TP Hồ Chí Minh: Lễ hội Tết Xanh quà Việt quy tụ hơn 1.000 nông sản đặc trưng địa phương
Ngày 27/12, Lễ hội Tết Xanh quà Việt – Xuân Quý Mão 2023 đã được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.
Lễ hội quy tụ gần 100 gian hàng của các địa phương trong cả nước tham gia trưng bày và bán với hơn 1.000 nông sản đặc sắc, đặc trưng của địa phương.
Người dân có thể dùng thử các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam tại Lễ hội Tết Xanh quà Việt.
Đây là các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn Việt Nam như: OCOP từ 3 đến 5 sao, sản phẩm VietGap, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý; sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực, toàn quốc; sản phẩm có tiêu chuẩn HACCP, ISO, hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu cùng bình chọn.
Bà Vũ Kim Anh, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Phó Ban tổ chức lễ hội Tết Xanh quà Việt cho biết, lễ hội là cơ hội để kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp và các làng nghề truyền thống của cả nước đang kinh doanh, sản xuất các sản phẩm địa phương với nhau; đồng thời qua đó quảng bá và giới thiệu các tài nguyên bản địa của từng địa phương.
Ngoài phần giao thương bán hàng, lễ hội còn có các khu trải nghiệm ẩm thực món ngon ngày Tết, trưng bày mâm ngũ quả… Tại đây, các nghệ nhân sẽ giúp khách tham quan trải nghiệm nhiều hoạt động văn hoá dân tộc các vùng, miền như: dệt thổ cẩm, lụa tơ tằm của đồng bào Thái ở Nghệ An, Thái Bình; làm tinh dầu bằng các loại thảo dược thiên nhiên cũng như chương trình tặng chữ, hái lộc đầu năm; học cách xếp gạo làm tranh, làm sản phẩm sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên; học nấu món ăn cho ngày Tết cổ truyền…
Người dân được trải nghiệm các không gian lễ hội truyền thống khi tham gia nặn các con tò he.
Video đang HOT
Lễ hội Tết Xanh quà Việt – Xuân Quý Mão 2023 diễn ra từ ngày 27/12 đến hết ngày 1/1/2023 tại Toà nhà LandMark 81 – Vinhome Central Park, do BSA, Câu lạc bộ Doanh nghiệp, Hiệp hội nước mắm truyền thống và Trung tâm Bảo tồn văn hóa ẩm thực phối hợp tổ chức.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể - Bài cuối: Tạo cơ chế, động lực phát triển
Trong kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021- 2025, TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực kinh tế tập thể sẽ đạt 7%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GRDP thành phố là 0,5%. Để thực hiện mục tiêu đó, bên cạnh việc giải quyết các nút thắt về chính sách, TP Hồ Chí Minh cũng khuyến khích các mô hình kinh tế tập thể chủ động cải thiện nâng cao nội lực, thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường.
Rau xà lách trồng theo mô hình aquaponics. Ảnh tư liệu: Xuân Dự/TTXVN
Tháo gỡ nút thắt
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thị trường, cần chú trọng xây dựng các hợp tác xã kiểu mới ở các vùng có các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản xuất sản phẩm mang tính hàng hóa lớn, gắn với lợi thế lao động, thổ nhưỡng, tài nguyên bản địa. Xây dựng mô hình hợp tác xã chuyên ngành nhằm phát huy thế mạnh tiềm năng kinh tế của địa phương.
Đồng thời, thiết lập chuỗi giá trị liên kết giữa bốn nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và hợp tác xã); trong đó, nhà nước đóng vai trò liên kết, quản lý các thành phần trong chuỗi giá trị sản xuất, quản lý quy hoạch, dự báo nhu cầu và xu hướng tiêu dùng, hỗ trợ khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
"Để kinh tế tập thể ngày càng phát triển mạnh hơn, thực sự trở thành một thành phần kinh tế quan trọng, Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo hướng coi các tổ chức kinh tế hợp tác là chủ thể kết hợp giữa đóng góp của người dân (thành viên của tổ chức kinh tế hợp tác) và sự hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa bàn một cách minh bạch, hiệu quả", ông Đinh Minh Hiệp nêu đề xuất.
Từ thực tế hoạt động của hợp tác xã, ông Lâm Ngọc Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã Tuấn Ngọc cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển kinh tế tập thể cần tháo gỡ ngay là chính sách đất đai và tạo điều kiện để các đơn vị sản xuất nông nghiệp xây dựng công trình hỗ trợ trên đất nông nghiệp. Thực tế hiện nay hầu hết hợp tác xã, tổ hợp tác đều thuê đất tư nhân, rất khó để thuê dài hạn, trong khi phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần đầu tư vốn lớn và thời gian thu hồi vốn khá lâu.
