TP Hồ Chí Minh: “Loạn”… xe “dù”, bến “cóc
Ngày 26-5, tại TP Hồ Chí Minh, Ban ATGT TP Hồ Chí Minh phối hợp với Báo Giao thông tổ chức hội thảo: “Giải pháp loại bỏ xe dù, bến cóc”.
Hội thảo nhằm nhận diện thực trạng hoạt động “xe dù, bến cóc” tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua; nguyên nhân và ảnh hưởng của “xe dù, bến cóc” đối với công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách và gây mất trật tự, ATGT trên địa bàn thành phố.
Từ đó, hội thảo nhằm thu thập các ý kiến của các cơ quan chức năng thực thi công vụ liên quan công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách đối với các bất cập hoặc không còn phù hợp của những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản thay thế.
Tình trạng “xe dù, bến cóc” tại TP Hồ Chí Minh hoạt động ngày càng biến tướng.
Theo thống kê của Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố có 2098 xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, 2797 xe buýt và 10.790 xe taxi. Lực lượng xe vận tải hợp đồng có tới 12.465 xe và xe du lịch 401 xe. Trong quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải thì TP Hồ Chí Minh địa bàn lớn, phức tạp, có đủ mọi loại hình kinh doanh vận tải với cả những doanh nghiệp thương hiệu mạnh lẫn yếu, trong đó tình trạng &’&'bến cóc, xe dù” thì điểm mặt ở nhiều địa bàn của thành phố.
Video đang HOT
Theo Thanh tra Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, dù lực lượng chức năng, cùng với chính quyền các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng đã thường xuyên quan tâm, chủ động hoặc phối hợp liên ngành để đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý theo từng địa bàn, từng thời điểm nhằm giải quyết tình trạng ” bến cóc”, “xe dù”. Tuy nhiên, từng lúc, từng nơi tình trạng ” bến cóc”, “xe dù” vẫn còn diễn ra khá phức tạp, gây mất ổn định trong hoạt động vận tải khách, gây bức xúc cho dư luận xã hội, làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành và của địa phương.
Cũng theo Phòng Cảnh sát giao thông ĐB-ĐS, Công an TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2015 đến nay, Phòng CSGT ĐB-ĐS đã lập biên bản xử lý 1.390 trường hợp xe khách vi phạm trật tự, ATGT. Cụ thể: 638 trường hợp chay quá tốc độ quy định, 10 trường hợp chở quá người quy định, 5 trường hợp tránh vượt không đúng quy định, 303 trường hợp dừng đỗ không đúng nơi quy định và 434 trường hợp vi phạm khác.
Qua đó, các cơ quan chức năng cần bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải nhằm khắc phục những sở hở mà các đối tượng lợi dụng, núp bóng để kinh doanh vận tải; chế tài xử phạt mạnh hơn đối với các trường hợp kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ôtô vi phạm…
Theo thống kê, tính đến thời điểm hết tháng 4-2015, đã có trên 3000 tuyến xe vận tải hành khách cố định liên tỉnh được mở phục vụ người dân đi lại từ thành phố đến các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trong cả nước. Bên cạnh việc nhiều thương hiệu uy tín trong kinh doanh vận tải hành khách ra đời, đã thực sự đưa đến cho người dân dịch vụ vận tải chất lượng, thì hiện tượng “xe dù, bến cóc” vẫn còn tồn tại. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều địa phương, trong đó tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có rất nhiều, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hà Tuấn
Theo_Hà Nội Mới
Từ 6/6, lệ phí cấp đăng ký và biển số xe thấp nhất từ 150.000
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 53/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 127/2013/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu quy định trong Biểu mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông ban hành kèm theo Thông tư số 127/2013/TT-BTC.
Cụ thể, Thông tư số 53 quy định: Xe ô tô con hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bao gồm 2 loại.
Thứ nhất là xe ô tô con của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trường hợp này khi đăng ký xe, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải hành khách phải cung cấp cho cơ quan đăng ký: Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc giấy đề nghị của cá nhân và Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (trong đó có nội dung được phép kinh doanh vận tải hành khách) của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Từ 6/6 tới, lệ phí cấp đăng ký và biển số xe sẽ từ 150.000-500.000 đồng.
Thứ hai là xe ô tô con cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Khi đăng ký xe này, công ty cho thuê tài chính phải cung cấp cho cơ quan đăng ký: Giấy giới thiệu của công ty cho thuê tài chính, ghi rõ số lượng, chủng loại xe ô tô đăng ký để cho thuê tài chính và Hợp đồng cho thuê tài chính ký kết giữa công ty thuê là công ty kinh doanh vận tải hành khách và công ty cho thuê tài chính.
Các trường hợp trên nộp lệ phí cấp đăng ký và biển số theo mức từ 150.000 500.000 đồng/lần/xe.
Trường hợp cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký và biển số xe ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách và xe máy chuyển từ khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu thấp về khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu cao, tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí theo mức thu cấp mới.
Đối với ô tô, xe máy của cá nhân đã được cấp giấy đăng ký và biển số tại khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu thấp, chuyển về khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu cao vì lý do di chuyển công tác hoặc di chuyển hộ khẩu, mà khi đăng ký không thay đổi chủ tài sản và có đầy đủ thủ tục theo quy định của cơ quan công an thì áp dụng mức thu cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký và biển số.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 6/6/2015.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Quy định mới về lệ phí cấp Giấy đăng ký ô tô, xe máy Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 53/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 127/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Ảnh minh họa Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu quy...