TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 197 dự án trong năm 2022
UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận danh mục dự án kêu gọi đầu tư năm 2022, do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh đề xuất. Trong đó, TP Hồ Chí Minh sẽ kêu gọi thu hút đầu tư vào 197 dự án với tổng vốn đầu tư là 943.937 tỷ đồng (tương đương gần 43 tỷ USD).
TP Hồ Chí Minh đang kêu gọi đầu tư vào các dự án giao thông, nhà ở, môi trường… để thúc đẩy kinh tế xã hội TP Hồ Chí Minh phát triển hơn.
Các dự án kêu gọi thu hút đầu tư gồm các hạ tầng giao thông như: Dự án trục cao tốc và các tuyến quốc lộ kết nối khu vực lân cận của cao tốc TP Hồ Chí Minh-Mộc Bài; dự án đường trục động lực quốc lộ 50; đường Võ Văn Kiệt nối dài (đoạn từ Vành đai 3 đến ranh Long An); dự án tuyến đường trên cao số 1, số 5; dự án đường sắt đô thị gồm 12 dự án thành phần: tuyến đường sắt đô thị số 2 (giai đoạn 2) đoạn Bến Thành-Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương-bến xe Tây Ninh…
Ở lĩnh vực môi trường, xử lý rác, xử lý nước và giảm ngập nước, TP Hồ Chí Minh sẽ kêu gọi đầu tư vào các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt điện. Đối với dự án chỉnh trang đô thị và xây dựng nhà ở, tái định cư có nhiều dự án quy mô lớn như khu đô thị Hiệp Phước, khu đô thị Đại học Hưng Long… Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng kêu gọi đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể thao, du lịch…
Video đang HOT
Bà Mary Tarnowka, Giám đốc Điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham) cho biết: “Để thu hút các nhà đầu tư, mấu chốt hiện nay là cần đảm bảo một môi trường pháp lý tích cực. Bởi khi đầu tư, chúng tôi quan tâm đến việc tạo ra một hệ thống quy định công bằng, minh bạch, có thể dự đoán và hiệu quả, coi trọng sự đổi mới. Điều đó có nghĩa là, TP Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản các quy định, nhiều quy trình phê duyệt điện tử hơn, ổn định và nhất quán trong các quy hoạch tổng thể; đảm bảo việc gia hạn giấy phép đầu tư và phê duyệt mở rộng đầu tư diễn ra thuận lợi, có thể giữ chân và thu hút đầu tư trong môi trường toàn cầu ngày càng cạnh tranh”.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố luôn chào đón các nhà đầu tư đến đầu tư. Vì vậy, sắp tới TP Hồ Chí Minh cần phải hành động nhiều hơn để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số để tạo môi trường đầu tư minh bạch hơn. Ngoài ra, từ tháng 6/2022, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai nền tảng số để kết nối cộng đồng doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư có điều kiện gặp gỡ, trao đổi thường xuyên hơn và kịp thời giải quyết những vướng mắc khó khăn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
“TP Hồ Chí Minh cũng đang kiến nghị, quan tâm hình thành cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược phát triển đường sắt, đường thủy kết nối vùng TP Hồ Chí Minh và 7 tỉnh trong vùng nhằm thúc đẩy phát triển đô thị của vùng. Cụ thể, kiến nghị Chính phủ sớm triển khai dự án đường sắt TP Hồ Chí Minh – TP Cần Thơ để kết nối giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; sớm hình thành các cơ chế thu hút nguồn đầu tư xã hội cho các dự án hạ tầng số, hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. Những việc này sẽ phát huy được nguồn lực của xã hội rất lớn trong việc phát triển hạ tầng đô thị cũng như trong chỉnh trang đô thị TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận”, ông Phan Văn Mãi cho biết thêm.
Ấn định thời gian về đích dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đáng chú ý, tại văn bản này, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông là một trong những dự án trọng điểm phải hoàn thành trong năm 2021.
Chánh văn Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Trí Đức vừa ký văn bản văn bản số 352/TB-BGTVT thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông về tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đáng chú ý, tại văn bản này, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông là một trong những dự án trọng điểm phải hoàn thành trong năm 2021.
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Cụ thể, văn bản số 352/TB-BGTVT nêu rõ: Đối với những dự án trọng điểm, cấp bách, các dự án có mốc thời gian hoàn thành trong năm 2021 như: dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông; dự án nâng cấp, cải tạo đường lăn, sân đỗ cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất; dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông; các dự án đường sắt, đường bộ quan trọng, cấp bách...Bộ yêu cầu chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tập trung chỉ đạo xử lý tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền để có chỉ đạo, xử lý.
Trước đó, sau nhiều lần trễ tiến độ, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đã không ấn định thời gian về đích. Việc hạ quyết tâm đưa dự án này vào sử dụng trong năm 2021 cũng là nỗ lực lớn từ phía Bộ Giao thông Vận tải.
Đối với các dự án ODA, đặc biệt là 2 dự án giao thông kết nối phía Bắc và Tây Nguyên, hiện nay các dự án này đều chậm tiến độ, Bộ yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải có các giải pháp quyết liệt xử lý vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ nghiệm thu thanh toán để quyết tâm giải ngân hết số vốn được giao theo đúng tiến độ yêu cầu.
Trong khi đó, đối với các dự án PPP, nhóm 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo), 3 dự án này đã được Bộ Giao thông Vận tải ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, nhưng còn một số vướng mắc về tài chính do nhà đầu tư chưa ký kết được hợp đồng tín dụng với ngân hàng.
Vì thế, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Vụ Đối tác công tư, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến pháp lý. Đồng thời, khẩn trương xây dựng các kịch bản có thể xảy ra để chủ động tham mưu cho Bộ chỉ đạo, xử lý và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kịp thời.
Đối với nhóm dự án đang khai thác, vụ Đối tác công tư phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, xử lý các vướng mắc liên quan đến thủ tục thu phí của các dự án. Từ đó, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân, doanh nghiệp.
Đối với nhóm các dự án chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn tới, Vụ Đối tác công tư chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo đúng tiến độ yêu cầu.
Bộ Giao thông Vận tải cũng cho biết, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các ban quản lý dự án đã có nhiều cố gắng thi công, giải ngân vốn đầu tư công, không để dự án nào phải dừng, hoãn thi công.
Thị trường bất động sản đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng trưởng mới? Với những nhà đầu tư đầy lạc quan, có quá nhiều tín hiệu dự báo thị trường địa ốc sẽ chững lại trong ngắn hạn và chuẩn bị sức bật tăng trưởng mới. Giá bất động sản neo cao, thanh khoản thấp là lo ngại được đặt ra cho kịch bản trầm lắng của thị trường địa ốc. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên...