TP Hồ Chí Minh: Người dân kêu bị bỏ sót, phường lo chính sách bị lợi dụng
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tiêu chí không phân biệt tạm trú, lưu trú, hộ khẩu.
Nhưng trên thực tế cũng đã có những bất cập nảy sinh.
Người dân ngóng gói hỗ trợ đợt 3
Hơn 4 tháng không thể đi làm vì thành phố thực hiện giãn cách, ông Lê Văn Tịnh, ngụ ở phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ nào của địa phương với rất nhiều lý do “lạ”.
Người dân tại quận Tân Bình vui mừng kí nhận hỗ trợ đợt 3 của TP Hồ Chí Minh.
Ông Tịnh làm công nhân chăm sóc cây xanh, từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay buộc phải nghỉ việc vì công ty cũng đóng cửa. Trong khi đó, hai vợ chồng ông Tịnh rời miền Bắc vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp đã 3 năm, những lúc khó khăn đều dựa vào các khoản trợ cấp từ các con.
Ông Tịnh cho biết: “Hai lần trước vợ chồng tôi không nhận được hỗ trợ nào vì gia đình tôi không phải ở trọ, lại có nhà 2 lầu. Tuy nhiên, dù ở nhà lầu nhưng cả hai vợ chồng tôi đều thất nghiệp. Vì vậy, tôi hy vọng đợt này hai vợ chồng tôi sẽ nhận được hỗ trợ đợt 3 vì theo lời lãnh đạo Thành phố nói, người dân nhận trợ cấp đợt 3 có hoàn cảnh “mất việc, không có thu nhập, dù ở tạm trú hay thường trú” đều sẽ được hỗ trợ. Tuy nhiên, chờ mãi đến nay tôi vẫn chưa được phường thông báo nhận”.
Tương tự, chị M.T Tr, ngụ ở phường 10, quận Gò Vấp cho biết, cả hai đợt hỗ trợ đầu tiên của TP Hồ Chí Minh chị Tr. đều không nhận được một khoản tiền nào dù chị đã đăng kí nhận hỗ trợ liên tục với cán bộ địa phương. “Dịch bệnh kéo dài khiến vợ chồng tôi thất nghiệp hơn 4 tháng, trong khi đó tôi lại đang có bầu gần 7 tháng. Đang thất nghiệp và không nhận được tiền hỗ trợ nên vợ chồng tôi suốt 4 tháng qua phải sống bằng tiền hỗ trợ từ gia đình ở dưới quê gửi lên. Thỉnh thoảng, tôi cũng nhận rau, gạo từ chủ nhà trọ, chính quyền phường đến chăm lo”, chị Tr. bức xúc chia sẻ.
Người dân Phường 12, Quận Gò Vấp đã nhận được phiếu đồng thuận để “từ chối gói an sinh đợt 3″.
“Tôi rất mong và hy vọng gia đình tôi sẽ nhận được gói hỗ trợ thứ 3, bởi hiện nay nhiều người dân ở các khu phố lân cận đã nhận được tiền hỗ trợ đợt 3 từ 2 ngày trước”, chị Tr nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, ngày 6/10 nhiều người dân ở phường 12, quận Gò Vấp, đã phản ánh về việc chính quyền địa phương yêu cầu họ ký đơn từ chối nhận gói hỗ trợ đợt 3 của UBND TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo các hộ dân ở Phường 12, người dân vẫn còn khó khăn nên việc cán bộ địa phương vận động ký giấy đồng thuận “từ chối nhận tiền đợt 3″ đã khiến người dân rất bức xúc.
