TP Hồ Chí Minh vực dậy ngành du lịch trong mùa dịch bệnh COVID-19
Theo các chuyên gia du lịch, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, thị trường du lịch nội địa tại Việt Nam đã bắt đầu ‘ hồi sinh’ trở lại. Đây cũng là động lực để ngành du lịch TP Hồ Chí Minh vực dậy từ quý 2/2020.
Xu hướng du lịch chọn tour ngắn ngày
Trước đây, du khách Việt Nam đa số chọn các tour du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, từ sau khi dịch COVID-19 xảy ra, các tour du lịch này đều phải tạm dừng vì hầu hết các chuyến bay đều ngưng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19. Đến thời điểm này, tour du lịch nước ngoài vẫn chưa thể khởi động vì tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, ngành du lịch đã chuyển hướng xây dựng tour ngắn ngày và chọn các điểm đến trong nước có kiểm soát dịch bệnh tốt.
Các điểm du lịch miền Tây đang thu hút du khách TP Hồ Chí Minh trong mùa dịch bệnh COVID-19.
Theo các công ty lữ hành, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, thị trường du lịch nội địa tại Việt Nam đã bắt đầu “hồi sinh” trở lại. Điều này thể hiện rõ nhất qua kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, nhiều điểm đến trong nước đã đón hàng ngàn lượt khách tham quan, thậm chí có tỉnh còn “vỡ trận” vì lượng du khách đến quá đông.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc công ty Vietravel, cho biết hiện thị trường du lịch nội địa đang phục hồi với những xu hướng du lịch thay đổi. Cụ thể, du khách chuyển hướng chọn các tour ngắn ngày, đi đường gần thành phố với quãng đường dưới 300 km; thường đi theo nhóm nhỏ gồm các thành viên trong gia đình hoặc cá nhân. “Đây có thể coi là sự thay đổi lớn sau khi dịch bệnh xảy ra. Vì trước đây, hầu hết các công ty du lịch chỉ tập trung vào xây dựng các tour trọn gói, đông người và du khách chủ yếu chọn đi du lịch nước ngoài”, ông Nguyễn Quốc Kỳ nói.
Tương tự, các công ty lữ hành Saigontourist, Fiditour, TST tourist… cũng đã bắt tay triển khai và tung các sản phẩm mới ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đa số các công ty du lịch đều tập trung vào nhóm khách nội địa, chùm tour ngắn ngày, quy mô vừa phải và theo nhóm gia đình. Ngoài ra, một số đơn vị còn cung cấp thêm các dịch vụ cho du lịch cá nhân, trải nghiệm những điểm mới xa thành phố… để du khách có thêm nhiều lựa chọn.
Bà Trần Bảo Thu, Giám đốc truyền thông của công ty Lữ hành Fiditour, cho biết từ đầu tháng 5, các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp đã hoạt động trở lại sau khi Trung tâm vận chuyển và dịch vụ hàng không đã làm việc bình thường. Đơn vị cũng đã có khách hàng liên hệ yêu cầu tư vấn và đặt dịch vụ lại trên các kênh online, dù chưa nhộn nhịp như trước nhưng cũng là tín hiệu tốt.
“Các sản phẩm du lịch cho tháng 5 đến tháng 7 đang được công ty thiết kế để phục vụ cho đối tượng nhóm khách gia đình như: tour Free&Easy (combo bao gồm các dịch vụ cần thiết nhất cho chuyến du lịch: máy bay, ô tô, khách sạn…), tour du lịch mở, tour thời gian ngắn (tối đa 4 ngày) và ưu tiên cho các điểm đến gần, di chuyển thuận tiện bằng ôtô, nếu đi bằng hàng không thì sẽ là các chặng bay ngắn… Đây cũng là những tour được du khách trong nước chọn lựa nhiều nhất sau khi các công ty lữ hành mở cửa hoạt động trở lại từ sau dịp lễ đến nay”, bà Bảo Thu chia sẻ.