Hợp tác xã mong muốn được ưu tiên thuê quỹ đất phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố thời hạn từ 20 -50 năm để yên tâm đầu tư phát triển lâu dài. Các hợp tác xã sản xuất cũng cần các công trình phụ trợ như nhà sơ chế, nhà kho chứa vật tư và bảo quản sản phẩm...vì vậy cần nới lỏng quy định về xây dựng công trình phục vụ sản xuất trên đất nông nghiệp.
Sau đất đai, vốn cho sản xuất, kinh doanh cũng là thách thức với nhiều hợp tác xã. Theo ông Lâm Ngọc Tuấn, nguồn vốn sản xuất của hợp tác xã hiện nay chủ yếu vay từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao và hạn mức thấp vì không có tài sản thế chấp là đất. Các công trình đầu tư trên đất dù có giá trị cao nhưng không được chấp nhận làm tài sản thế chấp khiến nhiều hợp tác xã không tiếp cận được nguồn vốn.
"Chỉ cần tháo được nút thắt về đất đai và vốn sẽ thúc đẩy các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có mạnh dạn đầu tư phát triển; đồng thời, tạo động lực để hình thành các mô hình kinh tế tập thể khác trong thời gian tới.", ông Lâm Ngọc Tuấn chia sẻ.
Cải thiện nội lực
Sản phẩm bánh tráng của Làng nghề bánh tráng Phú Hoà Đông (huyện Củ Chi). Ảnh tư liệu: Hồng Giang/TTXVN
Khẳng định kinh tế tập thể là một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế, TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển thêm 150 hợp tác xã, 2 Liên hiệp hợp tác xã. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực kinh tế tập thể sẽ đạt 7%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GRDP thành phố là 0,5%.Để thực hiện các mục tiêu đó, thành phố tập trung các giải pháp hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã nâng cao nội lực từ con người đến mô hình sản xuất.
Bà Hoàng Thị Mai, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2022, thành phố tập trung hỗ trợ các hợp tác xã phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, hộ nông dân gắn với chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hướng dẫn hợp tác xã tổ chức hoạt động thương mại điện tử để thực hiện chuyển đổi bước đầu vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từ đó mở rộng phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả trong thời gian tới.
Về lâu dài, thành phố tích cực hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; trong đó, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động và bán tự động hóa, công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp. Ngoài ra, việc bổ sung nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý cho các hợp tác xã cũng được chú trọng để nâng cao năng lực sản xuất, quản trị cho các hợp tác xã kiểu mới.
Theo bà Hoàng Thị Mai, dựa trên các lợi thế có sẵn, TP Hồ Chí Minh khuyến khích xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp phù hợp với các chương trình cây, con giống chủ lực của thành phố như: Rau, hoa, heo, bò sữa, bò thịt, thủy sản... theo hình thức liên kết với các doanh nghiệp, công ty, siêu thị từ đầu vào đến đầu ra.
Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước và địa phương, các hợp tác xã hiện nay đã chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực quản trị để cải thiện năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi cung ứng.
Đại diện Hợp tác xã làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông chia sẻ, để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường, thời gian qua hợp tác xã đã chư trọng đầu tư vào công nghệ dây chuyền sản xuất, bảo quản, đóng gói sản phẩm và thiết kế mẫu mã. Nhiều công đoạn như tráng bánh, vận chuyển bánh ra sân phơi đã được thay thế bằng máy móc, băng chuyền giúp giảm chi phí lao động đáng kể, từ đó giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Nhiệm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Thuận Yến, cho biết: nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm nông sản, thực phẩm, hợp tác xã chủ động chuyển đổi từ cách nuôi tôm truyền thống sang mô hình nuôi công nghệ cao, ứng dụng quy trình xử lý nước tuần hoàn khép kín. Đồng thời, xây dựng thương hiệu, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Không chỉ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, Hợp tác xã Thuận Yến còn chủ động quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh bằng phần mềm chuyên dụng. Điều này góp phần đem lại sự hiệu quả, giảm nguồn nhân lực không cần thiết. Ngoài ra, Hợp tác xã còn làm đầu mối kết nối để hỗ trợ sơ chế và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thành viên, gia tăng giá trị cho sản phẩm và cải thiện đáng kể thu nhập của các thành viên tổ hợp tác.
Vươn lên làm cuộc đời sau khi được đặc xá Sau 14 năm chấp hành án tù, ông Nguyễn Tấn Đức (sinh năm 1969, trú xóm Nước Xanh, xã Giai Xuân, Tân Kỳ, Nghệ An) đã khiến nhiều người nể phục khi là điển hình trong phát triển trang trại VAC. Ông là tấm gương sáng cho nghị lực, vươn lên làm cuộc đời sau vấp ngã. Trung bình mỗi năm trừ chi...