TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư
Từ những ý kiến đóng góp của nhà đầu tư đối với hoạt động của Tổ công tác đầu tư sau 3 năm thành lập, đặc biệt là về dự thảo Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư năm 2021, chính quyền TP. Hồ Chí Minh sẽ bổ sung, điều chỉnh các chỉ đạo, điều hành theo hướng phù hợp, sâu sát hơn.
Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh lắng nghe ý kiến đóng góp từ giới doanh nghiệp về môi trường đầu tư. Ảnh Đỗ Doãn
Sáng ngày 19/3 tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch – Đầu tư và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố đã phối hợp tổ chức hội nghị “Sơ kết hoạt động của Tổ công tác về đầu tư và lấy ý kiến góp ý Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư của thành phố năm 2021″. Sự kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư theo chỉ đạo của UBND TP. Hồ Chí Minh, đã thu hút hơn 500 đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước tham dự.
Tháo gỡ “nút thắt” trong đầu tư
Trải qua hơn 3 năm hoạt động, Tổ công tác về đầu tư trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Tổ công tác) được xem là mô hình sáng tạo, đột phá, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN và nhà đầu tư, xây dựng các chính sách kiến tạo phát triển của thành phố.
Tổ công tác do ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND thành phố, làm tổ trưởng cùng các thành viên là các phó chủ tịch UBND thành phố và thủ trưởng các sở ngành chủ chốt, đã vào cuộc quyết liệt, chủ động, nhanh chóng giải quyết những vấn đề về đầu tư mà thực tiễn đặt ra.
Sau 32 buổi làm việc, 110 dự án, lĩnh vực liên quan đến đầu tư trên địa bàn thành phố đã được đưa vào chương trình làm việc của Tổ công tác. Nhiều “điểm nghẽn” quan trọng đã được tháo gỡ, nhiều dự án lớn, trọng điểm của thành phố đã tìm được “lời giải” cho những khó khăn, vướng mắc.
Đáng chú ý, nhiều giải pháp liên quan đến huy động và phát huy nguồn lực trong xã hội để thực hiện các dự án đầu tư đã được Tổ công tác đưa ra như: phát triển đô thị xung quanh nhà ga, tạo nguồn thu từ quỹ đất các tuyến metro; áp dụng phương thức BLT (Hợp đồng xây dựng – thuê dịch vụ – chuyển giao) trong đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thành phố (đối với các dự án đầu tư nhóm A); thực hiện xã hội hóa các khu đất có quy hoạch thể dục thể thao trên địa bàn thành phố. Đây là những đột phá góp phần cải thiện môi trường đầu tư của TP. Hồ Chí Minh.
Theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, TP. Hồ Chí Minh mong muốn giải quyết các khó khăn của các DN, NĐT bằng hành động thực chất, cụ thể. Thành phố cũng mong muốn thời gian tới sẽ có thêm nhiều hơn nữa các dự án được tháo gỡ thông qua cơ chế hoạt động của Tổ công tác về đầu tư, góp phần xây dựng môi trường đầu tư thân thiện, đem lại hiệu quả đầu tư cho các DN.
Video đang HOT
“Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, kết quả đạt được là đáng ghi nhận, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư của thành phố, song hoạt động của Tổ công tác vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế cần được khắc phục bằng các giải pháp cụ thể, căn cơ để hiệu quả hoạt động được nâng thêm một bước, tạo điều kiện tốt hơn nữa cho cộng đồng DN, NĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nói chung và hiệu quả kinh doanh cho DN nói riêng” – ông Nguyễn Thành Phong nói.
Đại diện Hiệp hội Doanh nhân trẻ nêu 4 kiến nghị cải thiện môi trường đầu tư của TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Đỗ Doãn
Thúc đẩy triển khai 10 nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hòa Bình – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2021 là năm chủ đề thực hiện “xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư” của thành phố. Chính quyền thành phố cũng đề ra các nhiệm vụ, chỉ tiêu phải đạt được, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ là vừa kiểm soát tốt dịch Covid-19 song song với phục hồi và phát triển kinh tế.
Để đạt được những mục tiêu đó, TP. Hồ Chí Minh đa xây dựng Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với 10 nhóm giải pháp.
Đó là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trên địa bàn thành phố; tiếp cận nguồn lực đất đai; chuyển đổi số và khoa học công nghệ; nhóm giải pháp về đầu tư công; nhóm giải pháp về quy hoạch và xây dựng; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; tiếp cận nguồn lực tài chính; hoàn thiện thiết chế pháp lý, nâng cao ý thức thực thi pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị – xã hội…
Nhóm giải pháp cuối là khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, hỗ trợ DN duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, lấy lại đà phát triển cho thành phố.
“Cai thiên môi trương cân xuât phat tư chinh nhưng kho khăn, vương măc cua DN, NĐT trên thưc tê vơi nhưng giai phap đông bô, toan diên, quyêt liêt, giai quyêt “tơi nơi tơi chôn” vơi quan điêm sư phat triên cua DN cung chinh la sư phat triên cua thanh phô” – ông Lê Hòa Bình nhấn mạnh.
