TP Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả của chương trình bình ổn giá
Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng vọt, chương trình bình ổn thị trường của Thành phố vẫn đang phát huy hiệu quả.
Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị ngày 21/10.
Ngày 21/10, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Thực tiễn 20 năm và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” nhằm tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm trong 20 năm qua.
Theo báo cáo của Sở Công Thương, chương trình bình ổn giá trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được triển khai lần đầu năm 2002, nhằm ổn định giá cả các mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán. Sau 20 năm thực hiện, chương trình đã có sự chuyển biến căn bản từ nhận thức “bình ổn giá” sang nhận thức “bình ổn thị trường”, điều chỉnh giá bán linh hoạt, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, giai đoạn khó khăn nhất, cụ thể là đại dịch COVID-19 đã cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp Thành phố nói chung, doanh nghiệp bình ổn thị trường nói riêng đã chủ động, sáng tạo, kịp thời ứng phó tình hình mới, phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng rất cao, khẳng định được vai trò dẫn dắt thị trường, góp phần cùng Thành phố giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc, duy trì các chuỗi cung ứng trong giai đoạn này.
Video đang HOT
“Đại dịch cũng giúp chúng ta nhận ra nhiều thách thức, tồn tại, hạn chế, yếu kém cần khắc phục, điển hình là chuỗi cung ứng hàng hóa nói chung, chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu nói riêng, vẫn còn rời rạc, dễ bị đứt gãy. Đại dịch cũng chỉ ra cơ hội lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh, thích nghi, đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại điện tử. Đặc biệt trong mùa dịch, chương bình ổn giá đã ngăn được tình trạng đầu cơ, găm hàng, thổi giá để trục lợi, hạn chế tình trạng nâng giá tùy tiện…”, bà Phan Thị Thắng cho biết thêm.
Cũng theo bà Phan Thị Thắng, sau 20 năm triển khai, chương trình bình ổn thị trường của TP Hồ Chí Minh đã triển khai hiệu quả, đồng bộ các nhóm giải pháp, đảm bảo cân đối cung – cầu hàng hóa, hình thành các chuỗi cung ứng tối ưu, phát triển đồng bộ hệ thống phân phối, kiểm soát hiệu quả thị trường, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng khan hàng, sốt giá như dịch cúm gia cầm năm 2003, sốt giá gạo năm 2008, sốt giá trứng gia cầm năm 2013, sốt giá đường năm 2014, biến động giá trong giai đoạn dịch COVID-19 năm 2020-2021… Qua đó, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát; chỉ số CPI của Thành phố thường xuyên ở mức thấp hơn bình quân cả nước.
Hiện nay, khi dịch bệnh được kiểm soát, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường đang tăng vọt, chương trình bình ổn thị trường của thành phố vẫn đang phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp tham gia chương trình bảo đảm cung ứng hàng hóa mà không bị áp lực về giá. Một số mặt hàng lương thực thực phẩm và hàng thiết yếu thuộc chương trình bình ổn đang duy trì mức giá ổn định, thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Đây là một chương trình chứng minh cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và truyền thống nghĩa tình của TP.
Các mặt hàng tham gia chương trình bình ổn giá giúp người tiêu dùng có nhiều lợi ích khi mua sắm.
Theo thống kê của Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, tính đến nay, Thành phố đã có 10.983 điểm bán hàng bình ổn thị trường, gồm 4.209 điểm bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; 881 điểm bán các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng; 1.711 điểm bán sữa và 4.182 điểm bán các mặt hàng dược phẩm. Tổng doanh thu chương trình bình ổn thị trường giai đoạn 2012-2022 ước đạt hơn 189.000 tỷ đồng; trong đó mặt hàng thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến là các nhóm hàng quan trọng, chiếm 18% đến 33% tổng doanh thu của chương trình.
Tổng sản lượng hàng bình ổn thị trường ngày càng lớn, chiếm lĩnh thị phần cao, đủ sức điều tiết thị trường và sẵn sàng can thiệp, bổ sung nguồn cung khi có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Cụ thể, năm 2022, lượng hàng trứng gia cầm bình ổn thị trường chiếm 79% thị phần, thịt gia cầm chiếm 33,8%, dầu ăn chiếm 28,2%, đường chiếm 21,3%, thịt gia súc chiếm 18,6%…
Hà Nội: Triển khai chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2022
Ngày 11/7, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành kế hoạch số 193 KH-UBND, về việc thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội 2022.
Người dân mua sắm tại siêu thị VinMart - Times City. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Để đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô về các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, những ngày lễ, tháng cuối năm 2022, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và các thời điểm dịch bệnh bất thường xảy ra, Hà Nội tạo điều kiện cho các cơ sở/đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng; mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Từ đó, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Các nhóm hàng và lượng hàng thiết yếu được xác định cần cân đối cung - cầu trong kế hoạch gồm: lương thực (gạo, mì, phở khô...), thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị (nước mắm, nước chấm, bột canh...), sữa (sữa nước, sữa bột...), mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát và những nhóm hàng thiết yếu phòng, chống thiên tai dịch bệnh.
Hàng hóa tham gia chương trình phải bảo đảm về chất lượng, an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như khi có biến động giá. Kế hoạch cũng khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong chương trình đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi. Tạo điều kiện cho các cơ sở/đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi.
Các đơn vị tham gia chương trình sẽ được xét hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh, vay vốn lãi suất ưu đãi có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng; ưu tiên đưa hàng hóa vào bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện, các điểm bán hàng trên địa bàn thành phố...
Công văn của UBND Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh phát triển bán hàng online; tăng cường liên kết giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố để đẩy mạnh khai thác hàng hóa, chủ động nguồn cung phục vụ nhu cầu nhân dân.
Kế hoạch 193 KH-UBND nêu rõ, UBND thành phố Hà Nội cùng các sở, ngành dự báo thông tin tình hình thị trường, giá cả nông sản hàng tháng hoặc theo mùa vụ để chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra. Thành phố Hà Nội tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành trong những hoạt động đầu tư, kết nối giao thương để bảo đảm được nguồn cung ứng từ bên ngoài thành phố đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Kế hoạch được thực hiện từ nay đến hết tháng 5/2023.
Việt Nam khởi động xây dựng báo cáo rà soát các mục tiêu phát triển bền vững 2023 Sáng 19/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo khởi động xây dựng báo cáo rà soát quốc gia tự nguyện về thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (VNR) của Việt Nam năm 2023. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN Phát biểu tại...