Video đang HOT
Giảm giá vé các điểm tham quan, du lịch
Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng, để phục hồi thị trường nội địa, các cơ quan quản lý có thể miễn, giảm 3- 6 tháng phí tham quan tại các di tích lịch sử, bảo tàng… để thu hút du khách. Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cần thúc đẩy, đưa nhanh các gói hỗ trợ của Nhà nước triển khai đến doanh nghiệp; thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 5%, lãi suất vay dưới 5% thay vì 5,1-5,4% như hiện nay; đặc biệt hỗ trợ giảm lãi suất với khoản vay 6 tháng để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn phục hồi từ tháng 4 đến tháng 10; có thể miễn thuế thu nhập cá nhân năm nay để người tiêu dùng có tiền chi tiêu…
Các điểm tham quan, du lịch tại TP Hồ Chí Minh cần giảm giá vé để kích cầu du lịch trong mùa dịch.
Trong khi đó, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, cho biết du lịch là ngành đầu tiên bị ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh COVID-19, nhưng cũng là một trong những ngành phục hồi đầu tiên sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, để vực dậy ngành du lịch, ngoài khuyến khích doanh nghiệp lữ hành khai thác khách nội địa cũng nên thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt theo bộ tiêu chí du lịch của TP Hồ Chí Minh, vừa để vừa khôi phục thị trường vừa đảm bảo phòng chống dịch. Đồng thời, giải quyết bài toán sản phẩm, cách thức vận hành tour du lịch trong mùa dịch. Bởi trong thời điểm này, du khách cũng sẽ trở nên nhạy cảm với điểm đến, chi phí hơn do hệ lụy khủng hoảng của dịch COVID-19.
Tuy nhiên,bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Tiếp thị – Truyền thông của công ty lữ hành Saigontourist cho rằng, để phục hồi thị trường trong nước và quốc tế trong thời điểm này, cần thiết phải kết nối 4 bên: điểm đến, lữ hành, hàng không, cơ sở lưu trú để tạo ra các tour giảm giá sâu để kích cầu du lịch, giúp bức tranh du lịch tươi sáng hơn trong thời gian tới.
Du lịch Việt Nam 'khởi động' sau thời gian 'ngủ đông' vì dịch COVID-19
Khá 'cuồng chân' sau thời gian giãn cách xã hội để chung tay phòng, chống dịch COVID-19 nên nhiều gia đình, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn đã chọn lựa đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Du khách được đo thân nhiệt trước khi nhận phòng tại khách sạn. (Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN)
Sau thời gian dài phải tạm nghỉ "dưỡng sức" do dịch COVID-19, du lịch Việt Nam đã trở lại, phục vụ nhu cầu du khách trong nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay. Dù không phải tất cả các khu, điểm đến du lịch trên toàn quốc đều đông khách như mọi năm nhưng đây cũng có thể coi là bước "khởi động" hợp lý của ngành du lịch sau thời gian dài ngưng trệ, thiệt hại do dịch bệnh.
Khách chủ yếu tự đặt dịch vụ
Theo phản ánh, các điểm đến như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)... được nhiều du khách chọn lựa, dù nhiều nơi vẫn chưa cho phép người dân tắm biển.
Khá "cuồng chân" sau thời gian giãn cách xã hội để chung tay phòng, chống dịch COVID-19 nên nhiều gia đình, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn đã chọn lựa đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay. Tuy vậy, nhiều người vẫn cảnh giác với dịch bệnh nên hầu hết các gia đình chọn phương án du lịch tự túc, không mua tour, đi bằng xe cá nhân đến tới các điểm đến gần nơi sinh sống.
Gia đình chị Hà Thu Thảo (Hà Nội) có 8 người lớn và 4 trẻ em đã lựa chọn Flamingo Đại Lải cách Hà Nội khoảng 60km làm điểm đến thư giãn sau kỳ giãn cách xã hội, nhất là cho trẻ em chạy nhảy, vui chơi sau thời gian phải nghỉ học ở nhà.
Lo ngại dịch COVID-19 vẫn chưa hết nên chị lựa chọn đặt villa biệt lập, có bể bơi chỉ dành riêng cho người trong gia đình; tự lái xe đến mà không sử dụng xe dịch vụ. Ngay đến đồ ăn thức uống, gia đình chị cũng mang theo hoặc đặt nhà hàng mang đến tận nơi nghỉ.
Tại Flamingo Đại Lải, gia đình chị chấp hành đeo khẩu trang, sát khuẩn tay khi làm thủ tục check in, khai báo y tế điện tử cho tất cả các thành viên. Nhân viên ở khu nghỉ dưỡng cũng thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn du khách thực hành các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch nên gia đình chị Thảo rất yên tâm cho các con vui chơi trước khi đi học trở lại.
