TP Hồ Chí Minh phải trả lãi vay hơn 900 tỷ đồng cho Khu đô thị Thủ Thiêm.
Hiện nay, tiền lãi vay thương mại phát sinh khoang 2,9 ty đông/ngay trong việc đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP Hồ Chí Minh).
UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo làm rõ lý do xin Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án lựa chọn (theo hình thức chỉ định) Nhà đầu tư thực hiện Dự án tại Khu chức năng số 1 (Khu đô thị mới Thủ Thiêm).
Theo báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh, đến nay, tổng nguồn vốn đã đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi đầu tư xây dựng một phần hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và chi trả các khoản lãi vay hơn 29.000 tỷ đồng.
Trong đó, ngân sách thành phố hơn 12.000 tỷ đồng; nguồn tiền khai thác quỹ đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tiền thu từ bố trí quỹ nhà, đất tái định cư hơn 4.000 tỷ đồng; vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng gần 13.000 tỷ đồng.
Hiện nay, tiền lãi vay thương mại phát sinh khoang 2,9 ty đông/ngay; áp lực trả nợ gốc và lãi vay trong năm 2015-2016 là rất lớn. Cụ thể, năm 2015, trả lãi vay hơn 900 tỷ đồng; năm 2016, trả nợ gốc đến hạn hơn 5.241 tỷ đồng và lãi vay phát sinh gần 829 tỷ đồng.
Cũng theo UBND TP Hồ Chí Minh, thời gian tới, nhu cầu vốn đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm rất lớn; bao gồm chi cho bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp còn lại, đầu tư cơ sở hạ tầng trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; đầu tư xây dựng quỹ nhà thuộc Chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư (trong năm 2015 phải thanh toán hơn 5.072 tỷ đồng và năm 2016 phải thanh toán gần 8.160 tỷ đồng).
Trong tình hình ngân sách thành phố rất hạn chế, khả năng vay vốn từ những Ngân hàng lớn đã gắn bó với thành phố trong những ngày đầu triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm như Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) cũng rất khó khăn vì đã hết hạn mức cho vay. Do đó, UBND TP Hồ Chí Minh cho hay, chỉ còn nguồn thu tiền sử dụng đất/tiền thuê đất từ các dự án đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm để hoàn trả vốn vay, lãi vay và để đáp ứng về nhu cầu vốn đầu tư trong thời gian tới.
Video đang HOT
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, nhu cầu bức thiết hiện nay của TP Hồ Chí Minh là thu hút nhanh các nhà đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm để có nguồn thu tiền sử dụng đất/tiền thuê đất. Trong đó cần có phương án thực hiện thật nhanh việc lựa chọn Nhà đầu tư Dự án Khu phức hợp Sóng Việt tại các Lô đất 1-13, 1-14, 1-16 và 1-17 trong Khu chức năng số 1 (dự kiến là Công ty CP Quốc Lộc Phát).
Đây là Nhà đầu tư đã cam kết đóng tiền ký quỹ (100 tỷ đồng) ngay sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chọn làm nhà đầu tư thực hiện dự án cũng như cam kết đóng tiền sử dụng đất/tiền thuê đất 1 lần cho toàn bộ 4 Lô đất nêu trên (ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng) ngay sau khi giá trị quyền sử dụng đất được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian quy định, tạo nguồn thu khá lớn cho ngân sách thành phố để sử dụng trả một phần nợ vay, giảm bớt số lãi vay đang phát sinh hàng ngày.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, UBND TP Hồ Chí Minh kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương cho phép UBND TP được quyết định lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu phức hợp Sóng Việt tại Khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (dự kiến Nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát) theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu 2013
Theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được phê duyệt, Khu chức năng số 1 thuộc Khu Lõi trung tâm của Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng diện tích đất khoảng 57,3 ha.
Được biết, hiện còn 4 hộ dân (khoảng 1.420 m2 đất) và 1 cơ sở thờ tự (chùa Liên Trì; khoảng 620 m2 đất) chưa thực hiện xong việc bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong thời gian qua, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Hà Phạm
Theo_Hà Nội Mới
Tiếp viên hàng không trả lại khách nhiều tài sản bỏ quên trên máy bay
Thời gian qua, các tiếp viên hàng không nhặt được hàng trăm món đồ và tài sản có giá trị của hành khách để quên trên máy bay và tìm mọi cách để trao trả lại cho hành khách.
Tối ngày 6/8, chị Phạm Thị Thanh D đáp chuyến bay VJ638 của Vietjet từ TPHCM tới Đà Nẵng và để quên ví tiền trên máy bay, bao gồm 2.855 USD, 6,3 triệu đồng, 1000 Yen và 200 Bath. Lúc phát hiện để quên ví tiền, chị D đã rời sân bay khá lâu song chị vẫn quyết định gọi điện lên hãng với hy vọng mong manh "biết đâu tìm lại được".
