TP. Hồ Chí Minh: “Nhức đầu” quy hoạch đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp giảm dần là nguy cơ đã nhìn thấy trước. Đây cũng là bài toán TP.HCM phải khẩn trương giải quyết để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
Còn nhiều đất hoang
Theo ông Nguyễn Tấn Tuyến – Phó trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP.HCM, quy hoạch là một trong những nguyên nhân cốt lõi ảnh hưởng đến sản xuất. “Vì hộ nông dân không thể tự quy hoạch được số lượng và diện tích nuôi trồng cho phù hợp với thị trường, nên vẫn tự quyết định loại cây trồng vật nuôi và đang gặp khó trong tiêu thụ” – ông Tuyến nói.
TP.HCM đang tập trung chuyển đổi quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp năng suất thấp như lúa, muối sang các cây trồng, vật nuôi năng suất cao hơn. Ảnh: N.V
TP.HCM có 115.000ha đất nông nghiệp nhưng có khoảng 35.000ha không được “đụng tới” để sản xuất, đó là rừng phòng hộ Cần Giờ. Theo ông Nguyễn Phước Trung: “Đất nông nghiệp có giảm nhưng vẫn cố gắng giữ 40% diện tích phát triển “lá phổi xanh” và nhiều chức năng khác cho thành phố. Con số này sẽ còn phù hợp cho đến giai đoạn 2020 – 2025″.
Đơn cử như ở Bình Chánh, bà Nguyễn Thị Kim Dung – Phó Bí thư Huyện ủy tỏ ra trăn trở với con số 350ha trong quy hoạch đất lúa ở xã Tân Nhựt vì năng suất thấp. Hay như ở Cần Giờ, việc sản xuất muối vẫn đang hết sức bấp bênh dù năm nay Sở NNPTNT đang tạm ngừng hỗ trợ lãi suất.
Nhiều diện tích đất cũng chưa phát huy hết hiệu quả kể cả đã được phê duyệt. Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú – Chủ tịch UBND huyện Củ Chi nêu trường hợp ngay tại địa phương, khi 5.600ha thuộc 10 phân khu khu ven sông Sài Gòn được UBND thành phố phê duyệt từ năm 2015. “Nhưng đến nay, sự tham gia của ngành nông nghiệp đến khu vực này chưa rõ ràng, nên huyện chưa triển khai trồng trọt hay làm du lịch” – ông Phú nói.
Nhìn trên tổng thể, cơ cấu kinh tế thành phố đang chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và sau cùng là nông nghiệp. 3 thành phần đầu tiên sử dụng khoảng 7% diện tích đất của thành phố, đóng góp 99,3% GRDP. Ngược lại, nông nghiệp chiếm 0,7% GRDP lại đang sử dụng đến khoảng 45% diện tích đất.
Ông Nguyễn Minh Nhựt – cán bộ Hội Chữ thập Đỏ thành phố cho rằng cần quan tâm sử dụng hợp lý đất nông nghiệp: “Vì thu nhập của nông dân ở nhiều nơi chưa đáp ứng được mức sống ở một đô thị lớn, sản xuất không đủ quy mô để tạo ra lợi nhuận, nên không ít con em nông dân đã bỏ ruộng vườn vào xí nghiệp. Ở đây có vai trò của cơ quan quản lý”.
Video đang HOT
Khẩn trương quy hoạch
Thừa nhận đất hoang còn nhiều ở ngoại thành là một thực trạng khó giải quyết, ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở NNPTNT nêu trường hợp đất nuôi trồng thủy sản ở huyện Nhà Bè. Huyện này có 1.186ha đất nuôi trồng thủy sản, nhưng đến năm 2016, diện tích nuôi trồng chỉ còn 378ha. Hoặc tại huyện Cần Giờ, trong 130ha đất được đề xuất hỗ trợ chuyển đổi thì tới 70% là người dân thành phố xuống mua rồi để trống.
“Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng của ngành, thậm chí gia tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích, là bài toán không chỉ với bà con nông dân mà còn của ngành nông nghiệp, của cả thành phố” – ông Nguyễn Phước Trung nhấn mạnh.
Từ năm 2016, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NNPTNT thành lập hội đồng điều chỉnh quy hoạch lại diện tích sản xuất nông nghiệp TP.HCM đến năm 2030. Báo cáo điều chỉnh, bổ sung đã được đệ trình UBND TP theo 2 hướng: Vùng nông nghiệp công nghệ cao và vùng sản xuất nông nghiệp nói chung.
