TP Hồ Chí Minh: Khởi tố nhiều trường hợp rao bán vaccine, thuốc kháng virus trái phép
Công an TP Hồ Chí Minh đã điều tra và khởi tố các cán bộ, cá nhân móc nối, sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin cung cấp giấy đi đường, tiêm ngừa vaccine, mua bán thuốc kháng virus trái phép để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố chiều 27/9.
Tại họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vào chiều 27/9, ông Thượng tá Huỳnh Quang Tiến, Phó phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an, Công an TP Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, nắm bắt tình hình các loại tội phạm lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để trục lợi, lừa đảo… Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện, điều tra 6 vụ việc có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
Theo đó, 6 vụ việc gồm 2 vụ trục lợi liên quan đến việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; 1 vụ mua, bán thuốc kháng virus Molnipiavir trái phép; 2 vụ việc sử dụng tài khoản Facebook để lừa đảo cấp giấy đi đường, tiêm vaccine, bán thuốc kháng virus và 1 vụ sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả các nhãn hiệu có tác dụng phòng ngừa, chữa trị COVID-19.
Video đang HOT
Cụ thể, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố 2 vụ án, khởi tố 2 bị can là Trương Mạnh Thảo (cán bộ phụ trách kinh tế UBND Phường 2, Quận 6) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, do đối tượng có hành vi móc nối trong việc tiêm ngừa vaccine để trục lợi và bị can L. T. K. D. (thường trú tại Quận 4) về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”, do có hành vi móc nối với N.T.T (cán bộ phụ trách điểm thêm chủng tại Phường 10, Quận 11) đưa 21 trường hợp không thuộc diện vào danh sách tiêm, thu lợi bất chính số tiền 51,8 triệu đồng.
Ngoài ra, ngành công an cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với N.M.P (thường trú tại thành phố Thủ Đức) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do đối tượng này có hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin cung cấp giấy đi đường, tiêm ngừa vaccine, thuốc kháng virus để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; khởi tố 3 bị can N.Đ.T, D.Q.C và N.T.K.T. về tội “Sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả các nhãn hiệu có tác dụng phòng ngừa, chữa trị COVID-19 như Terpin, Diantagic, Neo-Cordion…
Theo ông Huỳnh Quang Tiến, hiện nay Công an TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác quản lý địa bàn, trinh sát, câu nhử, xác minh, bắt giữ một số trường hợp đăng tin quảng cáo, dịch vụ tiêm vaccine, rao bán các loại thuốc điều trị COVID-19 trái phép.
TP Hồ Chí Minh cập nhật danh sách người được phép ra đường để kiểm tra bằng mã quét QR
Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh, Thành phố đang cập nhật danh sách người được phép ra đường lên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sắp tới, người không có thông tin trên hệ thống này buộc phải quay đầu khi đến chốt kiểm soát.
Chiều 3/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức họp báo định kỳ để cung cấp thông tin về tình hình dịch COVID-19 tại thành phố.
Ông Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện ngành công an đang cập nhật danh sách người được cấp giấy đi đường của các sở, ban ngành, quận, huyện và lập danh sách diện được lưu thông trên đường không cần cấp giấy để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau khi cập nhật xong, công an sẽ kiểm soát người đi đường thông qua công nghệ thông tin bằng mã quét QR.
"Vì vậy, đề nghị các đơn vị cung cấp danh sách đầy đủ và đúng đối tượng để công an kiểm soát chặt chẽ người ra đường. Khi người dân qua các chốt sẽ kiểm tra thông tin được ra đường hay không thông qua mã quét QR. Nếu trường hợp chưa cung cấp thông tin và không có thông tin trên hệ thống, có thể buộc phải quay đầu khi qua các chốt, trạm ra vào thành phố", ông Lê Mạnh Hà nói.
Theo ông Lê Mạnh Hà, hiện đang có tình trạng làm giả, mua bán giấy đi đường, vì vậy Công an TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không nên mua giấy đi đường giả, tránh bị xử lý. Vừa qua, công an Thành phố cũng đã hướng dẫn các chốt, trạm kiểm tra và sẽ dễ dàng phát hiện giấy đi đường giả. Ngoài ra, sau khi cập nhật danh sách vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người ra đường với các giấy phép sai đối tượng cũng sẽ bị công an xử lý nghiêm.
Sắp tới, người không có thông tin được phép ra đường trên hệ thống dữ liệu dân cư sẽ buộc phải quay đầu.
"Việc giãn cách trong khu dân cư để "ai ở đâu ở yên đó" trong từng hộ dân là yếu tố quyết định thắng lợi trong giãn cách, ngành công an sẽ kiểm tra rất nghiêm công tác này. Tuy nhiên, người dân vẫn phải nêu cao tinh thần tự giác, nghiêm túc thực hiện nghiêm quy định "ai ở đâu ở yên đó" để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh hiệu quả", ông Lê Mạnh Hà cho biết thêm.
Hiện nay, để siết chặt việc ra đường tại các khu dân cư, Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh đã điều động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ đến các quận, huyện để đảm nhiệm nhiệm vụ ở các chốt chặn. Các lực lượng ở phường, xã được đưa về khu dân cư để kiểm tra, kiểm soát, nắm tình hình tại khu dân cư.
8 trường mầm non tại Hà Nam được trưng dụng làm khu cách ly tập trung 8 trường mầm non trên địa bàn thành phố Phủ Lý đã được chọn làm nơi cách ly tập trung cho gần 650 công dân thuộc diện F1. Trong số này có trên 500 người là học sinh. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Phủ Lý đã quyết định chọn 8 cơ sở giáo dục trên địa bàn làm...