Chị N. N. Đ cho biết, chị Đ thất nghiệp 3 tháng qua và cũng không có nguồn tiền dự trự nên hiện nay, chị Đ đang phải chật vật để tiết kiệm trong chi tiêu. Vì đang khó khăn, chị Đ đã đăng kí nhận gói hỗ trợ đợt 2 của TP Hồ Chí Minh nhưng cán bộ địa phương sau khi đi khảo sát đã thông báo, gia đình chị Đ đang ở nhà lầu ( đúc bằng bê tông) nên gia đình chị Đ không thuộc danh sách được nhận tiền hỗ trợ đợt 2. Đến đợt hỗ trợ thứ ba, chị Đ tiếp tục đăng kí xin nhận hỗ trợ của Thành phố thì cán bộ địa phương lại mang giấy xuống kêu chị Đ kí vào xác nhận “từ chối nhận tiền hỗ trợ”.
Nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn vui mừng khi nhận được tiền hỗ trợ đợt 3 của TP Hồ Chí Minh.
“Gói hỗ trợ đợt 3 là lãnh đạo TP Hồ Chí Minh muốn giúp đỡ người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, vậy tại sao địa phương lại yêu cầu chúng tôi tự nguyện từ chối? Trong khi đó, cả 2 đợt hỗ trợ trước gia đình tôi chưa nhận được khoản nào. Vừa qua, em trai tôi thất nghiệp vì không chờ được hỗ trợ nên hai vợ chồng nó đã quyết định về quê sinh sống, còn mình tôi ở lại thành phố nhưng tôi cũng mất việc mấy tháng nay, cuộc sống cũng đang rất khó khăn và mong muốn nhận được hỗ trợ từ Thành phố”, chị Đ bức xúc nói.
Vẫn còn bỏ sót
Theo chị Đ, ngày 4/10, Ủy ban MTTQVN phường 12, quận Gò Vấp đã gửi thư kêu gọi người dân của phường có điều kiện không nhận hỗ trợ với nội dung: “TP Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện gói hỗ trợ an sinh đợt 3 nhằm tiếp tục giúp người dân vượt qua khó khăn, phần nào ổn định cuộc sống. Nhưng hiện nay, do nguồn ngân sách TP Hồ Chí Minh có hạn nên không thể chi tất cả cho người dân mà chỉ tập trung cho những trường hợp thật sự khó khăn theo đúng tinh thần Nghị quyết 97 ngày 22/9/2021 của HĐND TP Hồ Chí Minh về chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn (đợt 3)… Ủy ban MTTQVN phường 12, quận Gò Vấp kêu gọi người dân trên địa bàn không phân biệt thường trú, tạm trú, nhà có điều kiện hoặc có nguồn thu nhập khác chưa đến mức thật sự khó khăn, gia đình cơ bản đã vượt qua đợt giãn cách dài, tự nguyện không nhận gói hỗ trợ nhằm chia sẻ khó khăn chung với TP Hồ Chí Minh…”
Đợt dịch vừa qua, người dân có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được nhiều khoản hỗ trợ từ các đơn vị, mặt trận, đoàn thể.
“Sau khi có thư kêu gọi này, rất nhiều người dân nhận được “Phiếu đồng thuận” có đóng mộc UBND phường 12, quận Gò Vấp. Trên phiếu có sẵn nội dung chủ hộ “tự nguyện không nhận gói hỗ trợ đợt 3 trong giai đoạn chống dịch”, chủ hộ đồng ý sẽ ký và ghi họ tên”, chị Đ cho biết thêm.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Hồng Lâm, Phó chủ tịch UBND phường 12, quận Gò Vấp thừa nhận, nội dung thư kêu gọi trên là có thật. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Lâm cho rằng, người dân trên địa bàn phường đã và đang hiểu sai ý của chính quyền phường.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time -:-
X
“Chúng tôi kêu gọi người dân dư dả, có điều kiện kinh tế như người dân ở nhà cao tầng hay nhà thuê mà có của ăn của để thì không nhận gói hỗ trợ đợt 3, vì như thế là sai tinh thần của Nghị quyết 97. Còn các trường hợp người dân khó khăn thì phường vẫn xét và trao hỗ trợ bình thường”, ông Nguyễn Hồng Lâm nói.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Lâm, hiện nay người dân tại phường đều có tâm lý chung là ai cũng được nhận gói hỗ trợ đợt 3. Khi gói hỗ trợ đợt 3 triển khai, các khu phố lập danh sách người dân theo hướng “đại trà” khiến thanh tra địa phương vào cuộc, qua khảo sát thực tế đã chỉ ra nhiều trường hợp không đúng đối tượng, gia đình khá giả vẫn được lập danh sách.
