TP Hồ Chí Minh: ‘Sống chung’ với triều cường
Đến chiều 13/2, đỉnh triều cường tại TP HCM đã giảm xuống 1,57-1,59m tại các trạm Nhà Bè (trên sông Đồng Điền) và trạm Phú An (trên sông Sài Gòn), thế nhưng tại một số khu vực trũng của thành phố (quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Tân; các huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn) vẫn ngập úng cục bộ…
Triều cường gây ngập một số tuyến đường thuộc khu vực vùng trũng Q.Bình Tân, TP HCM trong đợt triều cường giữa tháng 2/2020.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP HCM, trong ba ngày cao điểm của đợt triều cường (11-13/2), đơn vị đã phối hợp thường xuyên với các cơ quan, quận/huyện trong thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, ứng phó, đặc biệt là trong ngày 12/2 khi đỉnh triều vượt mức báo động 3 là 0,16m (đạt đỉnh 1,66m) tại các trạm Nhà Bè (trên sông Đồng Điền) và trạm Phú An (trên sông Sài Gòn).
Video đang HOT
Tại một số quận, huyện thuộc vùng trũng của TP HCM, như quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Tân; các huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn đã phối hợp, thông báo thường xuyên trên các phương tiện thông tin về diễn biến đợt triều cường để nhân dân địa phương nắm bắt, chủ động ứng phó. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP cũng phối hợp với các địa phương trong việc chuẩn bị vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải đất, cát…) cơi đắp bờ bao xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ, không để xảy ra tình trạng bể bờ bao gây ngập úng ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất như các đợt triều cường trước đây.
Theo ghi nhận của phóng viên từ sáng ngày 13/2 khi mức đỉnh chiều giảm xuống từ 1,57m – 1,59m tại các trạm Nhà Bè (trên sông Đồng Điền) và trạm Phú An (trên sông Sài Gòn) nhưng một số tuyến đường vẫn ngập cục bộ, như tại khu vực bến Phú Định (từng vỡ bờ bao vào đợt triều cường cuối năm 2019); khu vực đường An Dương Vương và Hồ Học Lãm (giáp ranh khu vực Q.9 và Q.2); một số tuyến đường tại khu vực Thanh Đa (Q.Bình Thạnh); một đoạn đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn phường Bình Trưng Tây (Q.2);…Để đảm bảo các phương tiện giao thông lưu thông thuận tiện vào cao điểm đỉnh triều cường, Sở GT-VT TP HCM đã phối hợp với các quận, huyện vùng trũng để cắt cử lực lượng CSGT điều tiết phương tiện; cắm biển cảnh báo và bố trí lực lượng để hướng dẫn người dân di chuyển an toàn.
Đánh giá về tác động của đợt triều cường cuối tháng 2 đầu năm nay, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học – Kỹ thuật – Môi trường thuộc Ủy ban MTTQVN TP HCM cho rằng, ngoài một phần yếu tố khách quan là các đợt triều cường xuất hiện vào từng đợt giữa và cuối tháng, chính quyền thành phố tập trung ứng phó thì phần nguyên nhân chủ quan là các dự án chống ngập với nguồn ngân sách lớn tại TP HCM cho đến nay vẫn triển khai rất chậm chạp, khiến tình trạng ngập úng vẫn chưa được cải thiện. Chuyên gia này cũng chỉ ra, một số tuyến “điểm đen” về ngập úng vốn đã được khắc phục nhưng sau đó lại tái ngập do các dự án chống ngập chưa hoàn thành, gây ách tắc hệ thống cống xả nước đô thị. Đơn cử tại tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng (P.Thảo Điền, Q.2) dù đã được nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước, nhưng đến hẹn triều cường thì khu vực này lại ngập nặng.
Về thực trạng triển khai các dự án chống ngập trên địa bàn TP HCM, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP HCM thừa nhận, nguồn vốn dành cho Chương trình giảm ngập nước trên địa bàn thành phố thời gian qua được giải ngân rất lớn, dù hiệu quả đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa tạo được sự hài lòng của người dân.
Lê Anh
Theo ĐĐK
Người dân Sài Gòn sẽ lại bì bõm lội nước vì triều cường đạt mức 1,75m
Nhiều tuyến đường TP.HCM sắp biến thành sông vì triều cường tiếp tục dâng cao trong ngày đầu tuần tới.
Nhiều tuyến đường ven sông rạch Sài Gòn ngập nặng trong đợt triều cường cuối tháng 9.
Ngày 27/10, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, trong những ngày tới, mực nước đỉnh triều tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tiếp tục lên nhanh. Theo dự báo, đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 28-29/10.
Cụ thể như sau: Trạm Phú An và trạm Nhà Bè đạt mức 1,7 đến 1,75m (cao hơn mức báo động 3 từ 0,2 - 0,25m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều buổi sáng từ 4-7h, đỉnh triều buổi chiều cao hơn xuất hiện vào khoảng 16h-18h.
Trước đó, đợt triều cường vượt báo động 3 cuối tháng 9 khiến hàng loạt tuyến đường ở TP.HCM ngập nặng, gồm: đường Bình Quới, Bình Lợi (quận Bình Thạnh); Nguyễn Văn Hưởng (quận 2); Lê Văn Lương, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè); Phú Định, Trần Xuân Soạn, Nguyễn Thị Thập (quận 7). Triều cường dâng cao cũng khiến nhiều tuyến đường khác ven sông Sài Gòn như: Bùi Hữu Nghĩa, Bạch Đằng (quận Bình Thạnh), Lương Định Của, Trần Não (quận 2)... cũng mênh mông nước. Riêng tuyến đường Mễ Cốc (quận 8) ngập nặng do bị vỡ bờ bao gây xáo trộn cuộc sống và ảnh hưởng việc đi lại của người dân.
Để đối phó với đợt triều cường, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã yêu cầu các sở, ngành chuẩn bị lực lượng, phương tiện xử lý các vị trí bờ bao, cống quan trọng cũng như bố trí máy bơm nước di động để khắc phục sớm các sự cố ngập úng.
Theo GTVT
Căng sức trong đợt triều cường lịch sử Khi triều cường đạt đỉnh vào chiều tối 30/9, nhiều tuyến đường huyết mạch cửa ngõ và tại các quận, huyện vùng trũng tại TP Hồ Chí Minh như Bình Thạnh, Thủ Đức, Q.2, Q.4, Q.7, các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh ... ngập sâu trong nước. Còn tại nhiều tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, triều cường cũng...