TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách quý I đạt hơn 29% dự toán
Theo Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước quý I/2021 trên toàn địa bàn ước thực hiện được 104.065 tỷ đồng, đạt 29,2% dự toán và tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh nghiệp làm thủ tục thông quan tại Cục Hải quanTP. Hồ Chí Minh. Quý I/2021, tổng thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng hơn 18% so với cùng kỳ. Ảnh Đỗ Doãn
Trong đó, thu nội địa ước thực hiện được 76.165 tỷ đồng, đạt 30,7% dự toán, chiếm 73,2% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) và tăng 14,4% (so với cùng kỳ năm 2020); thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) ước thực hiện được 27.900 tỷ đồng, đạt 25,8% dự toán, chiếm 26,8% tổng thu NSNN và tăng 18,3%; thu dầu thô ước được 2.607 tỷ đồng, đạt 30,5% dự toán, chiếm 2,5% tổng thu NSNN và giảm 36,7%.
Đáng chú ý, trong các khoản thu nội địa, thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, thu từ khu vực ngoài nhà nước ước khoảng 23.470 tỷ đồng, đạt 34,7% dự toán, chiếm 22,6% tổng thu NSNN và tăng 34,5%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 19.077 tỷ đồng, đạt 29,8% dự toán, chiếm 18,3% tổng thu và tăng 11,3%; thu từ khối các doanh nghiệp nhà nước ước được khoảng 6.357 tỷ đồng, đạt 23,5% dự toán, chiếm 6,1% tổng thu NSNN và tăng 9,3%.
Video đang HOT
Trong khi đó, tổng thu cân đối ngân sách địa phương 3 tháng đầu năm 2021 ước thực hiện được khoảng 20.601 tỷ đồng, đạt 25,1% dự toán, chiếm 19,8% tổng thu NSNN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Được biết, năm nay TP. Hồ Chí Minh được giao dự toán thu cân đối NSNN 364.893 tỷ đồng, giảm 10,1% so dự toán năm 2020 và giảm 1,7% so với thực hiện năm 2020. Trong đó, thu nội địa dự toán giao 248.343 tỷ đồng (chiếm 68,1%), giảm 10,9% so dự toán năm 2020; thu dầu thô dự toán giao 8.550 tỷ đồng (chiếm 2,3%), giảm 29,9% so dự toán năm 2020; thu từ hoạt động XNK dự toán giao 108.000 tỷ đồng (chiếm 29,6%), giảm 6,1% so với dự toán năm 2020./.
Quý 1/2021, vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh, đạt hơn 10 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020...
Ảnh minh hoạ.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Đây là mức tăng khá mạnh, sau hai tháng đầu năm liên tiếp sụt giảm.
Vốn giải ngân ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 7,2 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ; vốn điều chỉnh đạt 2,1 tỷ USD, tăng 97,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng giá trị đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt 908 triệu USD, giảm 58,5% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt 58,59 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ, chiếm 76,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 58,21 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ, chiếm 75,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 49,8 tỷ USD, tăng 30,3% so cùng kỳ và chiếm 66,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2021, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 8,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 8,4 tỷ USD không kể dầu thô. Xuất siêu khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp phần nhập siêu gần 6,7 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 3,9 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký đạt 600 triệu USD.
Đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 4,6 tỷ USD, chiếm gần 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,1 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 93,4% và 70,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.
Trong khi đó, Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ...
Trong quý I/2021, Việt Nam đã cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh vốn cho khá nhiều dự án quy mô lớn. Lớn nhất là Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD, tại Long An. Tiếp theo là Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD, tại Cần Thơ.
Bên cạnh đó, còn có Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD; Dự án Chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD. Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang.
Đề xuất tái mở cửa an toàn Tổng Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) Hoàng Nhân Chính ngày 19-3 đã có cuộc trao đổi về các giải pháp tái mở cửa biên giới một cách an toàn và bền vững vừa được đề xuất trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Vừa mừng vừa lo Ông Chính khẳng định TAB ủng hộ mạnh mẽ chính sách...