“Trên cơ sở đó, tôi đề nghị chỉ riêng các trường hợp ở phòng trọ là người dân được huy động đến điểm phát để nhận. Còn các trường hợp còn lại như có hộ khẩu thành phố, thường trú… thì chỉ đạo phát gói hỗ trợ đợt 3 tận nhà và khi đến, thấy không đúng đối tượng thì người dân đó sẽ bị loại khỏi danh sách hỗ trợ. Các trường hợp bị loại này sẽ được vận động ký vào “Phiếu đồng thuận” từ chối nhận hỗ trợ”, ông Nguyễn Hồng Lâm nói.
Cán bộ quận Tân Bình đang kiểm tra danh sách người dân được nhận hỗ trợ đợt 3.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Quận Gò Vấp cho biết, trên địa bàn có trên 48.000 phòng trọ với hơn 153.000 người. Ở đợt hỗ trợ thứ hai đã thực hiện chi xong và địa phương đang thực hiện chi trả gói hỗ trợ thứ ba. “Lượng người dân nhận đợt 3 rất lớn, vì vậy khi thực hiện chi trả sẽ không tránh khỏi việc bỏ sót, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung rà soát các đối tượng bị bỏ sót trong thời gian tới”, ông Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Trí Dũng, quận đang có 694.000 dân, sau 4 tháng giãn cách có rất nhiều người mất việc, không có thu nhập. Hiện nay, các địa bàn đang thực hiện chi trả hỗ trợ đợt 3 cho người dân và đang chi trả theo dạng cuốn chiếu. Khi chi trả cho người dân, cán bộ sẽ căn cứ theo danh sách đã lập và thống kê. Sau khi chi xong sẽ có các đoàn kiểm tra giám sát để đảm bảo chi đúng đối tượng, không bỏ sót tượng.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, cùng với việc tập trung chi trả gói hỗ trợ đợt 3 nhanh nhất có thể cho khoảng 7,3 triệu người dân, đến nay các phường, xã tại thành phố vẫn đang tiếp tục cấp phát gạo Chính phủ cho người dân đợt 2. Đợt 2, TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 56.000 tấn gạo để cấp phát cho người dân. Trước đó, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đã phát 14.000 tấn gạo, tổng cộng đã cấp phát gạo hơn 8 triệu lượt người dân đã nhận gạo.
Sau khi bị yêu cầu tạm dừng, Emart đã được phép mở cửa trở lại
Sau khi bị tạm dừng hoạt động, siêu thị Emart (quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) đã tăng cường tối đa các giải pháp an toàn phòng, chống dịch; giới hạn số lượng khách mua sắm xuống mức 400 người cùng lúc... để được mở cửa trở lại từ tối 4/10.
Người dân vào siêu thị Emart (quận Gò Vấp) được khuyến cáo giãn cách và khai báo y tế.
Tối 4/10, đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị và phòng Kinh tế quận Gò Vấp đã đồng ý cho siêu thị Emart tiếp tục phục vụ khách hàng sau khi khắc phục các vi phạm về an toàn phòng, chống dịch. Thời gian siêu thị được phép mở cửa hoạt động kéo dài từ 7 giờ 30 phút đến 22 giờ mỗi ngày.
Quyết định này được đưa ra sau khi đoàn làm việc của Sở Công Thương và quận Gò Vấp trực tiếp kiểm tra việc tăng cường các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch; bảo đảm đáp ứng đúng, đủ các tiêu chí theo quy định.
