TP Hồ Chí Minh: Khai mạc triển lãm ảnh chuyên đề về Bác Hồ
Nhân kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2022), Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh chuyên đề “Về nơi lưu dấu chân Người” trong ngày 5/6.
Người dân đến tham quan triển lãm chuyên đề “Về nơi lưu dấu chân Người” trong ngày 5/6 tại TP Hồ Chí Minh.
Triển lãm đã giới thiệu 150 hình ảnh, tư liệu, hiện vật liên quan đến Bác Hồ khi Bác sinh sống ở Huế đến TP Hồ Chí Minh. Triển lãm gồm 3 chủ đề chính: Huế – Nơi lưu dấu tuổi thơ Người; Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh những năm đầu thế kỷ XX – Nơi Nguyễn Tất Thành đến và đi tìm đường cứu nước; Di sản Hồ Chí Minh sống mãi với thời gian.
Nội dung các tác phẩm trưng bày trong triển lãm sẽ góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về Người và sẽ đem đến cho công chúng cái nhìn toàn diện, sâu sắc về những di tích, địa điểm từ Huế đến TP Hồ Chí Minh đã từng “lưu dấu chân Người”. Theo đó, công chúng sẽ được trở về không gian văn hóa Huế trong bối cảnh lịch sử, chính trị đất kinh kỳ cùng với nề nếp của gia đình xứ Nghệ để thẩm thấu một trong những mạch nguồn hình thành tư tưởng, nhân cách văn hóa lớn trong con người Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Ngoài các di tích ở Huế, tại TP Hồ Chí Minh cũng có một hệ thống di tích lưu niệm lưu dấu chân Người như: Di tích nhà số 185/1 đường Cô Bắc (Quận 1); địa điểm Trường cơ khí Á Châu Sài Gòn; di tích nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (Quận 5); di tích Bến Nhà Rồng (Quận 4)…
Bà Lưu Thị Tuyết Trinh, Giám đốc Bảo tàng TP Hồ Chí Minh Chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho biết, hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Huế đến TP Hồ Chí Minh và đặc biệt là hình ảnh các hoạt động của Người tại Huế và TP Hồ Chí Minh càng góp phần khẳng định những giá trị di sản của Người là những tư liệu quý báu trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc. Ngoài ra, với những hình ảnh, tư liệu vô giá về Bác sẽ mang đến cho người xem nhiều cảm nhận thú vị và sâu sắc hơn về vị Cha già kính yêu của dân tộc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
Video đang HOT
Nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lớp tập huấn kiến thức về quyền con người cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong nước.
Ngày 30.5, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai mạc lớp tập huấn "Quyền con người và báo chí" dành cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.
PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban Điều hành Đề án giáo dục quyền con người. Ảnh GIA BÌNH
Theo đó, lớp tập huấn kéo dài trong 3 ngày (từ ngày 30.5 đến hết ngày 1.6). Trong 3 ngày này, các học viên được trang bị thêm các kiến thức về quyền con người qua các chuyên đề giới thiệu khái quát về quyền con người; chuẩn mực và cơ chế quốc tế về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam. Quan điểm, chính sách, pháp luật Việt Nam về quyền con người và tự do báo chí.
Lớp tập huấn cũng trang bị cho học viên về kỹ năng, nghiệp vụ báo chí nhằm thúc đẩy, bảo vệ quyền con người và ngăn ngừa vi phạm quyền con người ở Việt Nam; tiếp cận dựa trên quyền trong tác nghiệp báo chí.
Giảng viên giới thiệu một chuyên đề trong lớp tập huấn. Ảnh GIA BÌNH
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban điều hành Đề án giáo dục quyền con người, nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong xã hội. Thời gian qua, báo chí đã có nhiều bài viết rất tốt về quyền con người; truyền thông, định hướng dư luận về quyền con người; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực về quyền con người, cũng như nêu các gương điển hình trong đấu tranh, bảo vệ quyền con người...
Trước đó, ngày 5.9.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiếp đến, để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới, ngày 21.12.2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được giao phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố và các tổ chức có liên quan triển khai việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách có hiệu quả.
Học viên thảo luận trong buổi học. Ảnh GIA BÌNH
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ TT-TT tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về quyền con người cho các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong toàn quốc. Chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân...
Có tiền tỷ, có nên đầu tư vào đất ở Bà Rịa Vũng Tàu thời điểm này? Đầu tư chứng khoán thì lỗ nên anh Bách định chuyển hướng sang đầu tư đất ở Bà Rịa Vũng Tàu. Anh quan tâm với khoảng 3 tỷ đồng thì đầu tư vào nhà đất ở Bà Rịa Vũng Tàu thời điểm này được không? Sau khi đầu tư vào thị trường chứng khoán bị thua lỗ một khoản tiền đáng kể, anh...