Ghi nhận tại hội nghị cho thấy, các DN, NĐT đánh giá cao hoạt động của Tổ công tác đầu tư thành phố, đã giúp giải quyết nhanh nhiều vướng mắc, khó khăn thông qua chỉ đạo giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình giải quyết thủ tục cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi giải quyết hoặc kiến nghị các cơ quan liên quan giải quyết nếu vượt thẩm quyền.
Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành, quý báu từ phía các hiệp hội, tổ chức, DN trong lẫn ngoài nước cho dự thảo Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư của thành phố năm 2021.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: "Tôi rất buồn mỗi khi cán bộ nộp đơn xin nghỉ"
"Mỗi khi có cán bộ nộp đơn xin nghỉ hoặc chuyển công tác, tôi rất buồn. Tôi tự hỏi lý do vì sao, môi trường công tác ở TP HCM như thế nào?" - Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trải lòng.
Tại buổi làm việc, phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Sở Nội vụ năm 2021 ngày 18-3, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã có phần phát biểu kết luận dài hơn một giờ, trải lòng về công tác cán bộ trên địa bàn TP.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong (thứ 2 từ phải sang) làm việc với Sở Nội vụ sáng 18-3; Ảnh: Phan Anh
Ông tâm sự: "Mỗi khi có cán bộ nộp đơn xin nghỉ hoặc chuyển công tác, tôi rất buồn. Tôi tự hỏi lý do vì sao, môi trường công tác ở TP như thế nào?"
Theo ông Nguyễn Thành Phong, thời gian qua có một số cán bộ chủ chốt xin nghỉ hoặc chuyển công tác. Đây là việc TP không mong muốn. Những trường hợp này đều có hoàn cảnh riêng.
Như trường hợp Phó Giám đốc Sở Du lịch Võ Thị Ngọc Thúy. Dù ông đã gặp nhiều lần và động viên nhưng không làm khác được.
Hay như trường hợp Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn Nguyễn Việt Hòa cũng xin nghỉ vì hoàn cảnh gia đình.
Từ câu chuyện trên, Chủ tịch UBND TP yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành phải cố gắng xây dựng môi trường công tác thân thiện, chia sẻ với cán bộ.
Theo Chủ tịch UBND TP, thời gian qua xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến cán bộ đã cho TP HCM nhiều bài học. Nhưng vấn đề sắp tới là phải làm minh bạch, rõ ràng, trên cơ sở đúng quy định. Đó cũng là điều kiện để làm tốt nhiệm vụ, chứ không phải vì một vài trường hợp làm chúng ta chùn bước.
Đề xuất thuê người làm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước
Chủ tịch UBND TP cũng nhắc đến câu chuyện biến động nhân sự lãnh đạo trong một số doanh nghiệp nhà nước. Việc tìm người mới để thay là rất khó khăn. Một số cán bộ nhà nước do yêu cầu công tác, chuyển sang làm tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước nhưng không quen. Do nhiệm vụ phân công thì phải nhận nhưng có rất nhiều rủi ro. Bởi việc quản trị doanh nghiệp đòi hỏi các yêu cầu khác với quản lý nhà nước.
Chủ tịch UBND TP phát biểu kết luận; Ảnh: Phan Anh
"Tôi có yêu cầu Sở Nội vụ cần nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất cơ chế thuê người làm tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước. Việc này không phải đơn giản nhưng cứ đề xuất một cơ chế, cứ mạnh dạn làm" - ông Nguyễn Thành Phong nói và cho biết sẽ báo cáo và xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy TP.
Ông cũng giao Sở Nội vụ phối hợp với Văn phòng UBND TP tham mưu cho UBND TP về xử lý, tháo gỡ các vướng mắc của doanh nghiệp nhà nước một cách thường xuyên, toàn diện.
Cuối cùng, Chủ tịch UBND TP nhắc nhở chung đội ngũ cán bộ, công chức đã gánh lấy trách nhiệm mà Đảng và nhân dân giao thì khi chất lượng đời sống người dân bị ảnh hưởng, cán bộ phải nhanh chóng giải quyết. Nguyên tắc chung của TP HCM khi chọn cán bộ là việc chọn người chứ không phải người chọn việc.
Theo ông, chuyên môn tốt chưa phải là tất cả mà thái độ với công việc mới quan trọng. Biểu đồ nhân sự cho thấy kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26% còn thái độ chiếm tới 70%. Nên khi bố trí nhân sự, chuyên môn là cơ sở ban đầu để bố trí nhân sự và sau đó dựa vào kỹ năng, thái độ sẽ từ từ bố trí ở vị trí cao hơn.
TP Hồ Chí Minh: Đề xuất dùng vật liệu trong nước làm Metro số 1 Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây khó khăn đến việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài, chủ đầu tư đề xuất dùng vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tạm thay thế để làm dự án Metro số 1. Ngày 17/3, Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) dự án Metro số 1...