TP Hồ Chí Minh vận hành và thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/4
Sau thời gian thu phí thử nghiệm, bắt đầu từ ngày 1/4, TP Hồ Chí Minh sẽ chính thức vận hành và thu phí hạ tầng cảng biển.
Việc thu phí hạ tầng cảng biển ở TP Hồ Chí Minh sẽ dùng ứng dụng thu phí không tiền mặt, các đơn vị liên quan đều làm việc từ xa và thông tin được đồng bộ trên hệ thống.
Đại diện các sở ban ngành TP Hồ Chí Minh trả lời báo chí về các mức phí thu sử dụng hạ tầng cảng biển trong ngày 25/3.
Ngày 25/3, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức họp báo về việc triển khai thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển TP Hồ Chí Minh (viết tắt là thu phí hạ tầng cảng biển).
Theo đó, các trường hợp tham gia dịch vụ thu phí hạ tầng cảng biển gồm những tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập – tái xuất khẩu, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng công trình hạ tầng cảng biển TP Hồ Chí Minh (bao gồm tổ chức, cá nhân mở tờ khai hải quan tại TP Hồ Chí Minh và ngoài TP Hồ Chí Minh).
Mức phí sử dụng hạ tầng cảng biển sẽ được áp dụng: đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/cont với container 40 feet (Ft) và 2,2 triệu đồng/container với container 20ft. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP Hồ Chí Minh, sẽ áp dụng mức 500.000 đồng/container đối với container 20ft; 1 triệu đồng/cont đối với container 40ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa TP Hồ Chí Minh cho biết, hệ thống thu phí hạ tầng có hai cổng thông tin để tiến hành thu phí. Theo đó, các đơn vị có thể kê khai thông qua hệ thống với thông quan của hải quan và cổng thông tin điện tử của Cảng vụ Đường thủy nội địa TP Hồ Chí Minh. Việc kê khai qua hệ thống rất tiện lợi, nhanh chóng, không có thủ tục rườm rà.
Video đang HOT
“Đặc biệt, hoạt động thu phí hạ tầng đều sử dụng qua công nghệ và không sử dụng tiền mặt. Do đó, không cần có chốt hay trạm thu phí ở các cảng. Các hoạt động theo dõi và liên kết với các bên chỉ cần làm việc trên hệ thống mà đơn vị đã chuẩn bị từ trước đó. Sau quá trình thử nghiệm, các doanh nghiệp đều cho rằng việc kê khai trên hệ thống khá dễ, chỉ mất khoảng 1-2 phút là thực hiện xong. Chỉ cần nhập tờ khai, mọi dữ liệu bên tờ khai hải quan sẽ được đồng bộ trên hệ thống. Nếu bên tờ khai hải quan đã thực hiện đúng thì việc liên thông qua tờ khai thu phí là rất nhanh”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thêm.
Tổng mức đầu tư hạ tầng giao thông kết nối cảng biển giai đoạn 2020 – 2030 tại TP Hồ Chí Minh là khoảng 93.247 tỷ đồng.
Trong khi đó, ông Bùi Hoà An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, việc thu phí thực hiện theo Luật phí, lệ phí có hiệu lực từ 1/1/2017. Đến cuối năm 2020, HĐND TP Hồ Chí Minh mới ban hành Nghị quyết 10 về thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển, chậm hơn 3 năm. Sau đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp, UBND Thành phố đã 2 lần trình HĐND TP Hồ Chí Minh thông qua việc tạm hoãn thu phí, lần đầu là đến 1/10/2021 và lần 2 là đến 1/4/2022. Số tiền dự tính thu trong 9 tháng tạm hoãn là khoảng 2.205 tỷ đồng. Đây cũng là một phần để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh COVID-19. Sang năm 2022, từ 0 giờ ngày 16/2 đến hết 15/3, TP Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển. Sau thời gian thu phí thử nghiệm, các đơn vị liên quan sẽ rút kinh nghiệm để sẵn sàng thu phí chính thức vào ngày 1/4.
“Hiện nay, các cơ sở hạ tầng khu vực cảng biển sau quá trình khai thác cũng đã xuống cấp, hư hỏng mà nguồn kinh phí đầu tư hạn chế. Hy vọng, qua việc thu phí này có thể bổ sung đầu tư cơ sở hạ tầng, đường đi thông thoáng, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa. Nguồn thu này sẽ được bổ sung cho ngân sách Thành phối để tập trung xây dựng các công trình giao thông kết nối cảng biển tại thành phố. Dự kiến, tổng mức đầu tư hạ tầng giao thông kết nối cảng biển giai đoạn 2020 – 2030 là khoảng 93.247 tỷ đồng. Nguồn thu phí cảng biển trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025 theo Đề án là 16.000 tỷ đồng, chỉ bù đắp một phần nhu cầu vốn đầu tư các công trình thời gian tới”, ông Bùi Hòa An cho biết thêm.
Bỏ thu phí cảng biển, gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải thủy
Dự thảo quyết định của Thủ tướng về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển GTVT đường thủy nội địa đưa ra nhiều cơ chế, chính sách mới, trong đó quy định sẽ không thu phí hạ tầng cảng biển với phương tiện thủy.
Khi được thực thi, giải pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải thủy thông thương hàng hóa, tăng lợi thế cạnh tranh vì rút ngắn thời gian vận chuyển.
