TP Hồ Chí Minh không tăng lãi suất với doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minhvừa yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn giữ nguyên mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường để giữ ổn định giá cả thị trường.
Các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh tham gia bình ổn giá sẽ được hỗ trợ về tín dụng.
Các doanh nghiệp tham gia chương trình này phần lớn là doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh và phân phối hàng hóa thiết yếu, thuộc các lĩnh vực lương thực – thực phẩm, y tế, giáo dục phục vụ nhu cầu tiêu dùng và đời sống của người dân thành phố. Do đó, việc giữ ổn định lãi suất cho vay hoặc giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giữ ổn định chi phí sản xuất, ổn định giá thành và không làm tăng giá bán sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn thị trường năm 2022 – Tết Quý Mão 2023 có 69 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tham gia với nhiều đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao. Trong đó, các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu có 39 doanh nghiệp tham gia, tăng 4 doanh nghiệp so năm 2021; Một số đơn vị lớn lần đầu tham gia như: Cholimex (gia vị), TH True Milk (sữa), MM Mega Market, Cental Retail (phân phối)… và có nhiều đơn vị chủ lực về hoạt động phân phối là Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh, Satra, MM Mega Market, Cental Retail, Aeon Citimart, GS25…
Video đang HOT
“Điểm mới của chương trình bình ổn thị trường năm 2022 có chia rõ 3 nhóm đối tượng tham gia thông qua 3 hình thức: cung ứng hàng hóa, phân phối hàng hóa và hỗ trợ tín dụng. Việc phân chia để phân biệt rõ từng đối tượng sẽ giúp cho thành phố có chính sách hỗ trợ, yêu cầu nghĩa vụ cụ thể, sát thực tế hơn. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng tập trung đảm bảo về hoạt động sản xuất, ứng dụng công nghệ, đầu tư nhà xưởng, phát triển vùng nguyên liệu…; doanh nghiệp phân phối tập trung đảm bảo về mạng lưới, điểm bán và tổ chức điểm bán hàng bình ổn thị trường; đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, logistics…”, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết thêm.
Thời gian làm thêm của người lao động không quá 60 giờ/tháng
Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp về thực trạng hoạt động sản xuất, đặc biệt là những khó khăn về lực lượng lao động, mong muốn được thỏa thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, làm bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc.
Tại Điều 107 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động được phép thoả thuận với người lao động làm thêm không quá 40 giờ/tháng. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Đại dịch COVID-19, đặc biệt là đợt dịch COVID-19 lần thứ tư ở Việt Nam diễn ra từ tháng 4/2021, đã tác động mạnh mẽ và nặng nề tới nhiều mặt của đời sống xã hội; ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động (NLĐ) cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như các doanh nghiệp ngành du lịch, ngành dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng nhu cầu thiết yếu.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, trong năm 2021, đã có hàng triệu NLĐ mất việc, lao động trong các ngành kinh tế tiếp tục giảm. Lao động mất việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,3 triệu người (chiếm 33,2%), giảm 254,2 nghìn người so với năm trước; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu người (chiếm 37,9%), giảm 800,8 nghìn người so với năm trước; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 14,2 triệu người (chiếm 28,9%), tăng 37,3 nghìn người so với năm trước.
Trong quý 4/2021, các doanh nghiệp hoạt động trở lại, tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm sớm phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó: Tỷ lệ thất nghiệp lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ở mức cao là 4,42%, cao hơn 1,94% so với khu vực nông thôn; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,33%, cao hơn 0,37% so với khu vực nông thôn.
Sau khi kết thúc giãn cách xã hội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường mới, thực hiện chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 xảy ra liên tục trong 2 năm qua làm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, lao động không có việc làm và thất nghiệp tăng, sự dịch chuyển lao động lớn gây thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật ở nhiều địa phương...
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, việc hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do tác động bởi đại dịch COVID-19 là cần thiết, là giải pháp tình thế trong hoàn cảnh đặc biệt để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách hỗ trợ đời sống nhân dân, NLĐ. Hỗ trợ người sử dụng lao động ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh và tạo đà phát triển trong thời gian tới; đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt việc bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động được phép thoả thuận với người lao động làm thêm không quá 40 giờ/tháng, đồng thời một số ngành, nghề, công việc (như dệt may, da, giày, chế biến thuỷ hải sản...) được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm.
Thực tế trên cho thấy các quy định về giới hạn làm thêm trong tháng, trong năm tại Điều 107 của Bộ luật Lao động cần phải có sự điều chỉnh trong giai đoạn ngắn để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, NLĐ có việc làm và thêm thu nhập, ổn định lại cuộc sống.
Trong thời gian vừa qua, để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp và NLĐ. Chính sách về làm thêm giờ cũng là một trong những giải pháp góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ.
Chính phủ đã xây dựng Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của NLĐ và Nghị quyết này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, thông qua tại Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH1 quy định: Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm giờ không quá 60 giờ/tháng và không quá 300 giờ/năm, trừ một số trường hợp.
Theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp NLĐ: Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Thị trường khởi sắc nhưng doanh nghiệp vẫn khó có lãi Vượt qua nhiều khó khăn trong năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có tâm thế vững vàng và đặt nhiều kỳ vọng trong năm 2022 khi số lượng đơn hàng gia tăng. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và logistics không ngừng tăng lên đang "bào mòn" lợi nhuận của doanh nghiệp. Tín hiệu vui về xuất khẩu Sản...