Theo ông Trung, Chính phủ đã cho phép TP.HCM chuyển đổi quy hoạch sử dụng khoảng 15.000ha đất lúa đến năm 2020. Vấn đề này các quận, huyện cần hết sức tăng cường thực hiện. Nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong nông nghiệp là hướng đi quan trọng thứ hai mà TP đang hướng tới thông qua tăng cường chuyển giao cho nông dân; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trên 8 nhóm sản phẩm chủ lực mà thành phố sắp triển khai.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – Chủ tịch HĐND TP.HCM: Phải nhìn cái chung! Nông nghiệp vẫn là ngành mà thành phố tiếp tục quan tâm và đầu tư. Diện tích đất nông nghiệp đang thu hẹp là khả năng đã thấy trước, còn thu hẹp đến mức nào vẫn còn tùy thuộc theo quy hoạch chung của thành phố. Việc chuyển đổi diện tích sản xuất lúa hoặc làm muối năng suất thấp cũng phải căn cứ vào quy hoạch chuyển đổi chung. Ngoài việc gắn liền trách nhiệm của chính quyền địa phương, thì Sở NNPTNT cần nâng cao hơn nữa vai trò của nhà tổ chức sản xuất. Ông Lê Thanh Liêm – Phó chủ tịch UBND TP.HCM: Sẽ giảm mạnh đất lúa! Năm 2015, diện tích đất nông nghiệp là 115.000ha, trong đó diện tích lúa 18.000ha. Đến năm 2020, quy hoạch sẽ giảm chỉ còn 3.000ha lúa. Tính bình quân 1ha đất nông nghiệp hiện đạt giá trị sản xuất 400 triệu đồng. Phần còn lại nếu được chuyển đổi thì giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ rất cao, lên khoảng 6.000 tỷ đồng. Dù tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thành phố sẽ giảm dần nhưng vẫn phải cố gắng duy trì tốc độ tăng của ngành này. Việc chuyển đổi diện tích năng suất thấp thì phải có quy trình; diện tích nào do Hội đồng nhân dân cho ý kiến, diện tích nào do Chính phủ có ý kiến, phải được tiến hành khẩn trương. Ông Nguyễn Minh Nhựt – cán bộ Hội Chữ thập đỏ TP.HCM: Nông dân vẫn tự lo… Sự hợp lý của quy hoạch đất nông nghiệp liên quan đến nhiều vấn đề: Thành phố còn bao nhiêu đất nông nghiệp, triển khai quy hoạch này đến các địa phương thì nông dân có hưởng ứng hay không, thực hiện như thế nào? Thực tế ở nhiều vùng ngoại thành, người dân vẫn đang tự ứng phó với chính mình, nay trồng cây này mai lại chặt để trồng cây khác. Các sở ngành liên quan, nhất là Sở NNPTNT cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm và có các biện pháp cụ thể để giúp nông dân trong các chương trình này. N.V (ghi)
Theo Danviet
Hà Nội xử lý nghiêm công trình vi phạm trật tự xây dựng
Ngày 8/7, tiếp xúc cử tri huyện Đan Phượng, Hoài Đức (TP Hà Nội), Bí thư Hoàng Trung Hải, trao đổi: Quá trình phát triển đô thị bao giờ cũng có điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với điều kiện thực tế. Nhưng thành phố vẫn phải quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất nông nghiệp.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri 2 huyện đã kiến nghị tới đại biểu Quốc hội nhiều vấn đề, trong đó có việc nâng cao cơ sở hạ tầng trên địa bàn, quy hoạch đô thị, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành sư phạm, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân...
Phát biểu tại đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội - Hoàng Trung Hải ghi nhận các ý kiến của cử tri 2 huyện Đan Phượng, Hoài Đức ngắn gọn nhưng rất chất lượng, thể hiện sự tâm huyết và theo sát diễn biến kỳ họp Quốc hội vừa qua.
Đề cập đến vấn đề nông thôn mới, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, điều quan trọng của việc này là phải cải thiện được đời sống của người dân một cách bền vững. Cụ thể, người dân phải có đời sống văn hoá, tinh thần tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn.