Tiếp viên hàng không phục vụ hành khách trên một chuyến bay
Nghe giọng nói hốt hoảng của nữ hành khách báo để quên ví, trong đó có mấy ngàn USD và các giấy tờ quan trọng, các nhân viên của hàng không của hãng đã nhiệt tình kết nối và hướng dẫn. May mắn cho chị D, khi dọn dẹp khoang hành khách tiếp viên Võ Thị Thanh Nhàn trên chuyến bay VJ 638 đã phát hiện chiếc ví của hành khách để quên và báo với các bộ phận có trách nhiệm để trả lại cho hành khách.
Nhận lại đầy đủ ví, tiền và giấy tờ quan trọng, chị D rất vui mừng và cảm kích muốn gửi cảm ơn các nhân viên "nhặt được của rơi, trả người đánh mất" song các tiêp viên cũng như nhân viên giám sát sân đỗ, giám sát phục vụ hành khách đều từ chối. Tiếp viên Võ Thanh Nhàn cho biết: "Đây chỉ là việc rất nhỏ và là trách nhiệm của chúng tôi".
Được biết, đây không phải lần đầu tiếp viên hãng hàng không Vietjet trả lại đồ cho hành khách để quên trên máy bay. Trong tháng 7, đã có hơn 20 trường hợp hành khách để quên tài sản trên máy bay và được hãng hàng không này trao trả.
Nhiều tài sản được trả lại cho hành khách và được ghi nhận bằng biên bản
Mới đây, ngày 8/8, trên chuyến bay VJ 495 từ Hà Nội đi Buôn Mê Thuột, hành khách Bùi Văn N cũng để quên ví trong đó có số tiền 9, 6 triệu đồng cùng các giấy tờ quan trọng. Nhận lại tài sản, anh N rất vui và cảm kích với những việc làm tốt của tiếp viên, vị khách này chia sẻ, hãng hàng không này đã để lại trong lòng anh những ấn tượng tốt đẹp.
Chị Jacqueline Andrew Sigar - Trưởng đoàn tiếp viên của hãng - chia sẻ: "Nhặt được của rơi, trả người đánh mất" là một triết lý hành động được hãng cổ vũ, khuyến khích và nhân rộng ngay từ ngày đầu cất cánh. Chúng tôi rất chú trọng tới vấn đề này và luôn nhắc nhở đoàn tiếp viên, những người trực tiếp phục vụ trên các chuyến bay không chỉ chu đáo, nhiệt tình, luôn tươi cười, niềm nở, hỗ trợ khách hàng mà còn phải có cái tâm trong sáng, chữ thiện trong lòng để toàn tâm, toàn ý phục vụ hành khách, vì sự hài lòng của hành khách trên mỗi chuyến bay".
Jacqueline cũng cho biết thêm, để phục vụ hành khách mùa cao điểm như nghỉ hè, lễ, tết, đội ngũ tiếp viên của hãng luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vất vả để phục vụ hành khách chu đáo với nụ cười trên môi đồng thời cũng rất chú ý việc nhắc nhở hành khách không để quên đồ đạc.
"Nhiều hành khách để quên tài sản, khi nhận lại đều cảm kích và muốn cảm ơn nhưng chúng tôi luôn tâm niệm rằng khi làm việc tốt cũng giống như trao tặng nước hoa, trên tay mình ắt còn lưu lại mùi hương. Chúng tôi muốn triết lý này thẩm thấu tới mỗi nhân viên, tiếp viên của hãng, vì muốn trở thành hãng hàng không được mọi người yêu mến thì mỗi chúng tôi phải là những người đáng mến trước tiên" - nữ trưởng đoàn tiếp viên chia sẻ.
Sau hơn 3 năm cất cánh, Vietjet có phi hành đoàn thân thiện, đội ngũ tiếp viên được đánh giá cao bởi sự trẻ trung, thân thiện, chu đáo, nhiệt tình và tận tâm với công việc.
Được biết, ngoài chất lượng đầu vào được tuyển dụng chặt chẽ, các tiếp viên của hãng đều đã trải qua quá trình huấn luyện rất nghiêm khắc và bài bản ở cả trong và ngoài nước, thường xuyên được trau dồi các kỹ năng ứng xử, các bài học về nghiệp vụ trong ngành hàng không: an toàn bay, xử lí tính huống khẩn cấp và cấp cứu trên không...
Ngân Hà
Theo Dantri
Giám đốc Sở Y tế Long An trả lại 'quà khủng" 400 triệu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An được trao hỗ trợ 400 triệu đồng nhưng không báo cáo cho cấp trên và Sở này cũng không làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Bà Trần Thị Nhanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết tỉnh này đang chỉ đạo các ngành liên quan...