Theo đó, siêu thị Emart đã khắc phục các điểm hạn chế trong công tác phòng, chống dịch như: kẻ vạch khoảng cách an toàn trong toàn bộ diện tích siêu thị, bảo đảm khoảng cách 2m giữa các khách hàng; phân luồng vào và luồng ra, vạch điều hướng đi bên trong siêu thị; bố trí vị trí và không gian rộng rãi, thoáng phù hợp, có mái che, khoảng cách an toàn dành cho những khách hàng bên ngoài chờ tới lượt vào mua sắm.
Tại các vị trí thường xuyên có khách hàng tập trung như khu vực thực phẩm chế biến sẵn có trang bị ghế ngồi chờ tới lượt mua; dùng cột chắn, dây chắn mềm để giảm tải, điều tiết lượng khách hàng; kiểm soát chặt số lượng khách hàng vào bên trong siêu thị bằng thẻ đánh số thứ tự, bảo đảm tối thiểu 4m2/khách hàng.
"Với diện tích mặt bằng hiện tại, nếu tính theo mật độ 4m2/khách thì Emart có thể phục vụ hơn 900 khách hàng cùng một thời điểm. Tuy nhiên, để bảo đảm môi trường được thông thoáng và mọi hoạt động được kiểm soát chặt chẽ, chúng tôi giới hạn tối đa 400 khách hàng tại cùng một thời điểm phục vụ", đại diện Emart cho biết.
Siêu thị Emart đã khắc phục tình trạng vi phạm an toàn phòng dịch để mở cửa trở lại.
Theo đại diện của siêu thị Emart, sau khi được nhắc nhở, siêu thị đã bố trí thêm nhiều nhân sự vào "Đội phòng chống dịch" có mặt tại khắp các khu vực bên trong lẫn bên ngoài để tăng cường nhắc nhở, trực tiếp điều phối khách hàng giãn cách an toàn. Đây là nỗ lực rất lớn của đơn vị khi mở cửa trở lại sau nhiều tháng giãn cách và đối mặt với việc thiếu nhân sự.
Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, Emart là siêu thị có lượng khách hàng mua sắm đông nhất tại khu vực quận Gò Vấp nói riêng và TP Hồ Chí Minh nói chung. Chiều ngày 3/4, siêu thị này đã bị đoàn kiểm tra của Sở Công Thương và UBND quận Gò Vấp lập biên bản, đề nghị tạm ngừng hoạt động vì chưa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch theo bộ tiêu chí 3328 của UBND TP (siêu thị tập trung lượng khách hàng đông, không giữ khoảng cách tối thiểu 2m, tập trung đông người ở khu vực tính tiền...).
Theo đại diện của siêu thị Emart, từ khi mở cửa hoạt động trở lại (1/10), siêu thị đã rất nỗ lực thực hiện đúng quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về việc phòng, chống dịch như: kiểm tra kỹ điều kiện của khách hàng trước khi vào mua sắm; yêu cầu khách khai báo y tế, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn... nên mất nhiều thời gian hơn thường lệ. Tại một số thời điểm, khu vực 2 cổng chính khá đông đúc vì có nhiều người phải chờ tới lượt. Ngay sau khi làm việc với đoàn kiểm tra, Emart đã lập tức triển khai khắc phục tình trạng trên để sớm mở cửa trở lại phục vụ khách hàng.
TP Hồ Chí Minh: Siêu thị Emart phải tạm dừng hoạt động vì không đảm bảo quy định phòng dịch Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, ngày 3/10, đoàn kiểm tra của Sở đã yêu cầu siêu thị Emart (Gò Vấp) tạm thời đóng cửa vì không đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19. Siêu thị Emart (quận Gò Vấp) phải tạm dừng hoạt động vì chưa đảm bảo quy định phòng dịch. Tại họp báo cung cấp thông...