Bất hợp lý
Thống kê của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, bình quân mỗi năm có hàng trăm nghìn container hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy tại TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng... thông qua cảng biển nội địa đi các nước Đông Nam Á, riêng tại TP Hồ Chí Minh có khoảng 150.000 container.
Bỏ thu phí cảng biển, gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải thủy.
Với mức thu phí hiện nay áp dụng thấp nhất 15.000 đồng/tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng/tấn tùy theo chủng loại hàng hóa và container; đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai áp dụng mức 500.000 đồng/container 20ft, 1 triệu đồng/ container 40ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container... là tương đối cao và đang dồn thêm gánh nặng chi phí phát sinh cho doanh nghiệp vận tải thủy, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 gây nhiều bất lợi.
Do đó, các doanh nghiệp vận tải thủy kiến nghị, việc thu thêm phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển là bất hợp lý, làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp (tăng khoảng 330 tỷ đồng/năm) và tăng giá cước vận chuyển...
Tại văn bản gửi Bộ GTVT mới đây, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cũng đánh giá, việc thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng quá cảnh, chuyển khẩu bằng đường thuỷ nội địa này là bất hợp lý, bởi hàng quá cảnh, chuyển khẩu chỉ luân chuyển trong khu vực nội bộ cảng và chuyển đi bằng đường thủy, không gây ùn tắc giao thông, không sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ trong khu vực cửa khẩu cảng biển; đồng thời, kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước tạm dừng thu phí trong điều kiện dịch bệnh. Mức thu phí và thời gian bắt đầu cũng như kết thúc thu phí phải hợp lý đảm bảo "cơ bản bù đắp chi phí đầu tư" của Luật Phí và Lệ phí, cũng như đảm bảo bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) chia sẻ, việc thu phí hạ tầng cảng biển với phương tiện thủy khiến phí chồng phí. Doanh nghiệp sẽ phải trả phí lên tới hàng tỷ đồng/năm. Đơn cử, một doanh nghiệp của VASEP mỗi năm xuất 3.000 container, thì phải trả tới 5,5 tỷ đồng/ năm, cộng với phí trạm BOT 7,5 tỷ đồng/năm. Như vậy, một năm doanh nghiệp phải trả tới 13 tỷ đồng...
Các chuyên gia cho rằng, hàng hóa đi bằng phương tiện thủy chỉ sử dụng luồng đường thủy quốc gia do Trung ương đầu tư, không sử dụng công trình, hạ tầng đường bộ, nên việc thu phí hạ tầng đối với hàng hóa đi đường thủy là thiếu thực tế. Chính sách này cần được "cởi bỏ" để tạo động lực thu hút hàng hóa cho các tuyến đường thủy.
Theo ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy Việt Nam, từ tháng 8/2020, mỗi container 20 feet vận chuyển bằng sà lan vào cảng biển Hải Phòng phải nộp 230.000 đồng và 460.000 đồng/container 40 feet. Hàng rời (lỏng) xuất nhập khẩu phải nộp 14.000 đồng/tấn cho khoản phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng. Đơn giá vận chuyển bằng đường thủy đang xấp xỉ giá vận chuyển bằng đường bộ. Thậm chí, tổng chi phí cho chuỗi dịch vụ container từ cảng về kho cao hơn và nếu không có các cơ chế tháo gỡ, mục tiêu hút hàng từ đường bộ sang đường thủy sẽ tiếp tục gặp khó.
Gỡ rào cản
Dự thảo quyết định của Thủ tướng về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển GTVT đường thủy nội địa (thay thế Quyết định số 47/2015, do Cục Đường thủy nội địa VN chủ trì xây dựng) quy định không thu khoản phí trên đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường thủy nội địa.
Dọc tuyến sông Đồng Nai hiện có 10 cảng, 90 bến thủy của hai tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.
Theo ông Lê Minh Đạo, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, dự thảo quyết định có sự tham gia rộng rãi ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý, địa phương để thống nhất đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc phát sinh và bổ sung cơ chế, chính sách mới. Dự thảo quy định Bộ Tài chính thực hiện sửa đổi, bổ sung Thông tư hướng dẫn về danh mục nguyên tắc thu, miễn giảm phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh, theo hướng không thu phí hạ tầng cảng biển với hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy. UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND cùng cấp để miễn loại phí trên.
Dự thảo cũng đề xuất phương tiện thủy khi vào, rời khu vực cảng hàng hải được áp dụng mức phí, lệ phí theo quy định về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy để giảm chi phí vận tải.
Qua tìm hiểu, dự thảo quyết định này kế thừa, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu tiên được triển khai trong 5 năm qua theo Quyết định số 47/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, giai đoạn 2022 - 2026, ưu tiên bố trí mỗi năm tăng 1,3 lần vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy so với năm trước; tổ chức đấu thầu bảo trì đường thủy 3 năm/lần để tăng nguồn lực duy trì thông suốt hệ thống luồng tuyến vận tải, miễn lệ phí trước bạ cho phương tiện thủy...
Ngoài ra, dự thảo quyết định cũng đề xuất cơ chế, chính sách mới như: Ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay quốc tế có ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy kết nối đường thủy với các cảng biển chính.
Ngừng xem xét phân lô bán nền, giao công an điều tra đối tượng thổi giá đất Tỉnh Vĩnh Phúc không xem xét những đề xuất mới về chuyển nhượng đất dưới hình thức phân lô, bán nền; giao công an điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, thổi giá, làm thị trường tạo cơn sốt đất ảo. Ông Vũ Chí Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ký Chỉ thị số 10/CT-UBND về...