Nhiều địa phương cũng sáng tạo các sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch, các đơn vị cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá.
Đáng chú ý, dịp lễ này, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng các hãng lữ hành ra mắt chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn."
Khách của chương trình được cải trang thành biệt động, đi trên những chiếc ôtô và xe máy cổ của chính các chiến sỹ biệt động từng sử dụng; được chui hầm, ăn uống tại nơi mà các chiến sỹ biệt động thường hay tập kết... Hầu hết các điểm đến trong chùm tour còn được trang bị các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại kết hợp trải nghiệm thực tế.
Lữ hành Việt chờ cơ hội phục hồi
Về tình hình tour 30/4-1/5 năm nay, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc Công ty du lịch AZA cho biết trong hơn 20 năm hành nghề lữ hành, chưa bao giờ ông chứng kiến một kỳ du lịch lễ 30/4-1/5 "ảm đạm" với các đơn vị lữ hành như năm nay.
Mọi năm, ông thường phải cảnh báo tình trạng cháy tour, cháy phòng khách sạn ở nhiều điểm du lịch, cảnh báo du khách đi du lịch dịp lễ cần cảnh giác trước tình trạng nâng giá, chặt chém, kẹt xe... Năm nay, nhu cầu du lịch của người dân vào dịp lễ vẫn có nhưng chủ yếu là đi tour ngắn ngày, đi du lịch nghỉ dưỡng cùng gia đình, nhóm nhỏ hoặc các nhóm bạn trẻ đi phượt. Lý do là các gia đình vẫn ngại dịch COVID-19 hoặc tranh thủ dịp lễ về quê.
Ông Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ khách năm nay ưa thích loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort thay vì đi tham quan. Khách vẫn "ngại" đi máy bay vì tâm lý sợ dịch COVID-19 lây lan nên chủ yếu đi các khu du lịch, resort gần Hà Nội (Tam Đảo, Hòa Bình, Ba Vì, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Sầm Sơn, Sa Pa...) và Thành phố Hồ Chí Minh (Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt...).
Đáng chú ý, các homestay tuy nhỏ nhưng lại được nhiều gia đình ưa chuộng do tính riêng tư, tạo cảm giác an toàn.
Một số điểm đến du lịch như Đà Lạt, Phú Quốc... đã rộng cửa đón khách du lịch trở lại nhưng có những địa phương vẫn thận trọng, chưa mở cửa các điểm tham quan du lịch. Nhiều khách sạn, resort khu vui chơi giải trí vẫn tiếp tục đóng cửa vì dự báo lượng khách thấp nên nếu mở thì thu không đủ bù chi.
Du khách căng lều trại ven bờ hồ Xuân Hương. (Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN)
Các chuỗi khách sạn và khu vui chơi giải trí lớn như Vinpearl, Sun Group, FLC (trừ FLC Hạ Long); Flamingo Đại Lải... đã hoạt động và có các chương trình khuyến mại hấp dẫn...
Hầu hết các đơn vị du lịch lữ hành đều cho rằng dù đã hết giãn cáchnhưng công ty du lịch "vẫn đói" nên tiếp tục "ngủ đông" chờ đợi thị trường hồi phục thêm.
Các công ty lữ hành hiện nay chỉ trông đợi vào du lịch nội địa. Tuy nhiên, du lịch nội địa hiện nay chủ yếu là các gia đình, nhóm bạn, tự đi theo dạng nghỉ dưỡng, du lịch hè tắm biển, đi phượt. Du lịch khách đoàn, MICE sẽ chưa thể phục hồi do lo ngại dịch bệnh và các cơ quan cũng cắt giảm chi phí.
Dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn rất phức tạp nên các chuyên gia du lịch đánh giá phải 12-18 tháng nữa, du lịch outbound (đưa khách ra nước ngoài) và inbound (khách quốc tế vào) mới phục hồi phần nào./.
Phú Quốc chính thức đón khách du lịch trở lại Các hoạt động du lịch Kiên Giang được phép hoạt động trở lại, nhưng chỉ đón khách nội địa và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Sáng 25-4, Kiên Giang chính thức cho phép các đơn vị lữ hành, các khu điểm du lịch được phép hoạt...