Ông Hoàng Trung Hải ghi nhận nhiều tấm gương của huyện Hoài Đức, của Hà Nội, của cả nước hi sinh lợi ích của gia đình, của cá nhân cho lợi ích chung của xã hội để xây dựng nông thôn mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện tiếp tục tập trung cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thường xuyên rà soát, tháo gỡ khó khăn cho từng trường hợp, đặc biệt là quyết liệt hơn trong vấn đề giao đất dịch vụ cho nhân dân.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội cả nước hiện còn 68% số khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, trong đó có 45% là tranh chấp đất đai giữa các hộ dân do chưa xác định được ranh giới các thửa đất.
"Hiện thành phố đang làm rất quyết liệt để thực hiện bằng được bản đồ điện tử. Như vậy chúng ta sẽ làm rõ được ranh giới các thửa đất. Làm được điều đó sẽ giải quyết được vấn đề tranh chấp đất đai giữa các hộ dân", ông Hoàng Trung Hải thông tin.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
"Kỳ họp vừa qua, Hội đồng nhân dân thành phố chất vấn rất căng về vấn đề này. Tới đây, Hội đồng nhân dân sẽ giám sát mạnh hơn và lãnh đạo thành phố, cũng như các quận, huyện sẽ xử lý nghiêm hơn vấn đề này", ông Hoàng Trung Hải nói.
Chia sẻ với cử tri huyện Hoài Đức, Đan Phượng, ông Hoàng Trung Hải cho hay, thành phố đã chuyển 18 vụ vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng sang cơ quan điều tra để xử lý. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Trung Hải nếu các vụ việc được các xã, phường xử lý nghiêm ngay từ đầu thì không trở thành vấn đề nóng.
"Cả một công trình mà mình không kiểm tra, xử lý ngay từ đầu để nó trở thành công trình lớn rồi mới phá đi thì thành ra của đau con xót. Phá đi cũng là vấn đề rất lớn động đến xã hội", Bí thư Thành ủy Hà Nội - Hoàng Trung Hải cho hay.
Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 4 HĐND TP Hà Nội diễn ra vào ngày 5/7, bà Phạm Thị Thanh Mai (tổ Đông Anh) - Trưởng ban Kinh tế ngân sách - dành nhiều thời gian đề cập đến vấn đề vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Theo bà Mai, tình hình vi phạm trật tự xây dựng không chỉ xảy ra ở các hộ gia đình mà còn ở các tổ chức phát triển nhà ở.
Do một số vụ việc nghiêm trọng đã được thành phố chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý. Vì vậy, đại biểu Mai đề nghị Giám đốc Công an TP Hà Nội (Thiếu tướng Đoàn Duy Khương) làm rõ tiến độ xử lý để công khai kết quả tới cử tri.
Đại biểu cho rằng, trong quá trình xử lý nếu xác định rõ vi phạm thì cần thiết phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Trả lời ý kiến đại biểu, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, Thanh tra TP đã chuyển sang cho Công an TP điều tra làm rõ vi phạm pháp luật của một số đơn vị, trong đó điển hình là Doanh nghiệp tư nhân số 1 Điện Biên do ông Thản làm Chủ tịch.
Theo Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - doanh nghiệp trên triển khai khoảng 12 dự án trên địa bàn TP Hà Nội. Các dự án này qua điều tra đều thấy có dấu hiệu về tội trốn thuế, và có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.
Công an TP Hà Nội đã nhận được chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tiếp nhận kết luận của Thanh tra TP xử lý vụ việc trên. Trong khi đó, Bộ Công an cũng nhận được kết luận của Thanh tra Chính phủ về đơn vị này ở 21 tỉnh thành trên cả nước.
Theo Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, nếu để cơ quan điều tra của Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can các vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố thì sang tuần sau sẽ làm.
Còn trường hợp Bộ Công an quyết định để Cục C46 khởi tố chung vi phạm ở 21 địa phương thì Công an TP Hà Nội sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu đã điều tra, xác minh cho Bộ Công an giải quyết.
Quang Phong
Theo Dantri
Phấn đấu đến năm 2025 có 3.260 ha đất nông nghiệp cánh đồng lớn Đó là kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn (CĐL) giai đoạn 2016-2025 của UBND huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Cánh đồng lúa ở xã Gia Bình (Trảng Bàng) tham gia cánh đồng lớn. Theo kế hoạch trên, đến năm 2020 huyện Trảng Bàng có 1.750 ha đất nông nghiệp tham gia CĐL, chiếm khoảng 6,26% diện tích đất nông nghiệp toàn...