đô thị, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo quy định, mỗi khu phố có 450 hộ dân, mỗi ấp có 350 hộ, nhưng thực tế, TP Hồ Chí Minh có những khu phố, ấp có tới 4.000 hộ (gấp 10 lần so với quy định). Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang tồn tại 27.377 mô hình tổ chức dưới phường, xã gồm: 2.008 khu phố – ấp; 25.369 tổ dân phố – tổ nhân dân; nhân sự hoạt đồng gồm 64.293 người, trong đó khu phố – ấp: 17.407 người; tổ dân phố – tổ nhân dân: 46.886 người. Theo chủ trương sắp xếp mới, sau khi bỏ cấp tổ dân phố – tổ nhân dân sẽ còn 5.242 khu phố – ấp. Số người hoạt động từ 64.293 người giảm còn 26.210 người; số người hưởng phụ cấp từ 13 chức danh, giảm còn 3 chức danh (gồm Bí thư chi bộ, Trưởng khu phố – ấp và Trưởng ban công tác mặt trận). TP Hồ Chí Minh cũng đã đề ra lộ trình đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc “xóa” 25.369 tổ dân phố – tổ nhân dân để phù hợp với quy định của Trung ương.
Ông Nguyễn Duy Tân cũng cho biết, khi sắp xêp khu phô, âp, Thành phô thực hiên đây đủ các quy định vê chê đô chính sách, đồng thời tô chức tông kêt sau khi sắp xêp khu phô, âp và ghi nhân, tri ân công hiên của các cá nhân đã tham gia hoạt đông khu phô, âp, tô dân phô, tô nhân dân trong thời gian qua. Sau khi sắp xếp lại, mỗi khu phố, ấp sẽ có 3 chức danh gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng khu phố, ấp và Trưởng ban công tác mặt trận. Ngoài ra, đê duy trì các hoạt đông của đoàn viên, hôi viên hô trợ cho hoạt đông của khu phô, âp, UBND TP Hồ Chí Minh cũng giao các cơ quan có liên quan tham mưu đê xuât bô sung 2 chức danh là Chi hội trưởng phụ nữ và Bí thư Chi đoàn thanh niên.
Tinh giản biên chế phải đúng đối tượng
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, thời gian qua, các Bộ, Ngành, địa phương đã thực hiện công tác tinh giản biên chế.
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại xã Nam Điền, huyện Thạch Hà. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Để thực hiện công tác tinh giản biên chế đúng đối tượng, Bộ Nội vụ vừa có Công văn gửi các Bộ, Ngành và địa phương về việc tinh giản biên chế. Trong thời gian qua, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương để kiểm tra theo quy định. Qua kiểm tra kết quả thực hiện tinh giản biên chế, có một số Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tinh giản biên chế chưa đúng đối tượng nên Bộ Nội vụ đã phải yêu cầu báo cáo, giải trình và đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế đối với một số trường hợp.
Cụ thể là không tinh giản biên chế đối với người chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã; công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế; công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ đề nghị giải quyết tinh giản biên chế nhưng vẫn được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định; chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị,...
Do vậy, để tránh trường hợp phải khắc phục việc giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần phải thực hiện tinh giản biên chế đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ, chính sách tinh giản biên chế và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
TP.HCM đề xuất giao Sở GTVT tiếp tục quản lý đường bộ đô thị Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu tạm d ừng chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công trình đường bộ trong đô thị (trừ quốc lộ qua đô thị) từ Sở GTVT qua Sở Xây dựng trong thời gian xin ý kiến...